Hoạt động 1. Tham gia lao động trong gia đình trang 51 SGK trải nghiệm hướng nghiệp lớp 7 Cánh DiềuChia sẻ cách em sắp xếp và quản lý đồ dùng cá nhân.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
? mục 1 Câu 1: Chia sẻ cách em sắp xếp và quản lý đồ dùng cá nhân. Phương pháp giải: Em liên hệ với bản thân và hoàn thành bài tập: + Em thường sắp xếp đồ ở đâu để quản lý đồ dùng của mình? + Hàng ngày em làm gì để đồ luôn được sạch sẽ, gọn gàng? Lời giải chi tiết: Cách em sắp xếp và quản lý đồ dùng cá nhân: + Đồ dùng cá nhân em thường sắp xếp gọn gàng trong phòng riêng của mình. + Dùng xong đồ nào để ngăn nắp, ngay ngắn đúng vào vị trí của nó + Sách vở và đồ dùng học tập được để trên bàn học tập và giá sách, quần áo treo trong tủ,… + Vào mỗi dịp cuối tuần em thường lau chùi đồ dùng, phòng của mình để đồ dùng không bị bẩn và bám bụi. ? mục 2 Thảo luận cách quản lý đồ dùng cá nhân hiệu quả. Gợi ý: + Cách sắp xếp, quản lý đồ dùng cá nhân của em đã hợp lý chưa? Vì sao? + Điều em cần thay đổi để quản lý đồ cá nhân tốt hơn. Phương pháp giải: + Em sắp xếp đồ dùng như nào để việc quản lý được dễ dàng? + Cách em khắc phục những lỗi khiến đồ dùng mình trở nên bừa bộn, khó quản lý? Lời giải chi tiết: Cách quản lý đồ dùng hiệu quả: + Phân loại và sắp xếp đồ dùng cá nhân theo nhóm và tần suất sử dụng: đồ nào hay dùng để ngoài, đồ ít dùng hơn để trong + Bỏ kho hoặc loại bỏ những vật không còn cần thiết hay không còn sử dụng + Sử dụng các hộp giấy, các giỏ để đóng gói và cất gọn những đồ ít sử dụng + Tận dụng các khoảng trống để sắp xếp được nhiều hơn. Em cảm thấy mình đã có cách sắp xếp và quản lý đồ dùng cá nhân khá hiệu quả, tuy nhiên vẫn còn mắc một số khuyết điểm như: đôi khi còn để đồ bừa bãi, chưa lau chùi đồ đạc thường xuyên… Để khắc phục những điều đó, em đã đưa ra những giải pháp : + Đọc sách về cách sắp xếp đồ đạc một cách thông minh của người Nhật để tăng kiến thức và kinh nghiệm cho mình. + Luôn nhắc nhở bản thân duy trì thói quen lau chùi, sắp xếp gọn gàng. ? mục 3 Trao đổi về ý nghĩa của thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình. Phương pháp giải: Ý nghĩa của thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình: + Tiết kiệm được gì? + Có cảm xúc, suy nghĩ gì khi được ở trong ngôi nhà như vậy? + Tạo ra không gian như thế nào cho ngôi nhà? Lời giải chi tiết: Ý nghĩa của thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình: + Tiết kiệm thời gian dọn dẹp và tìm kiếm các đồ dùng cần thiết + Tạo cảm giác thư giãn và làm việc tại nhà hiệu quả hơn + Cải thiện đời sống sinh hoạt và sức khỏe của bản thân, gia đình + Tạo không gian sống thoáng đãng, thoải mái. ? mục 4 Câu 1: Chia sẻ những thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ em đã thực thực hiện ở gia đình. Gợi ý: + Lau dọn nhà cửa hàng ngày + Rửa bát, đĩa sau khi ăn + Cất đồ đạc vào đúng vị trí sau khi sử dụng + Sắp xếp đồ dùng học tập ngay ngắn, đẹp mắt + Sắp xếp tủ quần áo gọn gàng. Phương pháp giải: Em tự liên hệ bản thân để hoàn thiện bản thân: + Đồ dùng em sắp xếp như nào để gọn gàng, ngăn nắp? + Đối những vật dụng không cần thiết em làm gì? + Sau khi sử dụng đồ em thường làm gì? Lời giải chi tiết: Những thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ em đã thực thực hiện ở gia đình: + Làm sạch không gian bếp + Giặt quần áo mỗi ngày + Loại bỏ những vật không cần thiết + Đổ rác đúng nơi quy định + Các đồ vật sau khi sử dụng để lại đúng nơi quy định ? mục 5 Câu 2: Chỉ ra những việc làm em chưa thường xuyên thực hiện, lý do chưa thực hiện và chia sẻ cách khắc phục. Phương pháp giải: + Chỉ ra em việc em chưa thường xuyên thực hiện là việc gì? + Nguyên nhân của việc chưa thực hiện đó đến từ đâu? + Em làm gì để khắc phục tình tình trạng đó? Lời giải chi tiết: + Việc làm em chưa thường xuyên thực hiện: sắp xếp tủ quần áo ngay ngắn, gọn gàng + Lý do: còn ỷ lại vào mẹ và sự lười biếng của bản thân + Cách khắc phục: - Sắp xếp lại tủ quần áo: quần áo theo mùa, chiếc nào không sử dụng loại bỏ… - Đưa ra quy định cho bản thân phải thực hiện sắp xếp quần áo hàng ngày. - Cùng anh/chị/em trong nhà nhắc nhở, giúp đỡ lẫn nhau nghiêm túc thực hiện. ? mục 6 Câu 1: Xây dựng kế hoạch rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ. Gợi ý:
Phương pháp giải: + Những việc rèn luyện là gì? + Thời gian thực hiện như thế nào? + Nguyên tắc thực hiện gồm những điều gì? Lời giải chi tiết:
