Bài văn kể về một việc làm góp phần bảo vệ môi trườngTrường em, lớp em tổ chức nhiều nhóm hành động vì môi trường xanh, sạch, đẹp của quê hương: "Chúng em bảo vệ Hồ Tây", "Hồ Tây là của chúng em", "Vì Hồ Tây thân yêu"... Mỗi lớp đặt ra một cái tên riêng thể hiện tình cảm của mình đối với Hồ Tây yêu dấu.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Dàn ý Mở bài: Giới thiệu về việc làm góp phần bảo vệ môi trường Thân bài: - Em đã thực hiện việc đó trong hoàn cảnh nào? - Thời gian, địa điểm em thực hiện việc đó? - Không khí buổi làm việc đó có gì đặc biệt? - Công việc diễn ra như thế nào? - Kết quả công việc em làm? Kết bài: Cảm nghĩ của em về việc làm đó Bài siêu ngắn Tuần nào cũng vậy, cứ đến chiều thứ bảy là khu phố em tổ chức buổi tổng vệ sinh làm sạch đường phố. Chiều nay, đúng năm giờ, một hồi kẻng vang lên. Mỗi nhà cử một người tham gia nên buổi lao động nào cũng có đủ các lứa tuổi. Các cụ ông, cụ bà đầu tóc bạc phơ thường có mặt sớm hơn cả và vui vẻ chuyện trò trong khi chờ đợi. Các bà nội trợ đang bận nấu dở bữa cơm chiều nên thường có mặt sau cùng. Đám thanh niên tỏ ra rất phấn khởi, luôn miêng cười đùa. Khi mọi người đến đã đông đủ, bác tổ trưởng bắt đầu phân công công việc cho từng nhóm. Việc khơi thông cống rãnh quan trọng và vất vả nhất nên thường được giao cho thanh niên. Còn các cụ già và chúng em thì quét dọn đường phố cho sạch sẽ. Ai nấy nhanh chóng bắt tay vào việc. Nhóm khơi cống đứng rải đều, nối tiếp nhau lùa bùn rác về một chỗ. Rác được xúc lên đem đi đổ, còn nước được dồn ra phía các hố ga. Chúng em dàn thành hàng ngang, cùng quét sạch mặt đường. Mấy bác bảo chúng em rảy nước và quét nhẹ tay cho đỡ bụi. Đi làm vệ sinh đường phố như thế này cũng là một công việc thú vị đối với chúng em. Ở góc phố gần ngã tư có một đống gạch vữa ngổn ngang, cản lối đi lại. Mấy anh xúc đổ vào bồn rác cuối đường để xe của công ty vệ sinh chở đi. Chỉ chừng nửa giờ sau, công việc đã xong xuôi. Đường phố gọn gàng, sáng sủa hẳn ra. Em nghĩ rằng thành phố sạch và xanh là điều mong muốn của tất cả chúng ta và đó cũng là một trong những tiêu chuẩn hàng đầu của một thành phố văn minh, hiện đại. Các bài mẫu Bài tham khảo 1: Hồ Tây là một trong những cảnh đẹp của Hà Nội. Có rất nhiều thơ văn viết về Hồ Tây mà các bạn gần xa đã được học, được đọc: "Mịt mù khói tỏa ngàn sương, Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ". Trường em, lớp em tổ chức nhiều nhóm hành động vì môi trường xanh, sạch, đẹp của quê hương: "Chúng em bảo vệ Hồ Tây", "Hồ Tây là của chúng em", "Vì Hồ Tây thân yêu"... Mỗi lớp đặt ra một cái tên riêng thể hiện tình cảm của mình đối với Hồ Tây yêu dấu. Lớp 5C của chúng em