Hướng dẫn phân tích và trả lời một số câu hỏi chủ đề 2 trang 12, 13, 14 SBT Sinh 12 Cánh diềuKhẳng định nào sau đây về nhiễm sắc thể là không đúng? Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
2.1 Khẳng định nào sau đây về nhiễm sắc thể là không đúng?
A. Nhiễm sắc thể là cấu trúc nằm trong nhân tế bào sinh vật nhân thực.
B. Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực được cấu tạo từ DNA và protein histone.
C. Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân sơ được cấu tạo từ RNA và protein histone.
D. Nhiễm sắc thể có kích thước chiều ngang lớn nhất ở kì giữa của nguyên phân.
Phương pháp giải: Vận dụng lý thuyết về nhiễm sắc thể Lời giải chi tiết: Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân sơ được cấu tạo từ RNA và protein histone. Đáp án C. 2.2 Phát biểu nào sau đây về telomere là không đúng?
A. Telomere là vùng chứa các nucleotide ở tận cùng của mỗi cánh chromatid.
B. Telomere mang các trình tự lặp lại với tần suất hàng nghìn lần.
C. Telomere bị ngắn dần theo thời gian sống của sinh vật.
D. Telomere chỉ có ở nhiễm sắc thể của những cơ thể sinh vật chưa đến tuổi thành thục sinh sản.
Phương pháp giải: Vận dụng lý thuyết về telomere. Lời giải chi tiết: Telomere chỉ có ở nhiễm sắc thể của những cơ thể sinh vật chưa đến tuổi thành thục sinh sản. Đáp án D. 2.3 Chromatid có đường kính bằng bao nhiêu nanomet?
A. 30 nm
B. 300 nm
C. 700 nm
D. 1400 nm
Phương pháp giải: Vận dụng lý thuyết cấu trúc hiển vi của nhiễm sắc thể Lời giải chi tiết: Chromatid có đường kính bằng 700 nm Đáp án C. 2.4 Nhiễm sắc thể là cấu trúc (1) của tế bào, có khả năng lưu giữ, bảo quản (2), điều hoà hoạt động của gene. Đồng thời nhiễm sắc thể có khả năng truyền thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào. Vị trí (1) và (2) tương ứng là:
A. (1) nằm trong nhân tế bào, (2) thông tin di truyền
B. (1) mang gene, (2) thông tin di truyền
C. (1) nằm trong nhân tế bào, (2) vật chất di truyền
D. (1) mang gene, (2) vật chất di truyền
Phương pháp giải: Lý thuyết nhiễm sắc thể. Lời giải chi tiết: Nhiễm sắc thể là cấu trúc mang gene của tế bào, có khả năng lưu giữ, bảo quản thông tin di truyền, điều hoà hoạt động của gene. Đồng thời nhiễm sắc thể có khả năng truyền thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào. 2.5 Nối thông tin tương ứng ở cột A và cột B. Phương pháp giải: Vận dụng lý thuyết về NST. Lời giải chi tiết: (a) - (4) (b) - (6) (c) - (5) (d) - (2) (e) - (1) (g) - (3) 2.6 Các số thứ tự 1, 2, 3, 4 trong hình 2.1 chú thích cho các bộ phận nào của nhiễm sắc thể?
A. 1: Telomere, 2: Cánh ngắn, 3: Cánh dài, 4: Tâm động.
B. 1: Telomere, 2: Cánh dài, 3: Cánh ngắn, 4: Tâm động.
C. 1: Tâm động, 2: Cánh dài, 3: Cánh ngắn, 4: Telomere.
D. 1: Cánh ngắn, 2: Tâm động, 3: Cánh dài, 4: Telomere.
Phương pháp giải: Quan sát hình 2.1 Lời giải chi tiết: Đáp án A. 2.7 Giao tử tái tổ hợp được hình thành nhờ quá trình nào sau đây?
A. Tiếp hợp, trao đổi chéo giữa các chromatid chị em trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở giảm phân.
B. Tiếp hợp, trao đổi chéo giữa các chromatid chị em trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở nguyên phân.
C. Tiếp hợp, trao đổi chéo giữa các chromatid không chị em trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở giảm phân.