? mục 7 Thực hiện kế hoạch rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ. Lời giải chi tiết: HS tự thực hiện. ? mục 8 Chia sẻ kết quả thực hiện rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình. Phương pháp giải: Sau khi thực hiện rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng em thấy mình thay đổi như nào ? Đồ đạc ra sao ? Gia đình đánh giá như nào về thói quen đó? Lời giải chi tiết: Sau 1 tháng rèn luyện thói quen dọn dẹp bàn học và sắp xếp tủ quần áo, em thấy mình đã có sự tự giác trong nhận thức và hành động. Mỗi buổi sách, em không còn mất thời gian tìm sách vở, đồ dùng học tập hay quần áo đến trường. Sự thay đổi tích cực trong thói quen này đã giúp em nhận được sự khen ngợi từ bố mẹ. Chính sự thay đổi này khiến em thấy mình cần phải phát huy thói quen này hơn nữa trong tương lai. ? mục 9 Câu 1: Nêu những hoạt động lao động trong trong gia đình. Gợi ý: Phương pháp giải: Hoạt động lao động tại gia đình: + Tự phục vụ gồm những công việc gì? + Làm việc nhà gồm việc gì? + Góp phần phát triển kinh tế gia đình gồm những việc gì? Lời giải chi tiết: Hoạt động lao động tại gia đình: + Tự phục vụ : giặt quần áo; đi chợ;… + Làm việc nhà: nấu cơm; rửa bát; lau chùi đồ đạc, nhà cửa; dắt chó đi dạo;… + Góp phần phát triển kinh tế gia đình: bán hàng; trồng rau; nuôi cá;… ? mục 10 Chia sẻ với các bạn: + Những hoạt động lao động ở gia đình em; + Những người tham gia các hoạt động lao động; + Những hoạt động lao động em đã từng tham gia. Phương pháp giải: + Những hoạt động lao động ở gia đình em gồm những việc gì? + Tham gia các hoạt động đó gồm những ai? + Em đã từng tham gia hoạt động nào? Lời giải chi tiết: - Những hoạt động lao động ở gia đình em: + Giặt quần áo: mẹ, chị gái, + Đi chợ: bố, mẹ, chị gái + Nấu cơm: mẹ, chị gái + Bán hàng: bố mẹ - Những hoạt động lao động em từng tham gia: giặt quần áo, nấu cơm, đi chợ, rửa bát, dọn dẹp nhà cửa. ? mục 11 Câu 1: Mỗi khi mẹ nhờ Nam việc nhà, Nam đều lấy lý do để từ chối. Nam thường nói rằng: “Con không biết làm, khi nào lớn, con sẽ làm hết mọi việc”. - Em có đồng ý với cách ứng xử của Nam không? Vì sao? Phương pháp giải: + Phân tích tình huống: cách ứng xử của nhân vật như nào? + Em có đồng tình với quan điểm đó của bạn hay không? Lời giải chi tiết: Em không đồng tình với cách ứng xử của Nam vì điều đó cho thấy thể hiện sự lười biếng, ỷ lại vào người khác, không chủ động, tự giác trong công việc. ? mục 12 Chia sẻ quan điểm của em về trách nhiệm của bản thân đối với công việc chung trong gia đình. Phương pháp giải: + Quan điểm của em về trách nhiệm của bản thân đối với việc chung trong gia đình như thế nào? + Mỗi người trong gia đình cần có suy nghĩ, nhận thức gì với công việc đó? + Ý nghĩa của trách nhiệm đó đối với việc xây dựng gia đình như thế nào? Lời giải chi tiết: Theo em, mỗi thành viên trong gia đình đều có nghĩa vụ và trách nhiệm đối với công việc chung trong gia đình để có thể chia sẻ, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau. Tùy vào từng tính chất của mỗi việc mà có cách phân chia, thực hiện khác nhau. Việc mỗi thành viên có trách nhiệm chung với công việc chung của gia đình cũng góp phần giúp gia đình có hạnh phúc viên mãn, bình đẳng, yêu thương, đoàn kết nhau hơn. ? mục 13 Câu 1: Xây dựng và thực hiện kế hoạch lao động tại gia đình Gợi ý:
Lời giải chi tiết:
? mục 14 Câu 2: Chia sẻ kết quả thực hiện kế hoạch lao động tại gia đình của em. Gợi ý sản phẩm chia sẻ: hình ảnh, video, bài viết… Phương pháp giải: - Lựa chọn sản phẩm chia sẻ là gì? - Kết quả thực hiện: + Những mặt tích cực đã thực hiện được là gì? + Khó khăn gặp phải là gì? + Biện pháp khắc phục khó khăn như thế nào? Lời giải chi tiết: Kết quả thực hiện: - Kế hoạch lao động được tất cả thành viên gia đình em tham gia đầy đủ, tích cực. Ai cũng vui vẻ. hạnh phúc khi được tham gia vào công việc chung của gia đình. Tình cảm gia đình được gắn kết, mọi người thấu hiểu và cảm thông với nhau hơn. - Bên cạnh những điều đó vẫn còn tồn tại một số khó khăn như: + Do tính chất công việc là bán hàng nên bố mẹ còn bận, đôi khi chưa sắp xếp được thời gian để thực hiện công việc chung của gia đình một cách đầy đủ. + Một số việc gia đình em còn chưa biết làm hay còn lúng túng - Cách khắc phục: + Bố mẹ đã lập ra thời gian biểu để cân bằng giữa công việc và gia đình + Em sẽ quan sát những việc mà bố, mẹ làm để học tập làm theo.
|