Lí thuyết Ánh sáng, tia sáng - Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều

Năng lượng ánh sáng Tia sáng

BÀI 12. ÁNH SÁNG, TIA SÁNG

I. Năng lượng ánh sáng

- Ánh sáng là một dạng của năng lượng

Ví dụ: Nếu cầm kính lúp dưới ánh nắng mặt trời để tập trung ánh sáng lên đầu que diêm thì que diêm có thể bốc cháy

 

- Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng cùng với sự tỏa nhiệt

Ví dụ: Mặt Trời

- Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó

Ví dụ: Mặt Trăng

II. Tia sáng

- Từ bề mặt của một vật phát sáng, ánh sáng phát ra theo mọi hướng

- Ánh sáng truyền trong các môi trường trong suốt và đồng tính như không khí, thủy tinh, nước, ... thì ánh sáng đi theo đường thẳng.

 

- Trong thực tế, không thể nhìn thấy một tia sáng mà chỉ nhìn thấy chùm sáng gồm nhiều tia sáng hợp thành

Ví dụ: Chùm ánh sáng mặt trời đi qua các đám mây

 

- Các chùm sáng thường gặp:

+ Chùm sáng song song

 

+ Chùm sáng phân kì

  

+ Chùm sáng hội tụ

 

III. Bóng tối, bỏng nửa tối

- Khi chiếu ánh sáng từ một nguồn sáng nhỏ vào một vật cản sáng có kích thước lớn hơn nguồn sáng, phía sau vật cản sẽ xuất hiện một vùng tối. Nếu ta đặt một màn hứng ánh sáng phía sau vật cản, trên màn có phần không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng, ta gọi là bóng tối.

 

- Khi chiếu ánh sáng từ một nguồn sáng lớn vào một vật cản sáng, phía sau vật cản sẽ xuất hiện vùng tối và vùng nửa tối. Nếu ta đặt một màn hứng ánh sáng phía sau vật cản, trên màn có phần không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng, ta gọi là bóng tối, có phần nhận được ít ánh sáng truyền tới, ta gọi là bóng nửa tối.

 

Sơ đồ tư duy về "Ánh sáng, tia sáng"

 

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close