Hoạt động vận dụng 2 trang 34 SGK GDQP 12Em hãy tìm hiểu và giới thiệu một trường Quân đội (hoặc một trường Công an) có tuyển sinh học sinh trung học phổ thông. Đề bài Trả lời Câu hỏi Vận dụng 2 trang 34 SGK Giáo dục quốc phòng và An ninh 12 Em hãy tìm hiểu và giới thiệu một trường Quân đội (hoặc một trường Công an) có tuyển sinh học sinh trung học phổ thông. Phương pháp giải - Xem chi tiết Dựa vào nội dung bài học, kết hợp với các nguồn thông tin trên mạng Internet để trả lời câu hỏi này Lời giải chi tiết Chỉ tiêu, quy định tuyển sinh của Học viện Kỹ thuật quân sự năm 2024 * Chỉ tiêu, quy định tuyển sinh Năm 2024, chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo kỹ sư quân sự Học viện Kỹ thuật Quân sự là 540, tuyển sinh thí sinh trong cả nước. Đối với hệ kỹ sư quân sự, Học viện Kỹ thuật Quân sự đào tạo kỹ sư phục vụ trong Quân đội. Học viên đào tạo hệ kỹ sư quân sự được bảo đảm mọi mặt trong sinh hoạt và học tập, được Bộ Quốc phòng phân công ngành học, nơi công tác khi tốt nghiệp ra trường. Hiện nay, Học viện đào tạo 50 chuyên ngành kỹ sư quân sự thuộc các ngành/lĩnh vực: Kỹ thuật xây dựng; Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông; Hàng không vũ trụ; Cơ khí - Động lực; Hóa học; Công nghệ Vật liệu; Kỹ thuật Môi trường; Cơ - Điện tử; Quang học và Quang - điện tử; Điện - Điện tử; Điện tử viễn thông; Điều khiển và Tự động hóa; Công nghệ thông tin; An ninh an toàn thông tin… Quy định về xét tuyển từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024 của Học viện Kỹ thuật Quân sự: - Sau khi có kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, thí sinh đã nộp hồ sơ sơ tuyển vào Học viện được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển (nguyện vọng 1) trong nhóm các trường gồm: Học viện Quân y, Học viện Khoa học Quân sự theo đúng vùng miền và đối tượng tuyển sinh. - Trong xét tuyển đợt 1, học viện chỉ xét tuyển đối với các thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất) vào trường theo đúng tổ hợp xét tuyển của trường. - Thực hiện một điểm chuẩn chung giữa tổ hợp xét tuyển A00 và tổ hợp xét tuyển A01. - Điểm trúng tuyển: Theo chỉ tiêu cho các đối tượng nam, nữ và khu vực phía Nam, phía Bắc. - Trường hợp xét tuyển đến một mức điểm nhất định vẫn còn chỉ tiêu, nhưng số thí sinh cùng bằng điểm cao hơn số lượng chỉ tiêu còn lại, thực hiện xét tuyển theo các tiêu chí phụ, như sau: + Tiêu chí 1: Thí sinh có điểm thi môn Toán cao hơn sẽ trúng tuyển. + Tiêu chí 2: Sau khi xét tiêu chí 1, trường vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh cùng bằng điểm, cùng có tiêu chí 1 như nhau, thì xét đến tiêu chí 2, như sau: Thí sinh có điểm thi môn Lý cao hơn sẽ trúng tuyển. + Tiêu chí 3: Sau khi xét tiêu chí 2, trường vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh cùng bằng điểm, cùng có tiêu chí 1 và tiêu chí 2 như nhau thì xét đến tiêu chí 3, như sau: Thí sinh có điểm thi môn Hóa hoặc môn tiếng Anh cao hơn sẽ trúng tuyển. Về Học viện Kỹ thuật Quân sự
