Hướng dẫn phân tích và trả lời một số câu hỏi chủ đề 7 trang 54, 55, 56 SBT Sinh 12 Cánh diều

Phát biểu nào sau đây về môi trường sống của sinh vật là không đúng?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

7.1

Phát biểu nào sau đây về môi trường sống của sinh vật là không đúng?
A. Môi trường sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố bao quanh sinh vật có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và các hoạt động của sinh vật.
B. Môi trường sống của sinh vật có thể được chia thành bốn loại: môi trường nước, môi trường đất, môi trường trên cạn và môi trường sinh vật.
C. Trong tự nhiên, một loài sinh vật chỉ có thể tồn tại và sinh sống trong một môi trường nhất định.
D. Các loài sinh vật có thể thay đổi thích nghi với môi trường sống.

Phương pháp giải:

Vận dụng lý thuyết về môi trường sống và các nhân tố sinh thái

Lời giải chi tiết:

Đáp án C.

7.2

Trong số các sinh vật sau, sinh vật nào có môi trường sống đa dạng nhất?
A. Chim bồ câu (Columba livia).
B. Cá chép (Cyprinus carpio).
C. Cây tre (Bambusa arundinacea).
D. Vi khuẩn lên men lactic, ví dụ như Lactobacillus brevis.

Phương pháp giải:

Dựa vào môi trường sống của sinh vật.

Lời giải chi tiết:

Đáp án D.

7.3

Môi trường sống của cóc nhà (Duttaphrynus melanostictus) là:
A. môi trường nước.
B. môi trường trên cạn.
C. môi trường đât.
D. môi trường nước và môi trường trên cạn.

Phương pháp giải:

Dựa vào môi trường sống của sinh vật.

Lời giải chi tiết:

Đáp án D.

7.4

Khẳng định nào sau đây về nhân tố sinh thái là đúng?
A. Nhân tố sinh thái là các yếu tố của môi trường có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật.
B. Nhân tô sinh thái là các yêu tố vô sinh của môi trường có ảnh hưởng trực tiêp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật.
C. Nhân tố sinh thái là các yếu tố của môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật.
D. Nhân tố sinh thái là các yếu tố hữu sinh của môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật.

Phương pháp giải:

Dựa vào khái niệm các nhân tố sinh thái.

Lời giải chi tiết:

Đáp án C.

7.5

Nhân tố sinh thái nào sau đây không phải là nhân tố vô sinh?

A. Nhiệt.

B. Vật kí sinh.

C. Ánh sáng.

D. Độ ẩm.

Phương pháp giải:

Dựa vào phân loại các nhân tố sinh thái.

Lời giải chi tiết:

Đáo án B.

7.6

Phát biểu nào sau đây về các nhân tố sinh thái là không đúng?

A. Nhân tố sinh thái được chia thành hai loại: nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh.

B. Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh gồm tất cả các yếu tố vật lí, hoá học và sinh học trong môi trường xung quanh sinh vật.

C. Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm các yếu tố sinh học của môi trường, tác động đến sinh vật thông qua các mối quan hệ như hỗ trợ hoặc đối kháng.

D. Trong nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh, con người là nhân tố có ảnh hưởng lớn tới đời sống của sinh vật.

Phương pháp giải:

Vận dụng lý thuyết về nhân tố sinh thái.

Lời giải chi tiết:

Đáp án B.

7.7

Khi nói về tác động của nhân tố sinh thái, phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Tác động của các nhân tố sinh thái tới một loài sinh vật luôn ổn định theo thời gian.
B. Mức độ tác động của một nhân tố sinh thái tới một loài sinh vật thay đổi tuỳ thuộc vào giai đoạn phát triển của loài đó.
C. Cơ thể sinh vật có thể thích nghi với các nhân tố sinh thái môi trường nhờ những biến đổi hình thái, giải phẫu, sinh lí hoặc tập tính hoạt động.
D. Các nhân tố sinh thái không tác động riêng lẻ mà tác động tổng hợp tới sinh vật.