D. Tiếp hợp, trao đổi chéo giữa các chromatid không chị em trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở nguyên phân.
Phương pháp giải: Vận dụng lý thuyết NST Lời giải chi tiết: Đáp án C. 2.8 Ở sinh vật sinh sản hữu tính, sự xuất hiện tính trạng mới ở thế hệ con là do
A. sự vận động và phân li của các nhiễm sắc thể trong nguyên phân.
B. sự vận động và phân li của các nhiễm sắc thể trong giảm phân.
C. sự vận động và phân li của các nhiễm sắc thể trong nguyên phân và thụ tinh.
D. sự vận động và phân li của các nhiễm sắc thể trong giảm phân và thụ tinh.
Phương pháp giải: Lý thuyết về NST Lời giải chi tiết: Đáp án D. 2.9 Mức độ xoắn của nhiễm sắc thể tăng dần ở các bậc cấu trúc siêu hiển vi theo trật tự nào sau đây?
A. Nucleosome, chromatid, sợi cơ bản, sợi siêu xoắn.
B. Nucleosome, sợi cơ bản, sợi siêu xoắn, chromatid.
C. Nucleosome, sợi nhiễm sắc, sợi siêu xoắn, chromatid.
D. Nucleosome, sợi siêu xoắn, sợi nhiễm sắc, chromatid.
Phương pháp giải: Vận dụng lí thuyết cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể. Lời giải chi tiết: Mức độ xoắn của nhiễm sắc thể tăng dần ở các bậc cấu trúc siêu hiển vi theo trật tự: Nucleosome, sợi nhiễm sắc, sợi siêu xoắn, chromatid. Đáp án C. 2.10 Trong thực tiễn tạo giống cây trồng, vật nuôi, để tạo các tính trạng mới ở các cá thể con có thể dựa vào quá trình nào sau đây?
A. Nhiễm sắc thể nhân đôi và phân li đồng đều về hai tế bào con trong nguyên phân.
B. Nhiễm sắc thể nhân đôi và phân li đồng đều về các giao tử trong giảm phân.
C. Nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng tiếp hợp, trao đổi chéo trong nguyên phân.
D. Nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng tiếp hợp, trao đổi chéo trong giảm phân.
Phương pháp giải: Vận dụng lý thuyết NST Lời giải chi tiết: Trong thực tiễn tạo giống cây trồng, vật nuôi, để tạo các tính trạng mới ở các cá thể con có thể dựa vào quá trình: Nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng tiếp hợp, trao đổi chéo trong giảm phân. Đáp án D. 2.11 Khẳng định nào sau đây về đột biến nhiễm sắc thể là không đúng?
A. Biến đổi về số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào soma.
B. Biến đổi về cấu trúc nhiễm sắc thể.
C. Nhiễm sắc thể tháo xoắn trong quá trình phân bào.
D. Nhiễm sắc thể bị ngắn lại ở telomere.
Phương pháp giải: Vận dụng lý thuyết về đột biến NST. Lời giải chi tiết: Khẳng định không đúng: Nhiễm sắc thể tháo xoắn trong quá trình phân bào. Đáp án C. 2.12 Phát biểu nào sau đây về đột biến lệch bội là không đúng?
A. Mất một nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng.
B. Mất hai nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng.
C. Thêm một nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng.
D. Thêm một nhiễm sắc thể ở mỗi cặp tương đồng.
Phương pháp giải: Vận dụng lý thuyết đột biến NST. Lời giải chi tiết: Thêm một nhiễm sắc thể ở mỗi cặp tương đồng là đột biến đa bội. Đáp án D. 2.13 Phát biểu nào sau đây về cơ chế phát sinh đột biến đa bội là không đúng?
A. Sự kết hợp giữa giao tử đơn bội và giao tử lưỡng bội trong thụ tinh.
B. Sự kết hợp giữa giao tử lưỡng bội và giao tử lưỡng bội trong thụ tinh.
C. Sự kết hợp giữa giao tử thiếu một nhiễm sắc thể với giao tử đơn bội trong thụ tinh.
D. Sự kết hợp giữa hai giao tử đơn bội của hai loài khác nhau trong thụ tinh, hợp tử bị tứ bội hoá.
Phương pháp giải: Vận dụng lý thuyết cơ chế phát sinh đột biến đa bội. Lời giải chi tiết: Phát biểu sai: Sự kết hợp giữa giao tử thiếu một nhiễm sắc thể với giao tử đơn bội trong thụ tinh. Đáp án C. 2.14 Phát biểu nào sau đây về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là không đúng?
