Thành ngữ có hàm ý khuyên chúng ta thà làm đầy tớ, học trò của người khôn khéo để học được điều hay còn hơn làm người thầy, dạy dỗ những người dại khờ nhưng chỉ tốn công vô ích.
Thành ngữ có hàm ý khuyên chúng ta thà làm đầy tớ, học trò của người khôn khéo để học được điều hay còn hơn làm người thầy, dạy dỗ những người dại khờ nhưng chỉ tốn công vô ích.
Giải thích thêm
Đầy tớ: người đi ở, người hầu trong những nhà giàu (trong xã hội phong kiến). Trong thành ngữ trên, “đầy tớ” còn chỉ những người hạ mình xuống để theo học người khác.
Thằng khôn: người khôn khéo, thông minh, biết điều.
Thằng dại: người khờ dại, thiếu kĩ năng sống.
Đặt câu với thành ngữ:
Tôi thà làm đầy tớ thằng khôn còn hơn làm thầy thằng dại, vì tôi cần nâng cao bản thân mình hơn là cố gắng tỏ ra thùng rỗng kêu to.
Anh ta là người ham học hỏi, luôn tỏ ra khiêm tốn, sẵn sàng làm đầy tớ thằng khôn hơn làm thầy thằng dại.
Sau khi nhận ra làm đầy tớ thằng khôn còn hơn làm thầy thằng dại, anh ta đã bớt kiêu căng, hống hách, mà hạ cái tôi xuống để học hỏi đối thủ của mình.
Thành ngữ ý nói về việc ta lấy thuốc có chất độc để chữa bệnh ác tính, lấy cái xấu để trừng trị cái xấu, lợi dụng người độc ác để trừng trị người độc ác.
Thành ngữ ý chỉ lời nói, trao đổi, thỏa thuận ở ngoài miệng cũng như là gió bay, không lưu giữ lại được, dễ bị lãng quên, đồng thời cũng không trở thành bằng chứng, căn cứ đáng tin sau này.
Thành ngữ ý nói khi cùng làm một việc, mọi người đều có ý kiến khác nhau, không ai suy nghĩ giống ai, sinh ra không thống nhất được ý kiến chung và làm hỏng việc.