Bài văn tả một cây ăn quả mà em thíchChanh nghệ, bổ đôi vàng khươm, chua đậm, rất thơm, vỏ chanh nghệ phơi khô tán với cam thảo là vị thuốc quý trị ho gà và tiêu đờm rất công hiệu.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Dàn ý Mở bài: Giới thiệu cây ăn quả em muốn tả - Đó là loại cây gì? - Cây đó được trồng ở đâu? - Do ai trồng? - Năm nay cây đã được bao nhiêu tuổi rồi? Thân bài: - Cây cao bao nhiêu? - Thân cây thẳng hay cong? - Lớp vỏ thân cây có đặc điểm gì? - Rễ cây như thế nào? - Cây có nhiều cành không? - Lá cây có hình dạng, kích thước và màu sắc thế nào? - Hoa có đặc điểm gì? - Quả có hình dáng, mùi vị thế nào? Kết bài: Tình cảm của em dành cho cây - Em nghĩ như thế nào về loại cây ăn quả này? - Em thường làm gì để chăm sóc cây ăn quả? Bài siêu ngắn Ông em trồng một cây xoài cát Long Khánh ngon nổi tiếng được bốn năm. Nay, cây đã ra quả. Quả xoài rất to, mỗi quả nặng gần nửa ki-lô-gam, hình thon dài. Lúc còn non, quả có màu xanh nhạt, lớn dần quả chuyển sang màu xanh đậm, khi chín quả lại có màu vàng. Những quả xoài lớn trông như hai bàn tay úp lại, tròn căng, trông thật thích mắt. Những quả xoài ngon thường có màu vàng tươi, mùi thơm ngào ngạt lan toả ra xung quanh vô cùng quyến rũ. Khi xoài chín, ông em lấy cây sào có chiếc giỏ nhỏ, đưa miệng giỏ vào quả xoài chín, khẽ giật. Quả xoài nằm gọn trong lòng giỏ. Năm quả, mười quả... Em bưng những quả xoài tươi ngon vào nhà khoe với bà nội. Bà bảo em lựa những quả lớn đem để trên bàn thờ thắp hương, những quả còn lại đem biếu mấy nhà hàng xóm. Em rất thích ăn những quả xoài chín tươi ngon. Xoài rất ngon và bổ. Sau này dù có đi đâu xa em cũng không quên hương vị của quả xoài vườn nhà em. Các bài mẫu Bài tham khảo 1: Dì Thương là con út của bà ngoại. Đời chồng trước của dì là liệt sĩ. Dì vò võ một mình đợi chờ, hơn mười năm sau mới tái giá. Năm 32 tuổi, dì mới có đứa con đầu lòng, tên khai sinh là Long, nhưng cả nhà vẫn gọi là "Cu Khế". Nay "Cu Khế'" đã học lớp Ba rồi đấy, học giỏi, đá bóng rất cừ. Chú Mẫn chồng dì Thương là kĩ sư trồng trọt công tác ở Sở Nông nghiệp tỉnh. Vườn của dì, chú chỉ trồng 2 thứ cây: ớt và chanh. Chú nói vui: "Hàng đặc sản, thịt cầy bảy món ở đâu cũng có nên mắm tôm, chanh và ớt còn có đất dụng vố". Cái ao 18 mét vuông thả cá trắm, bờ ao trồng chanh, vườn chia thành 4 luống vuông như bàn cờ trồng đủ loại ớt. Ớt đỏ, ớt vàng, ớt chỉ thiên, ớt bị to gần bằng nắm tay trẻ con "một người ăn mười người cay cháy họng”. Chanh trong vườn dì Thương có rất nhiều giống quý. Chanh nghệ, bổ đôi vàng khươm, chua đậm, rất thơm, vỏ chanh nghệ phơi khô tán với cam thảo là vị thuốc quý trị ho gà và tiêu đờm rất công hiệu. Chanh đào ruột hồng thắm, có thể bóc từng múi chấm muối ớt, ăn mãi không chán; đem pha nước chanh là màu hồng tươi, không có thứ nước giải khát nào sánh bằng. Chanh cốm, chanh rạng, chanh quảng, chanh ngô, v.v... nhiều thứ lắm. Chú Mẫn có tài lai