Tuần 7 trang 21, 22, 23 SGK Hoạt động trải nghiệm 5 Cánh diềuTuần 7 Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 5 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
SHDC Trả lời câu hỏi sinh hoạt dưới cờ trang 21 SGK HĐTN 5 Cánh diều 1. Tham gia biểu diễn và cổ vũ các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10 2. Trò chuyện về lịch sử và ý nghĩa ngày Phụ nữ Việt Nam Phương pháp giải: HS liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập trên. Lời giải chi tiết: 1. HS tích cực tham gia biểu diễn và cổ vũ các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10 2. HS lắng nghe, trao đổi trò chuyện về lịch sử và ý nghĩa ngày Phụ nữ Việt Nam - Lịch sử: Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 kỷ niệm ngày đầu tiên trong lịch sử nước ta, một đoàn thể người phụ nữ được hoạt động hợp pháp và công khai, nhằm đoàn kết, động viên lực lượng phụ nữ đóng góp tích cực vào sự nghiệp cách mạng của đất nước. Ngày 20/10/1930, Hội Liên hiệp Phụ nữ chính thức được thành lập. Sự kiện lịch sử này thể hiện sâu sắc quan điểm của Đảng đối với vai trò của phụ nữ trong cách mạng, đối với tổ chức phụ nữ, đối với sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Đảng cộng sản Việt Nam đã quyết định chọn ngày 20/10 hằng năm làm ngày truyền thống của tổ chức này, đồng thời cũng xem đây là ngày kỉ niệm và tôn vinh phụ nữ Việt Nam, lấy tên là “Ngày Phụ nữ Việt Nam”. - Ý nghĩa: ngày lễ kỉ niệm tôn vinh phụ nữ Việt Nam, bày tỏ sự quan tâm với nhiều hình thức (tặng hoa, lời chúc, làm thiệp tặng,..) HĐ Trả lời câu hỏi hoạt động trang 21 SGK HĐTN 5 Cánh diều 1. Chia sẻ trải nghiệm cảm xúc của em * Kể về các tình huống tương ứng với các trạng thái cảm xúc của em trong những ngày qua * Trao đổi với bạn về những cảm xúc mà em có thể kiềm soát hoặc chưa thể kiểm soát được
2. Nhận diện khả năng kiểm soát cảm xúc - Nêu các tình huống cần kiểm soát cảm xúc trong cuộc sống hàng ngày
- Chia sẻ về những tình huống mà em đã kiểm soát được cảm xúc - Tự đánh giá khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân Phương pháp giải: HS liên hệ thực tế và dựa vào gợi ý để hoàn thành bài tập trên Lời giải chi tiết: 1. Chia sẻ trải nghiệm cảm xúc của em - Cảm xúc tức giận: Bạn Long làm hỏng cây bút màu sắc nhiều ngòi mà mẹ mới mua cho em (cảm xúc không kiểm soát được) - Cảm xúc vui vẻ: Em được mẹ mua cho chiếc hộp bút mới màu hồng (cảm xúc kiểm soát được) - Cảm xúc hào hứng: Vì được điểm 10 ở cả môn Toán, Tiếng Việt nên em đã được mẹ thưởng một kì nghỉ 4 ngày tại bãi biển Sầm Sơn. (cảm xúc kiểm soát được) - Cảm xúc sợ hãi: Em sợ bị cô giáo mắng khi làm đổ nước ra sàn nhà (cảm xúc không kiểm soát được) - Cảm xúc buồn bã: Em làm mất quyển sổ mà bà mua cho em. (cảm xúc kiểm soát được) - Cảm xúc lo lắng: Sắp đến kì thi kiểm tra cuối năm, em rất lo lắng nhưng em vẫn chưa chịu học bài (cảm xúc không kiểm soát được) 2. Nhận diện khả năng kiểm soát cảm xúc - Nêu các tình huống cần kiểm soát cảm xúc trong cuộc sống hàng ngày - Chia sẻ về những tình huống mà em đã kiểm soát được cảm xúc - Tự đánh giá khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân VD: Trong giờ ra chơi, em đang ngồi tại chỗ đọc cuốn sách Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh - quyển sách yêu thích đối với em của tác giả Nguyễn Ngọc Ánh. Bạn Long đuổi nhau với bạn Huy khi đi qua bàn em và đã làm rách mất trang sách của em. Em lúc đấy đã rất tức giận tuy nhiên em đã cố gắng kiềm chế cảm xúc lại. Em đã nói chuyện với bạn, bạn đã xin lỗi em và hứa sẽ đền bù cho em quyển truyện khác. Nhờ việc kiểm soát được cảm xúc mà em đã giữ được bình tĩnh, không xảy ra sự việc cãi nhau hay to tiếng trong lớp. HĐTN Trả lời câu hỏi hoạt động tiếp nối trang 23 SGK HĐTN 5 Cánh diều - Thực hiện kiểm soát cảm xúc của bản thân trong cuộc sống hằng ngày - Ghi lại nhật ký kiểm soát cảm xúc của em
Phương pháp giải: HS liên hệ bản thân tự thực hiện kiểm soát cảm xúc của bản thân và ghi lại vào nhật ký để hoàn thành bài tập trên. Lời giải chi tiết:
SHL Trả lời câu hỏi sinh hoạt lớp trang 23 SGK HĐTN 5 Cánh diều - Chia sẻ nhật ký kiểm soát cảm xúc của em - Học hỏi những kinh nghiệm kiểm soát cảm xúc của các bạn - Chia sẻ điều em thấy mình cần rèn luyện để có khả năng kiểm soát cảm xúc tốt hơn Phương pháp giải: HS liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập trên Lời giải chi tiết: - HS tự chia sẻ nhật ký kiểm soát cảm xúc của em - Học hỏi những kinh nghiệm kiểm soát cảm xúc của các bạn - Chia sẻ điều em thấy mình cần rèn luyện để có khả năng kiểm soát cảm xúc tốt hơn + Luôn hít thở sâu, giữ bình tĩnh trong mọi trường hợp + Nếu cảm thấy mất bình tĩnh hãy im lặng, suy nghĩ + Luôn thẳng thắn, suy nghĩ kĩ trước khi nói…
|