Cơ sở chính của Học viện Kỹ thuật Quân sự tại địa chỉ số 236 đường Hoàng Quốc Việt, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Đại diện phía Nam tại địa chỉ số 71 đường Cộng Hòa, phường 4, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại: 069.515.226; email: [email protected]; website: https://www.mta.edu.vn. Học viện Kỹ thuật Quân sự là trường đại học trọng điểm quốc gia đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, sự chỉ đạo nghiệp vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Học viện có nhiệm vụ đào tạo cán bộ kỹ thuật, chỉ huy tham mưu kỹ thuật có trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ cho Quân đội. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đồng thời, có nhiệm vụ xây dựng tiềm lực, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của Quân đội. Kết hợp nghiên cứu với triển khai ứng dụng, chuyển giao công nghệ với sản xuất. Quá trình hình thành và phát triển gắn với một số mốc lịch sử chính như sau: Ngày 8-8-1966, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập cơ sở đào tạo kỹ sư quân sự trực thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội (Phân hiệu 2 - Đại học Bách khoa Hà Nội). Ngày 28-10-1966, tổ chức Lễ thành lập Phân hiệu 2 - Đại học Bách khoa Hà Nội, và ngày này là ngày truyền thống của Học viện. Ngày 18-10-1968, Phân hiệu 2 Ðại học Bách khoa Hà Nội được chuyển tên thành Đại học Kỹ thuật Quân sự. Ngày 15-12-1981, theo Quyết định số 412/QĐ-QP, Học viện Kỹ thuật Quân sự được thành lập trên cơ sở trường Đại học Kỹ thuật Quân sự. Từ năm 2002, Học viện Kỹ thuật Quân sự được Nhà nước giao nhiệm vụ đào tạo hệ dân sự ở các bậc học phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tháng 1-2008, Học viện được Nhà nước công nhận là một trong 15 trường đại học trọng điểm quốc gia. Học viện Kỹ thuật Quân sự đạt nhiều thành tích tiêu biểu như: Huân chương Độc lập hạng Nhì năm 2016; Huân chương Hồ Chí Minh năm 2011; Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 2005; Huân chương Độc lập hạng Nhất năm 2001; Huân chương Độc lập hạng Ba năm 1991; Huân chương Lao động hạng Ba năm 1969; 2 Huân chương Quân công hạng Nhất năm 1984 và 1996; Huân chương Quân công hạng Nhì năm 1976; Huân chương Chiến công hạng Nhất năm 2003; Huân chương Chiến công hạng Nhì năm 1979; Huân chương Chiến công hạng Ba năm 1974. Đội ngũ giảng viên Học viện Kỹ thuật Quân sự có trình độ cao, giàu kinh nghiệm thực tế, được đào tạo tại các trường đại học uy tín trong nước và quốc tế với trên 80% có trình độ sau đại học, trong đó có: 10 giáo sư, 77 phó giáo sư, 2 tiến sĩ khoa học, 359 tiến sĩ, 397 thạc sĩ. Học viện Kỹ thuật Quân sự thường xuyên được cập nhật, đổi mới đảm bảo tính định hướng nghề nghiệp, chuyên sâu và theo kịp trình độ chung, đáp ứng yêu cầu xã hội, cũng như yêu cầu của phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ. Học viên, sinh viên sau khi tốt nghiệp tại Học viện có thể tham gia các chương trình đào tạo chuyên sâu hoặc nâng cao ở các trường đại học trong và ngoài nước, hoặc học tiếp tại Học viện Kỹ thuật Quân sự ở các bậc học cao hơn. Khi xét đến tiêu chí 3 vẫn chưa đủ chỉ tiêu, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trường báo cáo Ban Tuyển sinh Quân sự Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định. - Năm 2024, Học viện Kỹ thuật Quân sự tuyển 130 chỉ tiêu đi đào tạo ở nước ngoài và 5 chỉ tiêu đi đào tạo các trường đại học ngoài Quân đội.
|