Bài 24. Sinh sản ở thực vật trang 159, 160, 161 SGK Sinh 11 - Chân trời sáng tạo

Hiện nay, để sản xuất một lượng lớn hoa lan nhằm cung ứng cho thị trường vào các dịp lễ, Tết, những nhà làm vườn đã thực hiên bằng cách nào?

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

CH tr 159

MĐ: 

Hiện nay, để sản xuất một lượng lớn hoa lan nhằm cung ứng cho thị trường vào các dịp lễ, Tết, những nhà làm vườn đã thực hiên bằng cách nào?

Phương pháp giải:

Thực vật sinh sản vô tính bằng có quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) hoặc bằng bào tử.

Trong nông nghiệp, người ta đã áp dụng nhiều phương pháp nhân giống vô tính như: giâm, chiết, ghép, nuôi cấy mô tế bào thực vật để nhân nhanh nhiều giống cây trồng có lợi cho con người.

Lời giải chi tiết:

- Tưới nước, bón phân đầy đur

- Không trồng cây dưới ánh nắng gay gắt vì hoa Lan ưa bóng râm

- Cắt tỉa cây thường xuyên

- Chú ý xịt thuốc phòng bệnh cho hoa Lan

CH1: 

Quan sát Hình 24.1, hãy cho biết vì sao sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản vô tính

Phương pháp giải:

Thực vật sinh sản vô tính bằng có quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) hoặc bằng bào tử.

Trong nông nghiệp, người ta đã áp dụng nhiều phương pháp nhân giống vô tính như: giâm, chiết, ghép, nuôi cấy mô tế bào thực vật để nhân nhanh nhiều giống cây trồng có lợi cho con người.

Lời giải chi tiết:

Sinh sản sinh dưỡng là sinh sản vô tính. Vì xảy ra thông qua sự phân tách và tái sinh các bộ phận sinh dưỡng và tạo thành một cây mới có đặc tính giống như cây bố mẹ. Sinh sản sinh dưỡng chỉ xảy ra ở lá, rễ cây và thân của nó.

CH2: 

Quan sát Hình 24.2, hãy mô tả quá trình sinh sản bằng bào tử ở rêu. Trong đó, xác định sinh sản vô tính diễn ra ở giai đoạn nào.

Phương pháp giải:

Thực vật sinh sản vô tính bằng có quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) hoặc bằng bào tử.

Trong nông nghiệp, người ta đã áp dụng nhiều phương pháp nhân giống vô tính như: giâm, chiết, ghép, nuôi cấy mô tế bào thực vật để nhân nhanh nhiều giống cây trồng có lợi cho con người.

Lời giải chi tiết:

Cơ quan sinh sản của rêu là Túi bào tử, rêu sinh sản bằng bào tử

- Rêu có cách sinh sản điển hình: Túi bào tử khi chín sẽ mở nắp và phát tán các bào từ (1n) ra môi trường, nảy mầm thành cây rêu mới. Thể giao tử của rêu bắt đầu từ khi tinh trùng 2 roi thụ tinh cho noãn ở túi noãn, kéo dài đến hết quá trình giảm phân tạo bào tử và mở túi bào tử để phát tán

- Sinh sản vô tính ở rêu diễn ra ở giai đonạ bào tử

CH3: 

Trong chu trình sinh sản của rêu, giai đoạn đơn bội hay lưỡng bội chiếm ưu thế? Vì sao


Phương pháp giải:

Thực vật sinh sản vô tính bằng có quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) hoặc bằng bào tử.

Trong nông nghiệp, người ta đã áp dụng nhiều phương pháp nhân giống vô tính như: giâm, chiết, ghép, nuôi cấy mô tế bào thực vật để nhân nhanh nhiều giống cây trồng có lợi cho con người.