Phương pháp giải:

Vận dụng lý thuyết về nhân tố sinh thái.

Lời giải chi tiết:

Đáp án A.

7.8

Phát biểu nào sau đây về giới hạn sinh thái là không đúng?
A. Giới hạn sinh thái àl khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà sinh vật có thể tồn tại và phát triển.
B. Giới hạn sinh thái thường chia thành hai khoảng: khoảng thuận lợi và khoảng chống chịu.
C. Giới hạn sinh thái của một loài sinh vật không thay đổi theo tuổi, thể trạng cơ htể và chế độ dinh dưỡng,.
D. Sinh vật sẽ chết nếu giá trị của nhân ốt sinh thái nằm ngoài giới hạn chống chịu.

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết khái niệm sinh thái.

Lời giải chi tiết:

Đáp án C.

7.9

Khoảng giá trị của nhân tố sinh thái gây ức chế hoạt động sinh lí đối với cơ thể sinh vật nhưng chưa gây chết được gọi là:

A. khoảng chống chịu.

B. ổ sinh thái.

C. giới hạn sinh thái.

D. khoangthuanloi.

Phương pháp giải:

Vận dụng lý thuyết nhân tố sinh thái.

Lời giải chi tiết:

Đáp án A.

7.10

Cây lúa (Oryza sativa L.) thường có giới hạn sinh thái về nhiệt độ trong khoảng 12 - 38 °C. Nhận định nào sau đây đúng?

A. Khoảng 12 - 38 °C là khoảng thuận lợi.

B. Khoảng 12 - 38 C° là khoảng chống chịu.

C. Nhiệt độ 38 °C là giới hạn dưới.

D. Nhiệt độ 12 C° là điểm gây chết.

Phương pháp giải:

Vận dụng lý thuyết về giới hạn sinh thái.

Lời giải chi tiết:

Đáp án D.

7.11

Nhóm sinh vật nào sau đây thường có giới hạn sinh thái về nhiệt độ rộng nhất?

A. Cá.

B. Tôm.

C. Lưỡng cư.

D. Thú.

Phương pháp giải:

Vận dụng lý thuyết về giới hạn sinh thái.

Lời giải chi tiết:

Đáp án D.

7.12

Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Giới hạn sinh thái ở tất cả các loài đều giống nhau.

B. Trong khoảng thuận lợi, sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất.

C. Trong khoảng chống chịu của các nhân tố sinh thái, hoạt động sinh lý của sinh vật bị ức chế.

D. Ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật sẽ chết.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về các nhân tố sinh thái.

Lời giải chi tiết:

Đáp án A.

7.13

Khi nói về tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái, phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Các nhân tố sinh thái gắn bó chặt chẽ với nhau thành một ổt hợp sinh thái và cùng tác động lên sinh vật.
B. Sinh vật không thể tồn tại và phát triển nếu một nhân ốt sinh thái nằm ngoài giới hạn sinh thái của sinh vật đó.
C. Sự thay đổi của một nhân tố sinh thái nào đó sẽ không ảnh hưởng tới mức độ tác động của nhân ốt sinh thái khác.
D. Sinh vật sẽ phát triển tốt nhất nếu các nhân ốt sinh thái đều nằm trong khoảng thuận lợi.

Phương pháp giải:

Vận dụng lý thuyết về các nhân tố sinh thái.

Lời giải chi tiết:

Đáp án C.

7.14

Khi nói về tác động không đồng đều của các nhân tố sinh thái, những phát biểu nào sau đây đúng?
(1) Vai trò của mỗi nhân tố sinh thái đối với sự phát triển của sinh vật thường tương tự nhau.
(2) Mỗi giai đoạn phát triển của sinh vật có những yêu cầu khác nhau về điều kiện sinh thái.
(3) Mỗi bộ phận chức năng của cơ thể sinh vật có những yêu cầu khác nhau về điều kiện sinh thái.
(4) Một nhân tố sinh thái thuận lợi cho giai đoạn này có thể trở thành bất lợi ở giai đoạn khác.
A. (1), (2), (3).
B. (1), (2), (4).
C. (1), (3), (4).
D. (2), (3), (4).

