Bài 15. Các bằng chứng tiến hóa trang 100, 101, 102 Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Bằng chứng về tổ tiên chung đã được phát hiện bởi các nhà khoa học nghiên cứu ở nhiều ngành khoa học khác nhau trong nhiều thế kỷ. Hãy tìm một số bằng chứng để chứng minh mọi sinh vật trên Trái Đất đều có chung một nguồn gốc.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

CH tr 100 MĐ

Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 100 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Bằng chứng về tổ tiên chung đã được phát hiện bởi các nhà khoa học nghiên cứu ở nhiều ngành khoa học khác nhau trong nhiều thế kỷ. Hãy tìm một số bằng chứng để chứng minh mọi sinh vật trên Trái Đất đều có chung một nguồn gốc.

Phương pháp giải:

Bằng chứng về tổ tiên chung đã được phát hiện bởi các nhà khoa học nghiên cứu ở nhiều ngành khoa học khác nhau trong nhiều thế kỷ.

Lời giải chi tiết:

Bằng chứng: mọi loài sinh vật đều có vật chất di truyền là ADN, đều có chung mã di truyền, có chung cơ chế phiên mã và dịch mã, có chung các giai đoạn của quá trình chuyển hoá vật chất như đường phân,…

CH tr 100 CH

Trả lời câu hỏi trang 100 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Cho thêm các ví dụ về một số loại hoá thạch khác mà em biết.

Phương pháp giải:

Học sinh tự cho ví dụ mà em biết.

Lời giải chi tiết:

Ví dụ về một số loại hóa thạch: than đá, hóa thạch xương khủng long, hóa thạch thực vật,…

CH tr 101 LT 1

Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 100 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Hoá thạch có ý nghĩa gì với việc nghiên cứu lịch sử tiến hoá của sinh giới?

Phương pháp giải:

Ý nghĩa của nghiên cứu hóa thạch.

Lời giải chi tiết:

Hóa thạch là những bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới, cho thấy các loài đã từng tồn tại và tiến hóa như thế nào theo thời gian.

CH tr 101 CH

Trả lời câu hỏi trang 101 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Quan sát Hình 15.2, hãy cho biết những biến đổi ở phần xương chi trước giúp mỗi loài thích nghi như thế nào.

 

Phương pháp giải:

Quan sát Hình 15.2

Lời giải chi tiết:

Do chức năng khác nhau nên chi trước ở các loài này có hình thái khác nhau:

- Ở cá sấu, chi trước để di chuyển, xương ngón và xương bàn phát triển.

- Ở cá voi, chi trước dùng để bơi, xương ngón dài, nhiều đốt

- Ở dơi và chim, chi trước để bay, xương nhỏ, dài, kẽ ngón có màng

- Ở người, chi trước để cầm nắm, ngón tay phát triển, các xương cổ tay linh hoạt.

CH tr 101 LT 2

Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 101 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Hãy nêu một số ví dụ về các cơ quan tương đồng.

Phương pháp giải:

Cơ quan tương đồng có cùng nguồn gốc nhưng khác chức năng.

Lời giải chi tiết:

Một số ví dụ về các cơ quan tương đồng: chi trước của người, cá voi, mèo, dơi... đều có xương cánh, xương cổ, xương bàn, xương ngón; gai xương rồng và tua cuốn của đậu Hà Lan.

CH tr 102 CH 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 102 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Hãy kể tên một số cơ quan thoái hoá ở người.

Phương pháp giải:

Cơ quan thoái hóa là trong quá trình tiến hóa đã bị tiêu giảm/mất chức năng.

Lời giải chi tiết:

Một số cơ quan thoái hoá ở người: xương cụt, ruột thừa, răng khôn, tá tràng.

CH tr 102 CH 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 102 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Học thuyết tế bào chứng minh điều gì về nguồn gốc của sinh giới?

Phương pháp giải:

Lý thuyết học thuyết tế bào.

Lời giải chi tiết:

Học thuyết tế bào chứng minh tất cả các sinh vật đều được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào.

CH tr 103 CH

Trả lời câu hỏi trang 103 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Quan sát Hình 15.5, dựa vào số lượng các amino acid sai khác trong chuỗi polypeptide của b-hemoglobin, hãy rút ra nhận xét về mối quan hệ họ hàng giữa người và các loài động vật khác.

 

Phương pháp giải:

Quan sát hình 15.5

Lời giải chi tiết:

Nhận xét: Người có mối quan hệ họ hàng gần nhất với Gorilla, sau đó đến khỉ Rhesus và chuột, có họ hàng xa nhất với ếch và gà.

CH tr 103 VD

Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 103 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Giải thích vì sao bằng chứng sinh học phân tử là bằng chứng chính xác nhất để xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật?

Phương pháp giải:

Bằng chứng sinh học phân tử là bằng chứng chính xác nhất để xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật.

Lời giải chi tiết:

Vì các loài có hình thái và đặc điểm giống nhau chưa chắc có họ hàng gần với nhau, có thể đó là đặc điểm thích nghi phù hợp với môi trường sống, các đặc điểm này sẽ thay đổi tùy thuộc vào điều kiện môi trường. Còn các phân tử di truyền gần như không thay đổi dù môi trường xung quanh có biến động ra sao, nên bằng chứng sinh học phân tử là bằng chứng chính xác nhất để xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật.

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close