Lời giải chi tiết:

Đối với Rêu, thể giao tử chiếm ưu thế so với thể bào tử (Đơn - Lưỡng bội). Thể bào tử 2n luôn luôn có số lượng nhiễm sắc thể gấp đôi thể giao tử (n). Điều này là hệ quả của một sự kiện, các bào tử của Rêu luôn luôn là bào tử giảm nhiễm, nguyên tản sợi và thân có lá của Rêu là đơn bội, trong khi đó thể sinh túi của Rêu là lưỡng bội, bởi vì chúng do hợp tử tạo ra, do thụ tinh của giao tử đực (n) và giao tử cái (n). Chu kì phát triển cá thể của Rêu là lưỡng di truyền nghĩa là chúng thuộc về đơn - lưỡng bội (haplodiplophase), trong đó pha n xen kẻ với pha 2n, chứ không phải chỉ có pha lưỡng bội tất yếu, được đặc trưng cho loài, mà còn có pha đơn bội được tách ra từ pha lưỡng bội

CH tr 160

CH1: 

Trong nông nghiệp, người ta đã áp dụng những phương pháp nào để nhân nhanh các giống cây trồng mang những đặc tính mong muốn? Cho ví dụ

Phương pháp giải:

Thực vật sinh sản vô tính bằng có quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) hoặc bằng bào tử.

Trong nông nghiệp, người ta đã áp dụng nhiều phương pháp nhân giống vô tính như: giâm, chiết, ghép, nuôi cấy mô tế bào thực vật để nhân nhanh nhiều giống cây trồng có lợi cho con người.

Lời giải chi tiết:

Trong nông nghiệp, người ta đã áp dụng những phương pháp:

- Giâm cành: mía, khoai lang, sắn dây, dâu tằm,...

- Chiết cành: cam, quýt, chanh, bưởi,...

- Ghép cành: Xoài cát ghép với xoài tượng, Cây táo chua ghép với táo ngọt,...

- Nuôi cấy mô tế bào thực vật: Nhân giống việt quất bằng nuôi cấy mô dưới ánh sáng nhân tạo,...

CH tr 161

CH1: 

Tại sao nuôi cấy mô tế bào thực vật có thể tạo ra số lượng lớn cây trồng có đặc điểm giống nhau? Điều này có ý nghĩa gì đối với đời sống con người?

Phương pháp giải:

Thực vật sinh sản vô tính bằng có quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) hoặc bằng bào tử.

Trong nông nghiệp, người ta đã áp dụng nhiều phương pháp nhân giống vô tính như: giâm, chiết, ghép, nuôi cấy mô tế bào thực vật để nhân nhanh nhiều giống cây trồng có lợi cho con người.

Lời giải chi tiết:

- Trong phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật, các nhà khoa học có thể nuôi cấy các mẩu mô của thực vật, thậm chí từng tế bào trong ống nghiệm rồi sau đó cho chúng tái sinh thành các cây. Bởi vậy, bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật, từ một mẩu tế bào của cây mẹ trong một thời gian ngắn có thể tạo ra rất nhiều cây giống, đồng đều về phẩm chất (các cây con đều có đặc điểm di truyền giống cây mẹ) trên một diện tích nhỏ.

-  Ý nghĩa:

+ Sản xuất lượng giống lớn cho quy mô công nghiệp

+ Giống cây đồng nhất về phẩm chất

+ Sản xuất cây giống sạch bệnh

+ Bảo tồn các nguồn giống quý hiếm

CH2: 

Quan sát Hình 24.5 và dựa vào kiến thức đã học, hãy mô tả cấu tạo chung của hoa

 

Phương pháp giải:

Hoa là cơ quan sinh sản ở thực vật có hoa, gồm các bộ phận: cuống hoa, đế hoa, đài hoa, cánh hoa, nhị hoa, nhụy hoa.

Lời giải chi tiết:

- Hoa gồm các bộ phận chính như: cánh hoa (tràng hoa), đài hoa, nhị và nhụy. Ngoài ra còn có các bộ phận khác như: cuống hoa và đế hoa.

Nhị hoa gồm 3 bộ phận chính:

+ Chỉ nhị

+ Bao phấn

+ Hạt phấn nằm trong bao phấn

Nhụy hoa gồm 4 bộ phân chính:

+ Đầu nhụy

+ Vòi nhụy

+ Bầu nhụy

+ Noãn nằm trong bầu nhụy

CH tr 162

CH1:  

Quan sát Hình 24.6, hãy mô tả quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi. Hai quá trình này có đặc điểm gì khác nhau?

Phương pháp giải:

Sinh sản ở thực vật có hoa gồm các giai đoạn nối tiếp nhau: quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi, thụ phấn và thụ tinh, sự hình thành hạt và quả, quá trình chín của quả.

Lời giải chi tiết:

- Hình thành hạt phấn: Tế bào mẹ (2n) trong bao phấn thực hiện giảm phân tạo thành 4 tế bào con (n) (bào tử đực). Các tế bào con tiếp tục thực hiện nguyên phân tạo thành các hạt phấn (thể giao tử đực).