lập đội hành động bảo vệ môi trường mang tên "Hồ Tây là của chúng em". Chiều thứ 7 nào chúng em cũng kéo ra Hồ Tây phía trước đền Quán Thánh để góp phần làm sạch đẹp Hồ Tây. Trường có nhiều đội nên đội em được phụ trách một đoạn bờ hồ dài 30 mét. 14 giờ, tất cả 38 thành viên đã có mặt đông đủ. Cô giáo chỉ làm cố vấn; lớp trưởng, lớp phó và các tổ trưởng là những vị chỉ huy của Đội hành động. Chúng em mang theo chổi, vợt. Nhiều người đi chơi, đi dạo mát, ăn quà đã vô ý thức vứt túi ni lông, vỏ bánh kẹo xuống hồ, xuống bãi cỏ, xuống các lối đi. Chúng em nhặt, quét, dùng vợt có cán dài vớt các túi ni lông bập bềnh dưới hồ lên. Mọi thứ rác rưởi, túi ni lông được chúng em thu dọn, tập kết vào các thùng rác đặt rải rác trên bờ hồ. Tổ 4 của em chuyên dùng vợt cán dài để vớt túi ni lông. Nhiều hôm vớt được một đống to tướng. Chúng em làm việc hăng say, vui vẻ. Cô giáo đi đi lại lại động viên, đôn đốc, kiểm tra. Sau hai giờ lao động, bãi cỏ, lối đi, mặt hồ do Đội hành động lớp em phụ trách trở nên quang quẻ, sạch sẽ. Ai cũng thấy vui và tự hào về việc làm nhỏ bé của mình đã góp phần làm cho cảnh quan Thủ đô ngày thêm đẹp, thêm văn minh. Cô giáo đã hướng dẫn cho chúng em quan sát để làm vãn miêu tả phong cảnh. Bài văn tả cảnh Hồ Tây, nhiều bạn lớp em được 9, 10 điểm. Bài văn của em cũng được 8 điểm, mẹ đọc và khen hay. "Hồ Tây là của chúng em". Nhiều bạn ở lớp em đã làm thơ nói về Hồ Tây và tình yêu Hồ Tây. Bài tham khảo 2: Làng em có một cây đa cổ thụ rất đẹp. Cô giáo có lần kể cho chúng em nghe về cây đa này. Có một ông đồ Nghệ về bảo học ở Kẻ Châu, thi đỗ Cử nhân. Trước khi đi làm quan, ông đồ và môn sinh đã trồng cây đa đầu làng. Nghĩa quân Tán Thuật từng nghỉ dưới gốc đa. Tháng 8 năm 1945, hàng nghìn trai tráng do cụ giáo Khuyến đã tụ tập dưới gốc đa mang gậy gộc giáo mác đi cướp huyện lị, giành chính quyền về tay nhân dân. Cây đa đã có trên 200 năm tuổi. Gốc đa to phải đến 5 người ôm mới xuể. Có 7 rễ phụ to bằng cột đình, dài mấy chục mét từ cao cắm xuống đất. Cành lá sum sê xanh biếc, đứng xa nhìn cây đa như một chiếc lọng xanh khổng lồ giương lên giữa trời xanh. Cây đa ngự trên một vùng đất cao đầu làng rộng hơn ba sào. Hơn một tháng qua, dư luận xôn xao cả làng. Sau khi có con đường nhựa chạy qua làng, nghe đâu Kẻ Châu sẽ trở thành thị trấn. Cái hồ sen rất đẹp rộng hai héc-ta đã được cán bộ xã bán cho một Công ti san lấp sắp làm nhà. Tiếp theo họ bán tiếp cây đa làng cho ông Thuyên chủ lò ngói với giá 8 triệu. Các cụ trong làng bảo: hơn 40 mét khối gỗ, vài chục tấn củi, thế mà giá bán cây đa như giá bán đồng nát ! Trưởng Công an xã đe: "Đứa nào chống đối chính quyền sẽ mọt gông" Kẻ Châu là