Hoạt động 1. Nhận diện đặc điểm giao tiếp, ứng xử của bản thân trang 17, 18, 19 SGK trải nghiệm hướng nghiệp 9 Cánh diềuTrao đổi về những biểu hiện của giao tiếp, ứng xử tích cực và chưa tích cực.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
CH 1 Trao đổi về những biểu hiện của giao tiếp, ứng xử tích cực và chưa tích cực. Phương pháp giải: Trao đổi với bạn bè, thầy cô. Lời giải chi tiết: Những biểu hiện của giao tiếp, ứng xử tích cực và chưa tích cực:
CH 2 - Nhận diện điểm tích cực và chưa tích cực trong các tình huống sau: + TH1. T xin phép bố đi chơi với các bạn vào cuối tuần nhưng bố không đồng ý vì đã lâu ở bà ở quê mới có dịp lên chơi. T đã thể hiện thái độ khó chịu và không nói chuyện với bố. Sau khi được chị gái trò chuyện, phân tích, T đã hiểu. T xin lỗi và quyết định cuối tuần sẽ ở nhà với ông bà.
+ TH2. H có chuyện buồn nên đến tâm sự với bạn thân của mình là Q. Trong khi trò chuyện, Q liên tục xem điện thoại mà không tập trung vào câu chuyện của bọn mình. + TH3. Trong buổi thảo luận vê dự án của nhóm, với tư cách là trưởng nhóm, M luôn cho rằng chỉ có ý kiến của mình là hợp lí, yêu cầu mọi người làm theo. Phương pháp giải: Nhận diện điểm tích cực và chưa tích cực trong các tình huống. Lời giải chi tiết:
CH 3 - Chia sẻ những điểm tích cực, chưa tích cực trong giao tiếp, ứng xử của bản thân. - Chia sẻ với bạn về những cách em dự định khắc phục những điểm chưa tích cực trong giao tiếp, ứng xử của bản thân. Phương pháp giải: Học sinh tự chia sẻ Lời giải chi tiết: Ví dụ: Những điểm tích cực, chưa tích cực trong giao tiếp ứng xử của bản thân em: - Những điểm tích cực: + Nói năng nhẹ ngàng, vừa phải, rõ ràng. + Không làm việc riêng khi đang nói chuyện với người khác. + Tôn trọng ý kiến của mọi người khi thảo luận, trao đổi. - Những điểm chưa tích cực: + Thi thoảng không nhận lỗi, còn đổ lỗi + Nhìn nhận sự việc theo hướng tiêu cực + Thi thoảng nóng giận. CH 4 Thường xuyên rèn luyện giao tiếp, ứng xử tích cực theo các gợi ý sau và chia sẻ kết quả. Phương pháp giải: Học sinh tự luyện tập và chia sẻ kết quả Lời giải chi tiết: Lắng nghe tích cực: - Chú ý vào câu chuyện để nắm bắt thông tin - Ghi nhận cảm xúc, suy nghĩ của người khác, không phán xét, áp đặt. - Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ (ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ…) để thể hiện sự tập trung, biểu lộ cảm xúc của bản thân. - Không ngắt lời, chen ngang khi người khác nói. - Không làm việc riêng khi đang nói chuyện. Phản hồi hiệu quả: - Nhắc lại nội dung để nghe được một cách ngắn gọn - Hỏi để hiểu rõ hơn nội dung - Trả lời đúng, kịp thời các câu hỏi của người khác - Đưa ra lời nhận xét, động viên phù hợp. - Giọng nói vừa phải, rõ ràng. Kiểm soát cảm xúc: - Bình tĩnh - Nhìn nhận sự việc theo hướng tích cực - Không thể hiện cảm xúc tiêu cực như tức giận, khó chịu, coi thường…trong quá trình giao tiếp, ứng xử. - Không nói xấu, đổ lỗi - Tranh cãi gay gắt.
|