Bảng cộng

Giải Bảng cộng trang 46, 47, 48, 49 SGK Toán 2 Chân trời sáng tạo. Bài 1. Tính nhẩm

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

TH

Bài 1 (trang 46 SGK Toán 2 tập 1)

Trò chơi với bảng cộng.

a) Bạn A: Che một vài ô trong bảng cộng.

   Bạn B: Nói các phép tính cộng bị che.

    (Ví dụ: 3 + 8 = 11.)

   Đổi vai trò: bạn B che, bạn A nói.

b) Bạn A nói yêu cầu, ví dụ:

         Viết các phép tính cộng có tổng là 14.

   Bạn B viết ra bảng con.

   Đổi vai trò: bạn B nói, bạn A viết.

Phương pháp giải:

Các em chơi trò chơi theo hướng dẫn của đề bài.

Lời giải chi tiết:

Ví dụ mẫu:

a) Giả sử bạn A che một ô trong bảng cộng như sau:

Khi đó, bạn B nói phép tính cộng bị che là: 3 + 9.

Đổi vai, giả sử bạn B che hai ô trong bảng cộng như sau:

Khi đó, bạn A nói phép tính cộng bị che là: 4 + 8 và 4 + 9.

b) Bạn A nói: Viết các phép tính cộng có tổng là 12.

   Bạn B viết: 9 + 3 ;   8 + 4 ;   7 + 5;   6 + 6;  5 + 7;   4 + 8 ;  9 + 3.

Đổi vai:

  Bạn B nói: Viết các phép tính cộng có tổng là 15.

   Bạn A viết: 9 + 6 ;   8 + 7 ;   7 + 8;   6 + 9.

LT

Bài 1 (trang  47 SGK Toán 2 tập 1)

Tính nhẩm

8 + 3              9 + 5                4 + 9

4 + 7              6 + 7                5 + 8

Phương pháp giải:

Em tự tính nhẩm theo cách đã học.

Lời giải chi tiết:

8 + 3 = 11                      9 + 5 = 14                        4 + 9 = 13

4 + 7 = 11                      6 + 7 = 13                        5 + 8 = 13

Bài 2

a) Có tất cả bao nhiêu con chim non?

b) Tính:

3 + 7 + 6                     6 + 5 + 4

7 + 4 + 5                     2 + 6 + 9

Phương pháp giải:

a) Đếm số con chim non có trong mỗi tổ rồi cộng các kết quả lại với nhau.

b) Tính lần lượt các phép cộng theo thứ tự từ trái sang phải.

Lời giải chi tiết:

a) Các tổ chim theo thứ tự từ trái sang phải có 8 con chim non, 4 con chim non và 3 con chim non.

Có tất cả số con chim non là:

8 + 4 + 3 = 15 (con chim non)

b) 3 + 7 + 6 = 10 + 6 = 16

    6 + 5 + 4 = 11 + 4 = 15

    7 + 4 + 5 = 11 + 5 = 16

    2 + 6 + 9 = 8 + 9 = 17

Bài 3

Mỗi con vật che số nào?

Phương pháp giải:

Quan sát ví dụ mẫu ta thấy số mà mỗi con vật che bằng tổng của hai số liên tiếp trong vòng tròn.

Lời giải chi tiết:

Ta có:

5 + 7 = 12 ;  7 + 9 = 16;   9 + 5 = 14

6 + 5 = 11;  5 + 8 = 13;    8 + 6 = 14

Vậy ta có kết quả như sau:

Bài 4

 Số?

7 + .?. = 11                  .?. + 3 = 12

6 + .?. = 13                   .?. + 8 = 16

Phương pháp giải:

Nhớ lại các phép tính dạng 9,8 , 7, 6 cộng với một số và dựa vào số hạng và tổng đã biết để tìm số còn thiếu điền vào chỗ trống.

Lời giải chi tiết:

7 + 4 = 11                      9 + 3 = 12

6 + 7 = 13                      8 + 8 = 16

Bài 5

 Điền dấu (>, <, =) thích hợp vào chỗ chấm.

7 + 9  .?.  17                 3 + 8  .?.  10                   5 + 7  .?.  12

Phương pháp giải:

Tính giá trị vế trái rồi so sánh kết quả ở vế phải.