Phương pháp giải:

Vận dụng lý thuyết về các nhân tố sinh thái.

Lời giải chi tiết:

Khi nói về tác động không đồng đều của các nhân tố sinh thái, những phát biểu đúng:
(2) Mỗi giai đoạn phát triển của sinh vật có những yêu cầu khác nhau về điều kiện sinh thái.
(3) Mỗi bộ phận chức năng của cơ thể sinh vật có những yêu cầu khác nhau về điều kiện sinh thái.
(4) Một nhân tố sinh thái thuận lợi cho giai đoạn này có thể trở thành bất lợi ở giai đoạn khác.

Đáp án D.

7.15

Đặc điểm nào sau đây không phải là của cây ưa sáng?

A. Sống ở những nơi quang đăng.

B. Lá nhỏ, phiến ál dày và cứng.

C. Lá xếp xen kẽ và thường nằm ngang.

D. Mô giậu phát triền mạnh.

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc điểm của cây ưa sáng.

Lời giải chi tiết:

Đáp án C.

7.16

Phát biểu nào sau đây thường không đúng với cây ưa bóng?

A. Sống dưới tán của các cây khác.
B. Lá lớn, phiến lá mỏng.
C. Hệ thống mô dẫn phát triển mạnh.
D. Lá có ít khí khổng.

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc điểm của cây ưa bóng.

Lời giải chi tiết:

Đáp án C.

7.17

Những đặc điểm nào sau đây thường có ở động vật ưa hoạt động ban ngày?

(1) Có cơ quan tiếp nhận ánh sáng.

(2) Màu sắc cơ thế đa dạng.

(3) Có cơ quan phát sáng sinh học.

(4) Hoạt động chủ yếu vào ban ngày.

A. (1), (2), (3).

B. (1), (2), (4).

C. (1), (3), (4).

D. (2), (3), (4).

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc điểm của động vật ưa hoạt động ban ngày.

Lời giải chi tiết:

Những đặc điểm thường có ở động vật ưa hoạt động ban ngày là:

(1) Có cơ quan tiếp nhận ánh sáng.

(2) Màu sắc cơ thế đa dạng.

(4) Hoạt động chủ yếu vào ban ngày.

Đáp án B.

7.18

Những đặc điểm nào sau đây thường có ở động vật ưa hoạt động ban đêm?

(1) Có xúc giác, khứu giác và thính giác phát triển.
(2) Cơ thể thường có màu nâu đen.
(3) Có cơ quan phát sáng sinh học.
(4) Hoạt động chủ yêu vào ban ngày.
A. (1), (2), (3).
B. (1), (2), (4).
C. (1), (3), (4).
D. (2), (3), (4).

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc điểm của cây hoạt động ban đêm.

Lời giải chi tiết:

Những đặc điểm thường có ở động vật ưa hoạt động ban đêm:

(1) Có xúc giác, khứu giác và thính giác phát triển.
(3) Có cơ quan phát sáng sinh học.
(4) Hoạt động chủ yêu vào ban ngày.

7.19

Khi nói về nhịp sinh học, những phát biểu nào sau đây đúng?
(1) Nhịp sinh học là những thay đổi của cơ thể sinh vật phù hợp với trạng thái sinh lí của từng giai đoạn phát triển.
(2) Nhịp sinh học là những phản ứng nhịp nhàng của cơ thể sinh vật với những thay đổi có tính chu kì của nhân tố môi trường.
(3) Nhịp sinh học là cơ chê thích nghi giúp sinh vật tôn tại và phát triên phù hợp với từng điều kiện môi trường.
(4) Nhịp sinh học là những thay đổi có tính chu kì của cơ thể sinh vật được hình thành thông qua quá trình luyện tập.
A. (1), (2).