 Mỗi hạt phấn gồm 2 tế bào:

+ Tế bào bé là tế bào sinh sản

+ Tế bào lớn là tế bào ống phấn

- Hình thành túi phôi: Tế bào mẹ (2n) trong bầu nhụy thực hiện giảm phân tạo thành 4 tế bào con (đại bào tử đơn bội), sau đó 3 tế bào tiêu biến chỉ còn lại 1 đại bào tử. Đại bào tử tiếp tục thực hiện nguyên phân hình thành túi phôi hay thể giao tử (gồm 7 tế bào với 8 nhân).

Khác nhau :

– Quá trinh hình thành hạt phấn : tất cả 4 bào tử đực n đều thực hiện 2 lần nguyên phân để tạo nên hạt phấn (thể giao tử đực).

– Ọuá trình hình thành túi phôi : trong 4 bào tử đơn bội (bào tử cái) thì 3 bào tử tiêu biến, chỉ có một đại bào tử xếp trên cùng sống sót và tiến hành 3 lần nguyên phân để tạo nên túi phôi (thể giao tử cái).

CH tr 163

CH1: 

Tại sao quá trình thụ tinh ở thực vật có hoa được gọi là thụ tinh kép?

Phương pháp giải:

Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn từ nhị tiếp xúc với đầu nhụy, gồm tự thụ phấn và thụ phấn chéo. Sau khi thụ phấn, hạt phấn nảy mầm và diễn ra quá trình thụ tinh.

Thụ tinh kép là hiện tượng cả hai giao tử đực cùng tham gia thụ tinh. Trong đó, tinh tử thứ nhất kết hợp với trứng hình thành hợp tử, tinh tử thứ hai kết hợp với nhân cực hình thành nhân tam bội. Thụ tinh kép chỉ có ở thực vật có hoa.

Lời giải chi tiết:

Trong sinh sản của thực vật có hoa, quá trình thụ tinh lại được gọi là thụ tinh kép vì mỗi hạt phấn tạo ra 2 tinh tử, 1 tinh tử thụ tinh với noãn trong túi phôi tạo hợp tử, tinh tử còn lại thụ tinh với tế bào trung tâm tạo thành tế bào 3n.

CH2: 

Hạt và quả được hình thành như thế nào? Trong quá trình chín, quả đã có những biến đổi sinh lí như thế nào?


Phương pháp giải:

Sau khi thụ tinh, noãn phát triển thành hạt chứa phôi, có thể có hoặc không có nội nhũ. Bầu nhụy phát triển thành quả. Quả chín có sự biến đổi về màu sắc, độ cứng, xuất hiện mùi vị và hương thơm đặc trưng.

Lời giải chi tiết:

- Hạt do noãn đã được thụ tinh phát triển thành. Hạt chứa phôi và có nội nhũ hoặc không có nội nhũ.

+ Noãn sau khi thị tinh có những biến đổi, tế bào hợp tử phân chia nhanh và phát triển thành phôi.

+ Vỏ noãn hình thành vỏ chứa hạt và phần còn lại của noãn phát triển thành bộ phận chứa chất dự trữ cho hạt.

+ Mỗi noãn đã được thụ tinh hình thành một hạt, vì vậy số lượng hạt tùy thuộc số noãn được thụ tinh.

- Quả là do bầu nhuỵ sinh trưởng dày lên chuyển hoá thành. Quả được hình thành không qua thụ tinh noãn gọi là quả đơn tính.

- Quá trình chín của quả bao gồm những biến đổi về mặt sinh lí, sinh hoá làm cho quả chín có độ mềm, màu sắc, hương vị hấp dẫn, thuận lợi cho sự phát tán của hạt.

CH tr 164

CH1:

 Lập bảng so sánh sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở thực vật

Phương pháp giải:

Thực vật có thể sinh sản theo hai hình thức là sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

Thực vật sinh sản vô tính bằng có quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) hoặc bằng bào tử.

Trong nông nghiệp, người ta đã áp dụng nhiều phương pháp nhân giống vô tính như: giâm, chiết, ghép, nuôi cấy mô tế bào thực vật để nhân nhanh nhiều giống cây trồng có lợi cho con người.

Hoa là cơ quan sinh sản ở thực vật có hoa, gồm các bộ phận: cuống hoa, đế hoa, đài hoa, cánh hoa, nhị hoa, nhụy hoa.