Lời giải chi tiết:

\(\begin{array}{l}\underbrace {7 + 9}_{16}\,\,\, < \,\,\,17\\\underbrace {3\,\, + \,\,8}_{11}\,\,\, > \,\,\,10\\\underbrace {5 + 7}_{12}\;\,\,\, = \,\,\,\;12\end{array}\) 

Bài 6

Thay bọ rùa bằng số thích hợp trong hình tròn.

Phương pháp giải:

- Tính giá trị vế phải (7 + 2 = ? ; 8 + 3 = ?)

- Thay bọ rùa bằng các số 1, 2, 3 vào phép tính ở vế trái số so sánh với kết quả ở vế phải, từ đó tìm được số thích hợp để thay bọ rùa.

Lời giải chi tiết:

+) Hàng thứ nhất

Ta có: 7 + 2 = 9 ;

7 + 1 = 8;  7 + 2 = 9;  7 + 3 = 10.

Mà: 8 < 9; 9 = 9;  10 > 9.

Vậy ta thay bọ rùa bằng số 1.

+) Hàng thứ hai

Ta có: 8 + 3 = 11 ;

9 + 1 = 10;  9 + 2 = 11;  9 + 3 = 12.

Mà: 10 < 11; 11 = 11;  12 > 11.

Vậy ta thay bọ rùa bằng số 3.

Bài 7

 Đổi chỗ hai tấm bìa để các tổng được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn.

Phương pháp giải:

- Tính giá trị của từng phép tính, sau đó sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn.

- Đổi cho hai tấm bìa thích hợp dựa vào kết quả bên trên.

Lời giải chi tiết:

Ta có:  

9 + 7 = 16;                 9 + 6 = 15;

9 + 5 = 14;                 9 + 8 = 17.

Mà: 14 < 15 < 16 < 17.

Vậy để các tổng được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn ta đổi chỗ hai tấm bìa như sau:

Bài 8

 Thuyền nào đậu sai bến?

Phương pháp giải:

Tính giá trị của từng phép tính, thuyền nào có kết quả khác 13 thì thuyền đó đậu sai bến.

Lời giải chi tiết:

a) Ta có: 8 + 5 = 13;  6 + 7 = 13;

    8 + 6 = 14;  4 + 9 = 13.

Vậy thuyền đậu sai bến là thuyền C.

b) Ta có: 6 + 8 = 14;  7 + 7 = 14;

    5 + 9 = 14;  5 + 8 = 13.

Vậy thuyền đậu sai bến là thuyền D.

Bài 9

Sên Hồng và Sên Xanh bò từ nhà mình đến nhà bạn Bọ Rùa.

a) Dùng thước thẳng đo để biết quãng đường mỗi bạn sên phải bò.

b) So sánh độ dài quãng đường mỗi bạn nên phải bò với 1 dm.

Phương pháp giải:

a) Em tự dùng thước thẳng để đo từng quãng đường mà mỗi bạn phải bò, sau đó để tìm quãng đường mỗi bạn sên phải bò ta cộng từng quãng đường lại với nhau.

b) Đổi 1 dm = 10 cm, sau đó so sánh quãng đường mỗi bạn phải bò so với 10 dm.

Lời giải chi tiết:

a) Dùng thước để đo từng quãng đường mà Sên Hồng phải bò ta có kết quả như sau:

Quãng đường Sên Hồng bò từ nhà mình đến nhà bạn Bọ Rùa là:

                   2 cm + 3 cm + 8 cm = 13 cm

Dùng thước để đo từng quãng đường mà Sên Xanh phải bò ta có kết quả như sau: 

Quãng đường Sên Xanh bò từ nhà mình đến nhà bạn Bọ Rùa là:

                   2 cm + 8 cm = 10 cm

b) Đổi: 1 dm = 10cm.

Mà:  13 cm > 10 cm ;  10 cm = 10 cm.

Vậy: Quãng đường Sên Hồng bò từ nhà mình đến nhà bạn Bọ Rùa lớn hơn 1 dm.

        Quãng đường Sên Xanh bò từ nhà mình đến nhà bạn Bọ Rùa bằng 1 dm.

close