B. (2), (3).

C. (3), (4).

D. (1), (4).

Phương pháp giải:

Vận dụng lý thuyết về nhịp sinh học.

Lời giải chi tiết:

Khi nói về nhịp sinh học, những phát biểu đúng là:
(2) Nhịp sinh học là những phản ứng nhịp nhàng của cơ thể sinh vật với những thay đổi có tính chu kì của nhân tố môi trường.
(3) Nhịp sinh học là cơ chê thích nghi giúp sinh vật tôn tại và phát triên phù hợp với từng điều kiện môi trường.

Đáp án B.

7.20

Khi nói về nhịp ngày đêm ở người, những phát biểu nào sau đây không đúng?
(1) Giấc ngủ say nhất diễn ra trong khoảng 21 giờ.
(2) Thời điểm làm việc tốt nhất trong ngày àl khoảng 10 giờ.
(3) Thời điểm tập thể dục tốt nhất àl khoảng 14 giờ.
(4) Nhiệt độ cơ htể thấp nhất àl khoảng 19 giờ.
A. (1), (2), (3).
B. (1), (2), (4).
C. (1), (3), (4).
D. (2), (3), (4).

Phương pháp giải:

Dựa vào nhịp ngày đêm ở người.

Lời giải chi tiết:

Khi nói về nhịp ngày đêm ở người, những phát biểu đúng là:
(1) Giấc ngủ say nhất diễn ra trong khoảng 21 giờ.
(3) Thời điểm tập thể dục tốt nhất là khoảng 14 giờ.
(4) Nhiệt độ cơ htể thấp nhất àl khoảng 19 giờ.

Đáp án C.

7.21

Phát biểu nào sau đây về quần thể sinh vật là không đúng?
A. Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.
B. Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài, được hình thành qua một quá trình lịch sử, trong đó các cá thể gắn bó chặt chẽ với nhau và có khả năng sinh sản tạo ra thế hệ mới.
C. Quần thể là các cá thể cùng loài, tụ tập một cách ngẫu nhiên thành một nhóm và có khả năng sinh sản tạo ra thế hệ mới.
D. Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, thích nghi với môi trường và có khả năng sinh sản tạo ra thế hệ mới.

Phương pháp giải:

Dựa vào khái niệm quần thể sinh vật.

Lời giải chi tiết:

Phát biểu sai: Quần thể là các cá thể cùng loài, tụ tập một cách ngẫu nhiên thành một nhóm và có khả năng sinh sản tạo ra thế hệ mới.

Đáp án C.

7.22

Những đặc điểm nào sau đây không có ở mỗi cá thể?
(1) Là một cấu trúc ổn định về số lượng, mật độ cá thể, thành phần lứa tuổi, tỉ lệ giới tính và sự phân bố trong không gian.
(2) Các cá thể luôn tác động qua lại với nhau thông qua mối quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh.
(3) Có sự trao đổi chất trong cơ thể sinh vật và giữa sinh vật với môi trường.
(4) Hoạt động sống và số lượng cá thể luôn được điều chỉnh tương ứng phù hợp với điều kiện môi trường.
A. (1), (2), (3). C. (1), (3), (4).
B. (1), (2), (4). D. (2), (3), (4).

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức quần thể.

Lời giải chi tiết:

Đáp án B.

7.23

Trong những dấu hiệu sau, dấu hiệu nào không thể hiện mối quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể?
A. Sống theo đàn.
B. Các cá thể đánh nhau.
C. Chim đầu đàn bay đầu tiên.
D. Sự quần ụt của các cá thể động vật khi thời tiết lạnh.

Phương pháp giải:

Dựa vào mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.

Lời giải chi tiết:

Các cá thể đánh nhau không thể hiện quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể.

Đáp án B.