làng nghề, ai cũng hiền lành lo làm ăn, nhưng không biết vì sao có một số bài vè đả kích. Họ nghi thầy Hùng Hiệu trưởng Trường Tiểu học, là hội viên Hội Văn nghệ tỉnh là tác giả những bài vè ấy. Chủ tịch xã viết giấy đòi thầy lên hỏi. Họ đe, họ hăm dọa. Thầy nói: "Nhiệm vụ tôi, trên cử về đây là dạy học. Phải lo sao cho các thầy dạy giỏi, các em chăm ngoan. Còn việc chính quyền xã tôi không hề can dự...". Họ đưa cho thầy xem một tập hò vè, thầy nhớ câu này nhất, thầy kể lại cho bố em nghe: "Thằng Đạt, thằng Bỉnh, thằng La, Bún đa hay quật mả cha chúng mày" Đạt là Bí thư Đảng ủy xã, Bỉnh là Chủ tịch xã, La là Trưởng Công an xã. Một lũ cán bộ, đảng viên biến chất. Đầu năm 2005, bọn chúng đã bị khai trừ Đảng và hạ bệ ! Khi số phận cây đa được tính từng ngày, thầy Hùng và bác Hạnh cán bộ về hưu phải lên bệnh viện tỉnh để cầu cứu cụ giáo Khuyến. Cụ đã 85 tuổi, đang điều trị tại bệnh viện. Nghe bác Hạnh và thầy Hùng nói, cụ Khuyến hỏi lại "Thế sáng mai họ hạ thủ cây đa Kẻ Châu ư ?". Cụ phải "trốn" đi; bác Hạnh và thầy Hùng lai xe máy đưa cụ vượt qua 15 cây số đi thẳng đến Uỷ ban huyện Tiên Lữ vào lúc gần 12 giờ đêm. Nghe tiếng gõ cửa, ông Quảng Chủ tịch huyện ra mở cửa. Ông thật ngạc nhiên cất tiếng chào: "Con chào thầy. Xin chào bác chào anh. Sao thầy đến khuya thế?...". Sau cải cách ruộng đất, bố mẹ ông Quảng bị quy oan địa chủ. Cụ giáo Khuyến đã đưa cậu học trò tội nghiệp về nuôi cho ăn học. Ông Quản vẫn coi cụ Khuyến như cha đẻ của mình. Ông Quảng hứa sẽ làm hết mình để cứu cây đa Kẻ Châu. Mời cụ Khuyến ở lại không được, ông Chủ tịch tự mình lấy ô tô đưa ân nhân mình về bệnh viện, rồi đi thẳng về Ké Châu. Ồng vừa về đến chùa Dạ cách Kẻ Châu một cây số thì xe Trường Công an huyện cũng vừa về tới nơi. Mờ sáng hôm ấy, hàng trăm bà con kéo ra tụ tập xung quanh gốc đa làng nói là "đưa tang Cụ". Đạt, Bính, La... mặt đỏ gay, sát khí đằng đằng, đi đi lại lại. Một tốp thợ đốn cây kéo đến với những dao, búa, cưa, xà beng... Không khí thật căng thẳng. Lúc Bí thư Đạt đang ba hoa tuyên bố về sự "ích lợi" của việc chặt phá cây đa làng thì hai chiếc xe ô tô từ chùa Dạ phóng tới. Cả đám đông bà con có mặt đều vỗ tay hoan hô khi ông Chủ tịch huyện tuyên bố: "Cây đa Kẻ Châu là cảnh quan, di tích lịch sử, bà con và chính quyền phải bảo vệ và giữ gìn. Mấy trăm năm mới có, mới còn một cây đa như thế. Việc mua bán, chặt phá cây đa là phạm pháp "Các vị tai to mặt lớn của xã đã được "mời" lên xe công an đưa về huyện. Cây đa Kẻ Châu đã được cứu sống. Mùa xuân này, nó xanh biếc một màu. Chim chóc kéo về đàn đàn lũ lũ. Còn "bọn ấy" như chó cụp đuôi, nằm bẹp xó bếp hết ra ra vào vào quán thịt chó bảy món của ông Tùng nữa.
|