Hoạt động 3. Tôn trọng sự khác biệt và sống hài hoà trang 11, 12, 13 SGK trải nghiệm hướng nghiệm 9 Cánh diềuChia sẻ sự khác biệt của thành viên trong tổ, lớp em.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
CH 1 - Chia sẻ sự khác biệt của thành viên trong tổ, lớp em. - Thảo luận về những biểu hiện của tôn trọng sự khác biệt. Phương pháp giải: Thảo luận nhóm Lời giải chi tiết: - Các thành viên trong tổ em có sự khác biệt về: + Sở thích, tính cách + Quan điểm, ý kiến + Năng khiếu + Điểm mạnh, điểm yếu + ………. - Những biểu hiện của tôn trọng sự khác biệt: + Chấp nhận và tôn trọng những đặc điểm vốn có của mỗi người + Không nói hoặc làm những điều xúc phạm người khác + Đối xử công bằng, hợp tác với người khác + Lắng nghe, tiếp nhận quan điểm, ý kiến khác với mình. CH 2 Thể hiện tôn trọng sự khác biệt trong các tình huống sau: + TH1. M là con gái, có sở thích cắt tóc ngắn và hành động mạnh mẽ, dứt khoát. Thấy vậy, một số bạn trong lớp tỏ thái độ không đồng tình với phong cách của M. + TH2. Mỗi khi N thuyết trình trước lớp, một số bạn thường cười và cố tình nhái lại do N nói giọng địa phương. + TH3. B là người rất tiết kiệm. mỗi khi các bạn rủ B mua một món đồ gì đó, B đều cân nhắc xem có thật cần thiết không nên các bạn cho rằng B là người keo kiệt. Phương pháp giải: Thể hiện tôn trọng sự khác biệt trong các tình huống Lời giải chi tiết: + TH1. Các bạn trong lớp nên tôn trọng sở thích của bạn M. Những sở thích đó của M không làm ảnh hưởng đến người khác, cũng không vi phạm pháp luật. + TH2. Các bạn nên tôn trọng giọng nói của bạn N không nên cười đùa và nhái lại giọng của bạn như vậy. Đó là giọng nói cha sinh mẹ đẻ của bạn. Tuy nhiên, đi học bạn N nên cô gắng học tiếng phổ thông để hòa nhập với tập thể. Các bạn trong lớp hỗ trợ, giúp đỡ bạn thay vì mỉa mai và chễ giễu bạn. + TH3. Việc làm của bạn B không phải là người keo kiệt. Bạn B là người biết tiết kiệm. Bạn biết cách tính toán để chi tiêu hợp lí, tránh lãng phí tiền của. CH 3
- Chỉ ra các biểu hiện sống hài hòa với các bạn, thầy cô trong những tình huống sau: + TH1. Một số thành viên trong lớp của V có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Tuy nhà có điều kiện hơn nhưng không vì thế mà V xa lánh các bạn. Trái lại, V thường xuyên động viên, hỗ trợ các bạn trong học tập để cùng nhau tiến bộ. + TH2. Thấy T rất nghiêm khắc với học sinh của mình. Mỗi khi học sinh có lỗi, thầy thường phân tích, giảng giải để các em hiểu rõ và yêu cầu sửa ngay. Dù vậy, các bạn học sinh trong trường hợp không hề né tránh và chống đối. Các bạn đều hiểu, yêu quý thấy T và tích cực hoàn thành các nhiệm vụ thầy giao. - Trao đổi về biểu hiện sống hài hòa với các bạn, thầy cô. Phương pháp giải: Chỉ ra các biểu hiện sống hài hòa với các bạn, thầy cô Lời giải chi tiết: - Các biểu hiện sống hài hòa với các bạn, thầy cô trong những tình huống: +TH1: Dù V có hoàn cảnh khó khăn nhưng cách bạn không xa lánh mà còn cộng viên, hỗ trợ giúp đỡ bạn cùng tiến bộ. +TH2: Dù thầy T rất nghiêm khắc nhưng các bạn học sinh đều hiểu và yêu quý thầy, hoàn thành nhiệm vụ thầy giao. - Biểu hiện sống hài hòa với các bạn, thầy cô: + Vui vẻ, thân thiện với các bạn, thầy cô trong các hoạt động thường niên + Thường xuyên hợp tác cùng với các bạn hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô. + Luôn bình tĩnh và có cách cư xử đúng mực với các bạn, thầy cô. + Lắng nghe, thuyết phục khi bất đồng ý kiến trong giao tiếp với các bạn và thầy cô. CH 4 Đóng vai thể hiện sống hài hòa với các bạn và thầy cô trong các tình huống sau: + TH1. A là một học sinh học giỏi nhưng ít hợp tác và giúp đỡ các bạn trong lớp. + TH2. M là một thành viên trong nhóm. M thường xuyên từ chối nhiệm vụ được phân công vì cho rằng nhiệm vụ đó không phù hợp với mình. + TH3. N và H thường phản ứng lại với việc thầy cô yêu cầu chỉnh sửa sản phẩm học tập của nhóm. + TH4. C và B thường xảy ra tranh cãi khi thảo luận nhóm. Phương pháp giải: Sử dụng phương pháp đóng vai. Lời giải chi tiết: + TH1. Bạn A nên chủ động hòa nhập cùng các bạn, chia sẻ những kiến thức mình biết giúp đỡ, hỗ trợ các bạn. + TH2. Bạn M chủ động đón nhận các nhiệm vụ được giao. Có thể đó là những nhiệm vụ không phù hợp nên M có thể sẽ gặp một số khó khăn, nhưng khi M cố gắng thực hiện, M sẽ học thêm được nhiều điều mới. + TH3. N và H học cách làm chủ cảm xúc của bản thân. Xin lỗi thầy cô và tiếp nhận ý kiến của thầy cô để sửa sản phẩm học tập của nhóm mình được tốt hơn. + TH4. C và B cần bình tĩnh, kiểm soát cảm xúc và học cách tôn trọng ý kiến của người khác. Mỗi người có một quan điểm, điều quan trọng là cùng nhau thống nhất ý kiến cuối cùng.
|