Hoạt động 2. Ứng xử với các thành viên trong gia đình trang 53 SGK trải nghiệm hướng nghiệp lớp 7 Cánh DiềuCách chăm sóc người thân bị mệt, ốm
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
? mục 1 Câu 1: Trao đổi về những biểu hiện của người thân khi mệt, ốm. Phương pháp giải: + Chỉ ra biểu hiện của người thân khi mệt, ốm: Cơ thể như nào? Ăn uống ra sao? Lời giải chi tiết: Lời giải chi tiết: Biểu hiện của người thân khi mệt, ốm: + Người nhức mỏi + Đau đầu + Chóng mặt + Đổ mồ hôi + Kén ăn… ? mục 2 Thảo luận về cách chăm sóc của em đối với người thân bị mệt, ốm: Phương pháp giải: Cách chăm sóc của em đối với người thân bị mệt, ốm: + Lời nói như nào? + Nét mặt thể hiện như nào? + Cử chỉ ra sao? + Hành động với người thân bị ốm, mệt như nào? Lời giải chi tiết: - Hỏi han về tình trạng sức khỏe của người thân - Nét mặt: quan tâm, lo lắng… - Cử chỉ: ân cần, quan tâm, săn sóc… - Hành động: + Lấy nước cho người thân uống + Dìu người thân vào giường, ghế nằm nghỉ ngơi + Cặp nhiệt độ, chườm khăn + Uống thuốc và ăn các món bổ dưỡng theo chỉ định của bác sĩ. ? mục 3 Câu 1: Thảo luận, đóng vai xử lý tình huống: Phương pháp giải: + Phân tích tình huống: Dựa vào lời nói, hành động của nhân vật mỗi tình huống đưa ra cách xử lý phù hợp. + Nhân vật là ai? Có những biểu hiện, hành động gì? + Em quan tâm, chăm sóc họ ra sao? Lời giải chi tiết: - Tình huống 1: + Hỏi mẹ trong người có mệt không, cảm thấy thế nào + Lấy nước cho mẹ uống sau đó đỡ mẹ lên giường nghỉ ngơi + Cặp nhiệt độ cho mẹ + Lấy khăn ấm chườm lên trán, lau người và tay chân cho mẹ + Nấu cháo cho mẹ ăn rồi đi mua thuốc cho mẹ uống - Tình huống 2: + Gọi em lại ngồi nghỉ ngơi cho ráo mồ hôi + Lấy khăn lau mồ hôi cho em, rót nước cho em uống + Sau khi ngồi nghỉ ngơi một lúc mới để em đi tắm bằng nước ấm. ? mục 4 Chia sẻ những điều em học được sau khi đóng vai xử lí tình huống. Phương pháp giải: - Em học được điều gì sau khi xử lí tình huống: + Có thái độ, hành vi thế nào với người thân hàng ngày? + Cần học hỏi kỹ năng gì để xử lí khi người thân bị mệt, ốm? Lời giải chi tiết: - Những điều em học được sau khi xử lí tình huống: + Để ý, quan tâm, lưu ý đến tình trạng và biểu hiện sức khỏe của người thân + Học các biện pháp và biết cách xử lý phù hợp để chăm sóc người thân khi họ bị mệt, ốm ? mục 5 Thực hiện việc chăm sóc người thân bị mệt, ốm. Lời giải chi tiết: HS tự thực hiện. ? mục 6 Câu 1: Dự đoán về cách ứng xử của Ngọc với bố trong tình huống sau: Phương pháp giải: Dựa vào hình ảnh, biểu hiện của Ngọc để đưa ra dự đoán cách ứng xử của bạn với bố. Lời giải chi tiết: Dự đoán cách ứng xử của Ngọc: dừng xem chương trình ti vi yêu thích và vào phòng dọn dẹp. ? mục 7 Theo dõi cách ứng xử của Ngọc dưới đây và nêu những biểu hiện của lắng nghe tích cực. Phương pháp giải: Dựa vào lời nói và hành động, cử chỉ của Ngọc với bố để đưa ra những biểu hiện của lắng nghe tích cực. Lời giải chi tiết: Những biểu hiện của lắng nghe tích cực: + Nhìn bố khi nói chuyện + Lắng nghe góp ý của bố và ngay lập tức thực hiện lời nhắc nhở, khuyên nhủ của bố: vào phòng dọn dẹp + Cảm ơn bố sau khi dọn phòng xong và thấy được những điều tích cực từ lời góp ý của bố. ? mục 8 Chia sẻ cảm xúc của em khi được người thân trong gia đình lắng nghe. Phương pháp giải: Sau khi lắng nghe gia đình tâm trạng, cảm xúc của em như nào? Lời giải chi tiết: Cảm xúc của em khi được người thân trong gia đình lắng nghe: vui vẻ, lạc quan, hạnh phúc, tích cực hơn trong công việc học tập và cuộc sống. ? mục 9 Thảo luận: Làm thế nào để thể hiện sự lắng nghe tích cực khi tiếp nhận góp ý và chia sẻ của các thành viên trong gia đình? Phương pháp giải: Để thể hiện sự lắng nghe tích cực khi tiếp nhận góp ý và chia sẻ của các thành viên trong gia đình: + Hành động, cử chỉ, lời nói như thế nào? + Có phản hồi ra sao trong quá trình lắng nghe? Lời giải chi tiết: Cách để thể hiện sự lắng nghe tích cực khi tiếp nhận góp ý và chia sẻ của các thành viên trong gia đình: + Nhìn vào mặt người thân trong gia đình, không né tránh hay đảo mắt vào chỗ khác + Tập trung lắng nghe + Có phản hồi, trả lời rõ ràng + Tiếp nhận góp ý tích cực, thể hiện quan điểm của bản thân + Kiểm soát cảm xúc. ? mục 10 Câu 1: Đóng vai thể hiện sự lắng nghe tích cực khi tiếp nhận những ý kiến đóng góp, chia sẻ từ các thành viên trong gia đình. Phương pháp giải: - Dựa vào bối cảnh, nhân vật từng tình huống đưa ra sự lắng nghe tích cực và góp ý hợp lý: + Nhân vật là ai? + Lời nói, cử chỉ để đáp lại nhân vật đó thể hiện như nào? Lời giải chi tiết: - Tình huống 1: + Tìm hiểu, hỏi lý do bạn Hùng giận em vì điều gì + Đưa ra cho em các cách giải quyết vấn đề phù hợp - Tình huống 2: + Nghe lời bà không chơi điện tử nữa + Đi học tập, đọc sách, dọn dẹp nhà cửa…thay vì ngồi chơi điện tử + Cảm ơn bà vì đã khuyên bảo, dạy dỗ mình. ? mục 11 Chia sẻ những điều em học được qua các nhân vật em vừa đóng vai. Lời giải chi tiết: Những điều em học được qua các nhân vật: + Học được cách lắng nghe tích cực + Đưa ra các góp ý, lời nói đúng mực với người thân trong gia đình + Không ngừng hoàn thiện, rèn luyện, phát triển bản thân + Học cách cảm ơn thay vì than vãn, cáu gắt sau khi nghe nhắc nhở từ người khác. ? mục 12 Thực hiện lắng nghe tích cực trong các tình huống hằng ngày ở gia đình em. Lời giải chi tiết: HS tự thực hiện.
|