Sinh sản ở thực vật có hoa gồm các giai đoạn nối tiếp nhau: quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi, thụ phấn và thụ tinh, sự hình thành hạt và quả, quá trình chín của quả.

Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn từ nhị tiếp xúc với đầu nhụy, gồm tự thụ phấn và thụ phấn chéo. Sau khi thụ phấn, hạt phấn nảy mầm và diễn ra quá trình thụ tinh.

Thụ tinh kép là hiện tượng cả hai giao tử đực cùng tham gia thụ tinh. Trong đó, tinh tử thứ nhất kết hợp với trứng hình thành hợp tử, tinh tử thứ hai kết hợp với nhân cực hình thành nhân tam bội. Thụ tinh kép chỉ có ở thực vật có hoa.

Sau khi thụ tinh, noãn phát triển thành hạt chứa phôi, có thể có hoặc không có nội nhũ. Bầu nhụy phát triển thành quả. Quả chín có sự biến đổi về màu sắc, độ cứng, xuất hiện mùi vị và hương thơm đặc trưng.

Lời giải chi tiết:

- Giống nhau: Đều tạo ra cá thể mới từ các cá thể ban đầu.

- Khác nhau:

Tiêu chí

Sinh sản vô tính

Sinh sản hữu tính

Khái niệm

Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của các giao tử đực với giao tử cái. Con cái sinh ra giống nhau và giống bố mẹ.

Sinh sản vô tính có 2 hình thức là sinh sản bằng bào tử và sinh sản sinh dưỡng không qua phân bào nguyên nhiễm.

Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của các giao tử đực với giao tử cái. Con cái sinh ra giống nhau và giống bố mẹ.

Sinh sản vô tính có 2 hình thức là sinh sản bằng bào tử và sinh sản sinh dưỡng không qua phân bào nguyên nhiễm.

Cơ sở tế bào học

Nguyên phân

Nguyên phân, giảm phân, thụ tinh

Ý nghĩa

Tạo ra các cá thể thích nghi với điều kiện sống ổn định

Tạo ra các cá thể thích nghi tốt hơn với điều kiện sống thay đổi

CH2: 

Hiện nay, biện pháp nhân giống nào đang được áp dụng để duy trì các giống thực vật mang nguồn gene quý hoặc có nguy cơ tuyệt chủng? Hãy cho biết cơ sở khoa học của biện pháp đó

Phương pháp giải:

Thực vật có thể sinh sản theo hai hình thức là sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

Thực vật sinh sản vô tính bằng có quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) hoặc bằng bào tử.

Trong nông nghiệp, người ta đã áp dụng nhiều phương pháp nhân giống vô tính như: giâm, chiết, ghép, nuôi cấy mô tế bào thực vật để nhân nhanh nhiều giống cây trồng có lợi cho con người.

Hoa là cơ quan sinh sản ở thực vật có hoa, gồm các bộ phận: cuống hoa, đế hoa, đài hoa, cánh hoa, nhị hoa, nhụy hoa.

Sinh sản ở thực vật có hoa gồm các giai đoạn nối tiếp nhau: quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi, thụ phấn và thụ tinh, sự hình thành hạt và quả, quá trình chín của quả.

Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn từ nhị tiếp xúc với đầu nhụy, gồm tự thụ phấn và thụ phấn chéo. Sau khi thụ phấn, hạt phấn nảy mầm và diễn ra quá trình thụ tinh.

Thụ tinh kép là hiện tượng cả hai giao tử đực cùng tham gia thụ tinh. Trong đó, tinh tử thứ nhất kết hợp với trứng hình thành hợp tử, tinh tử thứ hai kết hợp với nhân cực hình thành nhân tam bội. Thụ tinh kép chỉ có ở thực vật có hoa.

Sau khi thụ tinh, noãn phát triển thành hạt chứa phôi, có thể có hoặc không có nội nhũ. Bầu nhụy phát triển thành quả. Quả chín có sự biến đổi về màu sắc, độ cứng, xuất hiện mùi vị và hương thơm đặc trưng.

Lời giải chi tiết:

- Biện pháp nhân giống được áp dụng: nuôi cấy mô tế bào thực vật

- Cơ sở khoa học của nuôi cấy mô tế bào được dựa trên sự nhân đôi và phân li đồng đều của các nhiễm sắc thể trong quá trình nguyên phân

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close