7.24

Những hiện tượng nào sau đây thể hiện mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể?

(1) Hiện tượng tỉa thưa ở thực vật.

(2) Hiện tượng nhập đàn ở động vật.

(3) Hiện tượng tách đàn ở động vật.

(4) Hiện tượng liền rễ ở thực vật.

A. (1), (2).

B. (1), (3).

C. (3), (4).

D. (1), (4).

Phương pháp giải:

Dựa vào mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.

Lời giải chi tiết:

Những hiện tượng thể hiện mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể là:

(1) Hiện tượng tỉa thưa ở thực vật. 

(3) Hiện tượng tách đàn ở động vật. 

Đáp án B.

7.25

Phát biểu nào sau đây về kích thước của quần thể là không đúng?
A. Kích thước quần thể của một quần thể xác định thường không đổi theo thời gian.
B. Kích thước quần thể là tổng số cá thể phân bố trong khoảng không gian mà quần thể sinh sống.
C. Kích thước quần thể thường dao động trong khoảng tối thiểu tới tối đa.
D. Quần htể ẽs suy thoái và tuyệt chủng nếu kích thước quần thể nhỏ hơn kích thước tối thiểu.

Phương pháp giải:

Dựa vào kich thước của quần thể.

Lời giải chi tiết:

Phát biểu sai: Kích thước quần thể của một quần thể xác định thường không đổi theo thời gian.

Đáp án A.

7.26

Phát biểu nào dưới đây về tỉ lệ giới tính của quần thể là không đúng?
A. Trong tự nhiên, tỉ lệ đực: cái thường xấp xỉ 1: 1.
B. Tỉ lệ giới tính của quần thể àl đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể.
C. Tỉ lệ giới tính của quần thể không thay đổi theo điều kiện sống.
D. Khả năng sinh sản của những quần thể vật nuôi như lợn, gà phụ thuộc chủ yếu vào số lượng cá thể cái.

Phương pháp giải:

Dựa vào tỉ lệ giới tính của quần thể.

Lời giải chi tiết:

Phát biểu sai: Tỉ lệ giới tính của quần thể không thay đổi theo điều kiện sống.

Đáp án C.

7.27

Phát biểu nào dưới đây về nhóm tuổi của quần thể là không đúng?
A. Khi sắp xếp các nhóm tuổi kế tiếp nhau (từ già đến non) thì sẽ được hình tháp tuổi của quần thể.
B. Hình tháp tuổi cho thấy xu thế phát triển của quần thể, dựa vào đó người at có kế hoạch bảo vệ và khai thác tài nguyên sinh vật hiệu quả.
C. Nhóm tuổi của quần htể được phân chia dựa vào thời gian sống của chúng, tuổi có thể được tính theo giờ, ngày, tháng, năm.,
D. Quần thể sinh vật thường gồm ba nhóm tuổi: nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản.

Phương pháp giải:

Dựa vào nhóm tuổi của quần thể.

Lời giải chi tiết:

Phát biểu không đúng: Khi sắp xếp các nhóm tuổi kế tiếp nhau (từ già đến non) thì sẽ được hình tháp tuổi của quần thể.

Đáp án A.

7.28

Nghiên cứu cấu trúc tuổi của 3quần thể sinh vật (kí hiệu D, T và H) thuộc cùng một loài, người at thu được kết quả trong bảng 7.1.

Nhận định nào sau đây là không đúng?
A. Quần thể đang giảm sút
B. Quần thể T đang trong giai đoạn phát triển mạnh.
C. Quần thể H đang trong giai đoạn ổn định.
D. Nếu khai thác với mức độ như nhau thì quần thể H phục hồi nhanh nhất.

Phương pháp giải:

Quan sát Hình 7.1

Lời giải chi tiết:

Nếu khai thác với mức độ như nhau thì quần thể H phục hồi nhanh nhất.

Đáp án D.

