Bài 24. Thực hành: Tìm hiểu một số đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật trong tự nhiên trang 159, 160 Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Chuẩn bị

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 160 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Chuẩn bị

Lời giải chi tiết:

- Tìm một địa điểm thuận lợi cho việc nghiên cứu các đặc trưng cơ bản của quần xã.

- Chia lớp thành nhóm học tập (mỗi nhóm từ 5 – 7 học sinh, có một nhóm trưởng).

- Bút chì, giấy trắng, mũ (nón), khẩu trang, thiết bị chụp ảnh và ghi hình, nước rửa tay.

- Giấy viết báo cáo theo mẫu.

Câu 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 160 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Quan sát và mô tả quần xã; xác định một số loài sinh vật trong quần xã

Lời giải chi tiết:

Bước 1: Đặt tên cho quần xã.

Bước 2: Quan sát sơ bộ quần xã và ghi chép những thông tin cơ bản giới thiệu về quần xã. 

- Vị trí địa lí.

- Lịch sử hình thành và phát triển của quần xã. 

- Hiện trạng (mô tả tình trạng thực tế).

- Tác động của con người đến quần xã (chăm sóc, bảo vệ/đang canh tác/tác động phá hoại,...).

Bước 3: Xác định một số loài thực vật, động vật và nấm lớn.

Bước 4: Xác định các loài trên thuộc nhóm loài nào (loài ưu thế, loài đặc trưng, loài chủ chốt).

Câu 3

Trả lời câu hỏi 3 trang 160 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Xác định cấu trúc quần xã

Lời giải chi tiết:

Xác định cấu trúc chức năng dinh dưỡng của quần xã theo ba nhóm chủ yếu (quan sát được bằng mắt thường) sau đây:

- Sinh vật sản xuất (các loài thực vật).

- Sinh vật tiêu thụ (các loài động vật). 

- Sinh vật phân giải (các loài nấm).

Câu 4

Trả lời câu hỏi 4 trang 160 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Mục đích thực hiện nghiên cứu

Lời giải chi tiết:

- Xác định một số sinh vật chủ yếu trong quần xã công viên bách thảo Hà Nội.

- Nhận diện được các nhóm sinh vật trong quần xã theo cấu trúc chức năng dinh dưỡng.

Câu 5

Trả lời câu hỏi 5 trang 160 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Thông tin quần xã

Lời giải chi tiết:

- Vị trí địa lí: trên cạn

- Lịch sử hình thành và phát triển của quần xã: vườn bách thảo Hà Nội thành lập vào năm 1890, vườn có diện tích trên 10 ha.

- Hiện trạng (mô tả tình trạng thực tế): trong vườn có nhiều loài cây có kích thước lớn và quý hiếm cùng với các loài động vật.

- Tác động của con người tới quần xã: con người xây dựng cảnh quan, sắp xếp nguồn thức ăn và nơi ở cho cây trồng và động vật.

Câu 6

Trả lời câu hỏi 6 trang 160 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Một số loài sinh vật chủ yếu của quần xã

Lời giải chi tiết:

- Một số loài thực vật: xà cừ, dẻ cau, dương xỉ, muồng hoàng yến.  

- Một số loài động vật: rùa đất lớn bồ câu xòe, cá vàng.

- Một số loài nấm lớn: nấm hoàng sơn, ngân nhĩ.

Câu 7

Trả lời câu hỏi 7 trang 160 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Cấu trúc chức năng dinh dưỡng của quần xã

Lời giải chi tiết:

STT

Tên loài

Sinh vật sản xuất

Sinh vật tiêu thụ

Sinh vật phân giải

Ghi chú

1

Xà cừ (Khaya senegalensis)

X

 

 

++++

2

Dẻ cau (Fagaceae)

X

 

 

++++

3

Dương xỉ (Nephrolepis)

X

 

 

+++

4

Cọ rủ (Livistona chinesis)

X

 

 

+++

5

Muồng hoàng yến (Cassia siamea)

X

 

 

++++

6

Rùa đất lớn (Heosemys grandis)

 

X

 

++

7

Bồ câu xòe (Dove)

 

X

 

++

8

Cá vàng (Carassius auratus)

 

X

 

+++

9

Nấm hoàng sơn (Phellinus linteus)

 

 

X

++

10

Ngân nhĩ (Tremella)

 

 

X

++

Tổng

10

5

3

2

 

 

Thông tin về số lượng cá thể của loài một cách tương đối theo quy ước: ++++ (Rất nhiều); +++ (Nhiều); ++ (Trung bình); + (ít).

Câu 8

Trả lời câu hỏi 8 trang 160 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Kết luận

Lời giải chi tiết:

- Quần xã công viên bách thảo Hà Nội có độ đa dạng cao.

- Quần xã có đủ cấu trúc chức năng dinh dưỡng, gồm sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close