Bài 26. Quần xã sinh vật trang 141, 142, 143 Sinh 12 Kết nối tri thức

Trên cây ở hình bên có nhiều loài cùng sinh sống, tất cả các sinh vật đó có được gọi là quần xã sinh vật không?

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

CH tr 141 MĐ

Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 141 SGK Sinh 12 Kết nối tri thức

Trên cây ở hình bên có nhiều loài cùng sinh sống, tất cả các sinh vật đó có được gọi là quần xã sinh vật không?

Phương pháp giải:

Quần xã sinh vật bao gồm các quần thể của nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian, thời gian nhất định, gắn bó với nhau như một thể thống nhất qua mối quan hệ dinh dưỡng và nơi ở.

Lời giải chi tiết:

Trên cây ở hình bên có nhiều loài cùng sinh sống, tất cả các sinh vật đó không được gọi là quần xã sinh vật.

CH tr 142 CH 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 142 SGK Sinh 12 Kết nối tri thức

Người ta thu thập các loài động vật từ nhiều nơi khác nhau rồi đem nuôi nhốt chung ở một địa điểm nhất định như vườn thú Hà Nội. Tập hợp các loài động vật đó có được gọi là quần xã không? Giải thích.

Phương pháp giải:

Quần xã sinh vật bao gồm các quần thể của nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian, thời gian nhất định, gắn bó với nhau như một thể thống nhất qua mối quan hệ dinh dưỡng và nơi ở.

Lời giải chi tiết:

- Quần xã là tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định, có mối quan hệ gắn bó với nhau và với môi trường sống.

- Các loài động vật trong vườn thú được thu thập từ nhiều nơi khác nhau, có nguồn gốc, đặc điểm sinh học và nhu cầu sống khác nhau.

- Chúng không có mối quan hệ tương tác mật thiết với nhau như trong một quần xã tự nhiên.

CH tr 142 CH 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 142 SGK Sinh 12 Kết nối tri thức

Hãy lấy một ví dụ về quần xã sinh vật và giải thích tại sao em gọi đó là quần xã.

Phương pháp giải:

Quần xã sinh vật bao gồm các quần thể của nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian, thời gian nhất định, gắn bó với nhau như một thể thống nhất qua mối quan hệ dinh dưỡng và nơi ở.

Lời giải chi tiết:

Rừng rậm nhiệt đới là một ví dụ điển hình về quần xã sinh vật, nơi có sự đa dạng sinh học cao và các mối quan hệ tương tác phức tạp giữa các loài sinh vật, giúp duy trì sự cân bằng sinh thái và cung cấp nhiều lợi ích cho con người.

CH tr 145 CH 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 145 SGK Sinh 12 Kết nối tri thức

Nêu các đặc trưng cơ bản của quần xã.

Phương pháp giải:

Lý thuyết các đặc trưng cơ bản của quần xã.

Lời giải chi tiết:

Các đặc trưng cơ bản của quần xã:

- Thành phần loài

- Đa dạng của quần xã

- Cấu trúc không gian

- Cấu trúc dinh dưỡng

CH tr 145 CH 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 145 SGK Sinh 12 Kết nối tri thức

Quan sát Hình 26.3 và cho biết quần xã nào đa dạng hơn. Giải thích.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 26.3

Lời giải chi tiết:

Quần xã B đa dạng hơn vì độ phong phú về thành phần loài nhiều hơn.

CH tr 147 CH 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 147 SGK Sinh 12 Kết nối tri thức

Quan sát Hình 26.5c, xác định loài nào có lợi, loài nào không có lợi cũng không bị hại.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 26.5c.

Lời giải chi tiết:

Loài có lợi: cây dương xỉ tổ chim

Loài không có lợi cũng không bị hại: cây gỗ

CH tr 147 CH 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 147 SGK Sinh 12 Kết nối tri thức

Phân biệt mối quan hệ cộng sinh với quan hệ hợp tác.

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết mối quan hệ cộng sinh và hợp tác

Lời giải chi tiết:

- Cộng sinh: cả 2 bên cùng có lợi và bắt buộc. 

VD: Trùng roi sống trong ruột mối, nấm và vi khuẩn. 

- Hợp tác: cả hai bên cùng có lợi nhưng không bắt buộc.

CH tr 148 CH 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 148 SGK Sinh 12 Kết nối tri thức

Vì sao loài ngoại lai thường tác động tiêu cực đến các loài bản địa?

Phương pháp giải:

Loài ngoại lai là loài xuất hiện ở khu vực vốn không phải môi trường sống tự nhiên của chúng.