7.29

Phát biểu nào dưới đây về mật độ cá thể của quần thể là không đúng?
A. Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thê (hoặc khôi lượng các cá thê) trên một đơn vị diện tích hay thể tích mà quần thế đó sinh sống.
B. Mật độ cá thể của quần thể cho biết khoảng cách trung bình giữa các cá thể trong vùng phân bố của quần thể.
C. Mật độ cá thể trong quần thể luôn ổn định theo thời gian.
D. Mật độ cá thể phản ánh mức độ sử dụng nguồn sống, sự ô nhiễm môi trường, số lần gặp nhau giữa con đực và con cái trong mùa sinh sản.

Phương pháp giải:

Vận dụng lý thuyết về mật độ cá thể của quần thể.

Lời giải chi tiết:

Phát biểu sai: Mật độ cá thể trong quần thể luôn ổn định theo thời gian.

Đáp án C.

7.30

Những yếu tố nào sau đây làm suy giảm kích thước của quần thể sinh vật?

(1) Mức sinh sản.

(2) Mức tử vong.

(3) Mức nhập cư.

(4) Mức xuất cư.

A. (1), (2).
B. (1), (3).
C. (2), (3).
D. (2), (4).

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết kích thước của quần thể.

Lời giải chi tiết:

Những yếu tố làm suy giảm kích thước của quần thể sinh vật:

(2) Mức tử vong.

(4) Mức xuất cư.

Đáp án D.

7.31

Trong các yếu tố ảnh hưởng đên kích thước quân thế, yêu tô nào sau đây không phụ thuộc vào tiêm năng sinh học của quân thế sinh vật?
(1) Mức sinh sản. (2) Mức tử vong (3) Mức nhập cư. (4) Mức xuất cư.
A. (1), (2).
B. (1), (3).
C. (3), (4).
D. (2), (3).

Phương pháp giải:

Vận dụng lý thuyết về kích thước quần thể.

Lời giải chi tiết:

Đáp án C.

7.32

Kích thước quần thể tăng trưởng một cách đột ngột thường do yếu tố nào sau đây?

A. Mức sinh sản.

B. Mức tử vong.

C. Mức nhập cư.

D. Mức xuất cư.

Phương pháp giải:

Dựa vào kích thước quần thể.

Lời giải chi tiết:

Mức nhập cư có thể làm kích thước quần thể tăng một cách đột ngột.

Đáp án C.

7.33

Đường cong tăng trưởng có hình chữ J thường diễn ra trong những điều kiện nào?

(1) Mức độ sinh sản tối đa.
(2) Mức độ tử vong tối thiểu.
(3) Môi trường sống thoa mãn nhu cầu của các cá htể trong quần thể.
(4) Mức độ tử vong gần như bằng không.
A. (1), (2), (3).
B. (1), (2), (4).
C. (1), (3), (4).
D. (2), (3), (4).

Phương pháp giải:

Dựa vào các đường cong sinh trưởng của sinh vật.

Lời giải chi tiết:

Đường cong tăng trưởng có hình chữ J thường diễn ra trong những điều kiện:

(1) Mức độ sinh sản tối đa.
(2) Mức độ tử vong tối thiểu.
(3) Môi trường sống thoa mãn nhu cầu của các cá thể trong quần thể.

Đáp án A.

7.34

Khi nói về nguyên nhân của sự tăng trưởng nhanh ở quần thể người hiện nay, phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Chất lượng cuộc sông của con người ngày càng được cải thiện.
B. Tuổi thọ của con người ngày càng được tăng cao.
C. Con người ít bị bệnh.
D. Mức ửt vong thấp hơn mức sinh sản.

Phương pháp giải:

Dựa vào đường cong sinh trưởng của quần thể.

Lời giải chi tiết:

Phát biểu sai: Con người ít bị bệnh.

Đáp án C.

7.35

Sự biển động không theo chu kì thường xảy ra do những nguyên nhân nào sau đây?