tạo giống. Vườn dì chú, chanh nở hoa kết trái bốn mùa. Chú chăm bón rất công phu. Có cây chanh vừa mới ra hoa, chú dùng roi đánh cho hoa rụng hết. Chú nói đó là phép "hạn sản dưỡng sinh" cây ăn trái. Chanh, ớt đã trở thành hàng hóa. Khách hàng đến mua chanh tận gốc. Cuối năm, nhiều hôm không có chanh để bán. Tiền bán chanh đã mua được xe máy để dì Thương đi dạy học, để sắm sập gụ, bộ xa-lông gỗ trắc Đồng Kị. Vợ chồng dì Thương ăn nên làm ra nhờ vườn chanh, luống ớt. Hoa chanh màu trắng tím, nở xòe 5 cánh tỏa hương nồng nàn. Nụ chanh bằng hạt đậu nành màu tim tím. Hương chanh ngào ngạt. Cây chanh nở hoa, ong bướm kéo đến bay vù vù dập dìu từ sáng tinh mơ đến chiều tà. Ăn miếng thịt gà luộc có rắc lá chanh thái nhỏ, chấm với muối tiêu ớt vắt chanh, mới thấy hết cái ý vị của thú phong lưu đồng ruộng. Cô gái quê 17, 18 tuổi, môi son má hồng, tóc dài đen nhánh, thường gội nước lá chanh trước lúc đi chơi hội làng. Lá chanh, hương chanh đã xe duyên thắm dì Thương chú Mẫn đó. Sang chơi nhà dì Thương, hôm nào mẹ cũng mang về một nắm lá chanh và dăm trái chanh nghệ, chanh đào. Dì Thương vẫn hát ru con: "Hoa chanh nở giữa vườn chanh, Thầy u mình với chúng mình chân quê". Lúc nào cũng vậy, dì vừa hát vừa nhìn ra vườn chanh với đôi mắt sáng lên. Bài tham khảo 2: Khu vườn trồng rất nhiều cây trái như: nhãn, mít, hồng, bưởi, mơ. Mỗi cây có một vẻ đẹp riêng, một suy nghĩ riêng. Khi mùa hoa nở và mùa quả chín. Mùi hương ngọt ngào toả khắp khu vườn và quyến rũ bao loài chim. Cây sấu được trồng ở góc vườn nhỏ, chính cây sấu này đã ghi lại biết bao kỉ niệm đẹp thời ấu thơ. Mùa xuân, cây sấu trút hết lá, cành cây trơ trụi, vươn dài như những cánh tay gầy guộc của người mẹ vất vả đầy yêu thương. Lá xanh rải khắp khu vườn như tấm thảm dày. Em cùng mẹ quét lá về phơi nắng dành cho bà thổi cơm, nấu nước. Mùi khói bốc lên đượm thắm hương vị quê hương. Cây trút lá nhường chỗ cho lộc non kết trái. Giữa hè, những chùm quả màu xanh mát dày đặc trên cành nhìn xuống. Hằng ngày, mẹ em thường hái quả vào dầm với nước rau, mùi thơm mát đậm đà trong bữa cơm làm cho cái nóng của mùa hè như dịu xuống. Thế rồi nắng hè như vương vấn, như rát hơn làm cho da sấu chuyển sang vàng ửng. Cây sấu bấy giờ trông đẹp hơn, bởi quả vàng tô điểm, nhìn xa giống như những vì sao quây quần. Chúng em thường rủ nhau hái quả sấu vàng, ngồi dưới gốc cây, vừa ăn vừa chuyện trò vui vẻ, những giọt chua đọng mãi trên môi, theo mãi trên đường về. Có lúc chúng em chơi trò đuổi bắt quanh gốc sấu, những chiếc lá hôn lên mái tóc, bởi cơn gió thoảng qua. Những chú chim từ đâu bay về đậu trên cành sấu hót vang như mời gọi: “Các bạn nhỏ ơi hãy ở lại cùng chúng tôi nhé!”. Cây sấu gắn bó với em bao kỉ niệm vui buồn. Mai đây dù có đi đâu xa nơi chôn nhau cắt rốn của mình và nếu có ai hỏi: “Hình ảnh nào sâu đậm nhất, gợi nhớ quê hương trong lòng em?”, em sẽ trả lời rằng: “Đó là cây sấu trong vườn nhà em...”.
|