Lời giải chi tiết:

Khi di nhập vào môi trường mới, nếu các nhân tố sinh thái phù hợp và không còn chịu kiểm soát của các loài sinh vật tiêu thụ, loài cạnh tranh hay tác nhân gây bệnh,... loài ngoại lai có thể tăng nhanh số lượng cá thể, gia tăng mức ảnh hưởng đến các nhân tố sinh thái vô sinh và các loài bản địa. Chúng trở thành loài mới của quần xã, cạnh tranh với các loài bản địa về thức ăn, nơi ở,... thậm chí có thể phát triển thành loài ưu thế, làm thay đổi cấu trúc của quần xã hình thành trạng thái cân bằng mới.

→ Loài ngoại lai thường tác động tiêu cực đến loài bản địa.

CH tr 148 CH 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 148 SGK Sinh 12 Kết nối tri thức

Lấy ví dụ về sự tuyệt chủng của một loài sinh vật do hoạt động khai thác quá mức của con người.

Phương pháp giải:

Học sinh tự lấy ví dụ

Lời giải chi tiết:

Tê giác đen Tây Phi là loài phụ của tê giác đen từng tung hoành khắp vùng Châu phi hạ Sahara nhưng số lượng giảm mạnh do nạn săn bắn trộm. Năm 1980 còn hàng trăm cá thể, giảm xuống 10 vào năm 2000 và chỉ còn 5 con 1 năm sau đó. Các khảo sát năm 2006 thất bại trong phát hiện thêm bất kỳ cá thể nào và tê giác đen Tây Phi được tuyên bố tuyệt chủng năm 2011.

CH tr 149 LT & VD 1

Trả lời câu hỏi Luyện tập và vận dụng 1 trang 149 SGK Sinh 12 Kết nối tri thức

Trong một ô nghiên cứu diện tích 6,6 ha ở rừng nhiệt đới Malaysia, có 71 loài thực vật. Một ô nghiên cứu có diện tích tương đương ở khu rừng rụng lá của Michigan chỉ có 51 loài. Hãy phân tích nguyên nhân dẫn tới sự khác biệt này.

Phương pháp giải:

Môi trường khác nhau.

Lời giải chi tiết:

Sự khác biệt về số lượng loài thực vật giữa rừng nhiệt đới Malaysia và khu rừng rụng lá Michigan là do sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm khí hậu, đất đai, ánh sáng, lịch sử hình thành và hoạt động của con người.

Rừng nhiệt đới Malaysia có đa dạng sinh học cao hơn do khí hậu ấm áp, ẩm ướt quanh năm, đất đai màu mỡ và thời gian hình thành lâu đời.

Khu rừng rụng lá Michigan có số lượng loài thực vật thấp hơn do khí hậu ôn đới, đất đai nghèo dinh dưỡng hơn, thời gian hình thành trẻ và chịu ảnh hưởng bởi hoạt động của con người.

CH tr 149 LT & VD 2

Trả lời câu hỏi Luyện tập và vận dụng 2 trang 149 SGK Sinh 12 Kết nối tri thức

Khi nghiên cứu cấu trúc của một quần xã, một bạn học sinh đã xác định được 6 loài thực vật với với độ phong phú tương đối của mỗi loài như sau: Alternanthera ficoidea: 5%, Cardamine hirsuta: 3%, Dicliptera chinensis: 70%, Amaranthus spinosus: 15%, Ageratum sp.: 2%, Ammannia baccifera: 5%. Hãy xác định vai trò sinh thái của loài Dicliptera chinensis.

Phương pháp giải:

Dựa vào dữ liệu đề bài

Lời giải chi tiết:

Dựa vào độ phong phú tương đối 70%, Dicliptera chinensis là loài ưu thế trong quần xã này.

CH tr 149 LT & VD 3

Trả lời câu hỏi Luyện tập và vận dụng 3 trang 149 SGK Sinh 12 Kết nối tri thức

Trong các vườn cây ăn quả, kiến đen tha rệp từ các lá già sang lá non và ăn đường do rệp bài tiết, rệp lấy chất dinh dưỡng từ cây. Hãy xác định mối quan hệ sinh thái của mỗi cặp sinh vật dưới đây và giải thích.

a) Kiến đen và rệp.

b) Rệp và thực vật.

c) Kiến đen và thực vật.



Phương pháp giải:

Dựa vào mối quan hệ giữa các loài sinh vật trong quần xã

Lời giải chi tiết:

a) Kiến đen và rệp có mối quan hệ cộng sinh.

b) Rệp và thực vật có mối quan hệ kí sinh.

c) Kiến đen và thực vật có mối quan hệ hỗ trợ (cộng sinh).

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close