(1) Thiên tai, lũ lụt.

(2) Dịch bệnh.

(3) Hoạt động khai thác của con người.

(4) Sự thay đổi có tính chu kì của môi trường sống.

A. (1), (2), (3).      C. (1), (3), (4).
B. (1), (2), (4).      D. (2), (3), (4).

Phương pháp giải:

Lý thuyết biến động theo chu kì.

Lời giải chi tiết:

Sự biển động không theo chu kì thường xảy ra do những nguyên nhân sau:

(1) Thiên tai, lũ lụt.

(2) Dịch bệnh.

(3) Hoạt động khai thác của con người.

Đáp án C.

7.36

Số lượng cá thể của quần thể rươi thường tăng mạnh vào khoảng từ tháng 9 đến tháng 1 âm lịch, sự biến động số lượng cá thể của quần thể rươi là kiểu biến động theo

A. chu kì ngày đêm.

B. chu kì tuần trăng.

C. chu kì mùa.

D. chu kì nhiều năm.

Phương pháp giải:

Số lượng cá thể của quần thể rươi thường tăng mạnh vào khoảng từ tháng 9 đến tháng 1 âm lịch.

Lời giải chi tiết:

Số lượng cá thể của quần thể rươi thường tăng mạnh vào khoảng từ tháng 9 đến tháng 1 âm lịch, sự biến động số lượng cá thể của quần thể rươi là kiểu biến động theo chu kì mùa.

Đáp án C.

7.37

Những phát biểu sau đây là đúng hay sai? Giải thích.
a) Thực vật ưa bóng thường có lá nhỏ và dày, lá xếp nghiêng so với mặt đất.
b) Thực vật sống ở những nơi có nhiệt độ cao thường có vỏ và tầng cuticle dày.
c) Động vật ưa hoạt động ban đêm thường có xúc giác, khứu giác và thính giác phát triển.
d) Thỏ Himalaya sống ở nhiệt độ cao có lông màu trắng, ngược lại, nếu sống ở vùng nhiệt độ thấp thường có lông mũi, tai, chân và đuôi màu đen.
e) Loài động vật sống ở vùng lạnh thường có kích thước cơ thể nhỏ hơn các loài tương tự sống ở vùng nóng.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức các đặc trưng của sinh thái học quần xã.

Lời giải chi tiết:

a) Sai. Đây là những đặc điểm của thực vật ưa sáng. Thực vật ưa bóng thường có lá to, mỏng và xếp ngang so với mặt đất nhằm thu nhận được nhều ánh sáng.
b) Đúng. Vỏ và tầng cuticle dày để cách nhiệt (chống nóng) và tránh thoát hơi nước.
c) Đúng. Động vật ưa hoạt động về đêm có xúc giác, khứu giác và thính giác phát triển để giúp chúng định hướng cảm nhận tiếp xúc, mùi, âm thanh trong đêm.
d) Đúng. Các bộ phân như mũi, tai, chân và đuôi thường dễ mất nhiệt vào mùa đông, do đó, lông ởnhững bộ phận này thường có màu đen nhằm hấp thụ ánh sáng và nhiệt.
e) Sai. Động vật sống ởvùng lạnh thường có kích thước cơ thể lớn hơn so với động vật ở vùng nóng nhằm hạn chế mất nhiệt vào mùa lạnh.

7.38

Theo dõi về giới hạn nhiệt độ của một số loài thực vật, người ta thu được số liệu trong bảng 7.2.

Dựa vào số liệu trong bảng 7.2:
a) Cho biết loài thực vật nào có vùng phân bố rộng nhất. Giải thích.
b) Loài thực vật nào thích hợp trồng vào mùa lạnh, loài thực vật nào thích hợp trồng vào mùa nóng? Giải thích.

Phương pháp giải:

Quan sát và dựa vào số liệu Bảng 7.2.

