Ki-lô-mét

Đọc các số đo. a) Đo bàn tay em b) So sánh độ dài sải tay em với 1 m Số? 1 km = ? m ? m = 1 km 1 m = ? dm ? dm = 1 m 1 m = ? cm ? cm = 1 dm Nhìn hình vẽ, trả lời các câu hỏi. a) Quãng đường từ A đến C (không đi qua B) dài bao nhiêu ki-lô-mét? b) Quãng đường từ A đến C (đi qua B) dài bao nhiêu ki-lô-mét? Quan sát bản đồ.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài 1

Phương pháp giải:

Em quan sát ví dụ mẫu rồi viết lại các độ dài trên với đơn vị ki-lô-mét vào vở.

Lời giải chi tiết:

1 km                 5 km                61 km                   1 000 km 

Bài 2

Đọc các số đo.

Phương pháp giải:

Em thực hiện đọc các số tự nhiên rồi đọc tên đơn vị đo độ dài cm, dm, m hoặc km theo sau cho thích hợp.

Lời giải chi tiết:

17 cm đọc là: Mười bảy xăng-ti-mét

8 dm đọc là: Tám đề-xi-mét

5 m đọc là: Năm mét

92 km đọc là: Chín mươi hai ki-lô-mét

Bài 3

a) Đo bàn tay em                                                         b) So sánh độ dài sải tay em với 1 m

Phương pháp giải:

a) Em tiến hành đo chiều dài ngón tay trỏ và chiều dài bàn tay với đơn vị là xăng-ti-mét.

b) Đo độ dài sải tay và so sánh với 1 mét.

Lời giải chi tiết:

Đối với từng bạn, chiều dài bàn tay và sải tay có thể khác nhau.

Em có thể tham khảo số đo dưới đây:

a) Ngón trỏ của em dài 5 cm.

    Bàn tay em dài 10 cm.

b) Sải tay em dài 1 m.

Bài 1

Số?

1 km = ? m                                          ? m = 1 km

1 m = ? dm                                          ? dm = 1 m

1 m = ? cm                                          ? cm = 1 dm

Phương pháp giải:

Áp dụng cách đổi:

1 km = 1 000 m                      1 m = 10 dm                     

1 m = 100 cm                         1 dm = 10 cm

Lời giải chi tiết:

1 km = 1 000 m                                   1 000 m = 1 km

1 m = 10 dm                                        10 dm = 1 m

1 m = 100 cm                                      10 cm = 1 dm

Bài 2

Nhìn hình vẽ, trả lời các câu hỏi.

a) Quãng đường từ A đến C (không đi qua B) dài bao nhiêu ki-lô-mét?

b) Quãng đường từ A đến C (đi qua B) dài bao nhiêu ki-lô-mét?

Phương pháp giải:

a) Quãng đường từ A đến C (không đi qua B) dài 60 km.

b) Quãng đường từ A đến C (đi qua B) dài 45 km + 30 km

Lời giải chi tiết:

Quan sát hình vẽ ta có:

a) Quãng đường từ A đến C (không đi qua B) dài 60 km.

b) Quãng đường từ A đến C (đi qua B) dài 45 km + 30 km = 75 km

Bài 3

Quan sát bản đồ.

b) Thành phố Cao Bằng và thành phố Lạng Sơn, nơi nào xa thành phố Hà Nội hơn?

     Thành phố Hà Nội và thành phố Huế, nơi nào gần thành phố Vinh hơn?

Phương pháp giải:

a) Quan sát bản đồ để xác định quãng đường Hà Nội – Vinh, Huế - Vinh, Thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ.

b) Em xác định quãng đường Cao Bằng – Hà Nội và Lạng Sơn - Hà Nội rồi so sánh hai quãng đường với nhau.

Xác định quãng đường TP. Hà Nội – Vinh và TP. Huế - Vinh và trả lời nơi nào gần TP. Vinh hơn.

Lời giải chi tiết:

Quan sát bản đồ ta thấy các quãng đường có độ dài như sau:

a) Hà Nội – Vinh: 308 km

Huế - Vinh: 368 km

Thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ: 174 km

b) Thành phố Cao Bằng – Thành phố Hà Nội: 285 km

Thành phố Lạng Sơn – Thành phố Hà Nội: 169 km

Ta có 285 km > 169 km nên thành phố Cao Bằng xa  Hà Nội hơn thành phố Lạng Sơn.

Ta có 308 km < 368 km nên Thành phố Hà Nội gần thành phố Vinh hơn thành phố Huế.

 

 

HocTot.Nam.Name.Vn

  • Em làm được những gì?

    Tìm những hình ảnh phù hợp với số. Viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị. Đọc số, viết số. >, <, = ? 570 .... 600 254 .... 200 + 50 + 4 897 .... 890 254 .... 200 + 5 + 4 413 .... 423 254 .... 500 + 20 + 4 Một trang trại nuôi gà, lợn, vịt. Số con gà là số liền sau của 200. Số con vịt là số liền trước của 200. Số con lợn là số gồm 2 trăm và 2 đơn vị. Con vật nào có nhiều nhất?

  • Hình tứ giác

    Bài 1

  • Khối trụ - Khối cầu

    Bài 1: Quan sát hình vẽ rồi kể tên các đồ vật có dạng khối trụ, khối cầu, khối hộp chữ nhật.

  • Mét

    Bài 2: Tìm hiểu quan hệ giữa mét, đề-xi-mét và xăng-ti-mét.

  • Em làm được những gì?

    Bài 6: Điền dấu (>, <, =) thích hợp vào chỗ có dấu “?”.

close