Lời giải chi tiết:

a) Khoai tây. Khoai tây có khoảng giới hạn nhiệt cao nhất nên khoai tây sẽ phân bố rộng nhất trong số 3 loài thực vật.
b) Khoai tây thích hợp trông vào mùa lạnh vì có khoảng giới hạn dưới thâp (4 °C) và có khoảng nhiệt thuận lợi thâp (14 - 23 °C). Dưa hâu và mía thích hợp trông vào mùa nóng vì có khoảng giới hạn trên cao (35 °C) và khoảng nhiệt thuận lợi cao (22 -30 °C).

7.39

Những phát biểu sau đây là đúng hay sai? Giải thích.

a) Sự thay đổi tỉ lệ sinh sản và tử vong là cơ chế chủ yếu điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.

b) Quan hệ hộ trợ giữa các cá thê trong quân thê thường diễn ra khi mật độ cá thể của quần thể cao.

c) Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể thường dẫn tới sự tuyệt diệt các cá thể cùng loài.

d) Trong trồng trọt, người ta thường sắp xếp cây trồng theo kiểu phân bố đều.

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết về các đặc trưng của quần xã.

Lời giải chi tiết:

a) Đúng. Tỉ lệ sinh sản và tử vong là yếu ốt chính và thường xuyên ảnh hưởng đến số lượng cá thể của quần thể.
b) Sai. Khi mật độ cá thế của quần thể cao thì quan hệ cạnh tranh diễn ra thường xuyên.
c) Sai. Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể không dẫn đến sự tuyệt diệt các cá thể cùng loài mà chỉ làm cho số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức phù hợp.
d) Đúng. Sắp xếp theo kiểu phân bố đều nhằm tận dụng tối đa nguồn sống, đồng thời giảm sự cạnh tranh giữa các cá thể của quần thể.

7.40

Hình 7.1 thể hiện sự phân bố của các cá thể ở 3 quần thể sinh vật: quần thể sinh vật X - hình tròn, quần thể sinh vật Y - hình tam giác và quần thể sinh vật Z - hình thoi.

a) Xác định kiểu phân bố của các quần thể sinh vật X, Y và Z. Giải thích.
b) Xác định mật độ (số cá thể/m^2) của từng quần thể sinh vật.

Phương pháp giải:

Quan sát Hình 7.1.

Lời giải chi tiết:

a) Quần thể X phân bố đều - các cá thể phân bố cách nhau một khoảng đều nhất định. Quần thể Y phân bố theo nhóm - các cá thể tụ tập theo từng nhóm nhỏ. Quần thể Z phân bố ngẫu nhiên - các cá thể phân bố ngẫu nhiên trong khu vực sống.

b) Mật độ cá thể của từng quần thể: X= 20/15 = 1,33 cá thể/m^2, Y= 24/15 = 16, cá thể/m^2, Z= 16/15 = 1,07 cá thể/m^2.

7.41

Hình 7.2 thể hiện cấu trúc dân số của 3 quần thể người: Nigeria, Việt Nam và Nhật Bản.

a) Nhận xét xu hướng phát triển của 3 quần thể người trong hình 7.2.
b) Cần có những chính sách dân số gì để cầu trúc dân số của 3 quần thể người trong hình 7.2 tiến dần tới xu thể ổn định?

Phương pháp giải:

Quan sát Hình 7.2.

Lời giải chi tiết:

a) Quần thể người Nigeria đang trong giai đoạn phát triển mạnh.
Quần thể người Việt Nam đang trong giai đoạn ổn định và có xu hướng già hoá. Quần thể người Nhật Bản đang trong giai đoạn già hóa mạnh.
b) Cần có biện pháp giảm tỉ lệ sinh và tăng tuổi thọ đối với người Nigeria.
Cần có biện pháp duy trì và tăng nhẹ tỉ lệ sinh, đồng thời tăng tuổi thọ của người Việt Nam.
Cần có biện pháp tăng cường tỉ lệ sinh của người Nhật Bản.

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close