A. Nhiễm sắc thể bị mất đi một đoạn.
B. Nhiễm sắc thể nhận được một đoạn chuyển đến từ nhiễm sắc thể không tương đồng khác.
C. Nhiễm sắc thể cho và nhận được một đoạn tương đồng chuyển đến từ nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng.
D. Nhiễm sắc thể không thay đổi về số lượng các đoạn nhưng có sự đảo vị trí giữa hai đoạn.
Phương pháp giải: Lý thuyết đột biến NST. Lời giải chi tiết: Phát biểu không đúng: Nhiễm sắc thể cho và nhận được một đoạn tương đồng chuyển đến từ nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng. Đáp án C 2.15 Mất đoạn gây ra (1) trên nhiễm sắc thể. Đảo đoạn không làm thay đổi số lượng gene nhưng làm thay đổi (2) trên nhiễm sắc thể. Lặp đoạn gây ra sự tăng bất thường số lượng gene trên nhiễm sắc thể. Chuyển đoạn gây ra sự sắp xếp lại các nhóm gene liên kết. Vị trí (1) và (2) tương ứng là:
A. (1) giảm bất thường số lượng gene, (2) vị trí của gene
B. (1) giảm bất thường số lượng gene, (2) cấu trúc của gene
C. (1) đảo vị trí của gene, (2) cấu trúc của gene
D. (1) đảo vị trí của gene, (2) nhóm gene liên kết
Phương pháp giải: Đột biến mất đoạn NST. Lời giải chi tiết: (1) giảm bất thường số lượng gene, (2) vị trí của gene. Đáp án A. 2.16 Đột biến lệch bội thường gây (1), ảnh hưởng đến sự biểu hiện gene, gây giảm sức sống và khả năng sinh sản. Đột biến đa bội lẻ thường không có khả năng sinh sản do (2). Đột biến đa bội chẵn tạo được giao tử bình thường nên có khả năng sinh sản. Vị trí (1) và (2) tương ứng là:
A. (1) giảm bất thường số lượng gene, (2) không tạo được giao tử bình thường
B. (1) mất cân bằng hệ gene, (2) không tạo được giao tử bình thường
C. (1) mất cân bằng hệ gene, (2) tạo được giao tử lưỡng bội
D. (1) mất cân bằng hệ gene, (2) tạo được giao tử lệch bội
Phương pháp giải: Vận dụng lý thuyết đột biến lệch bội. Lời giải chi tiết: (1) mất cân bằng hệ gene, (2) không tạo được giao tử bình thường Đáp án B. 2.17 Nối thông tin tương ứng ở cột A và cột B. Phương pháp giải: Dựa vào thông tin ở cột A và cột B. Lời giải chi tiết: (a) - (3) (b) - (1) (c) - (4) (d) - (2) 2.18 Nếu hình số 1 là nhiễm sắc thể bình thường, các hình số 2, 3, 4 trong hình 2.2 là các dạng đột biến nhiễm sắc thể nào?
A. 2: Mất đoạn, 3: Lặp đoạn, 4: Đảo đoạn.
B. 2: Mất đoạn, 3: Chuyển đoạn, 4: Đảo đoạn.
C. 2: Đảo đoạn, 3: Lặp đoạn, 4: Mất đoạn.
D. 2: Lặp đoạn, 3: Đảo đoạn, 4: Mất đoạn.
Phương pháp giải: Quan sát hình 2.2 Lời giải chi tiết: Đáp án A. 2.19 Hình 2.3 mô tả cơ chế phát sinh dạng đột biến nhiễm sắc thể nào?
A. Chuyển đoạn và mất đoạn.
B. Chuyển đoạn và lặp đoạn.
C. Mất đoạn và lặp đoạn.
D. Chuyển đoạn tương hỗ.
Phương pháp giải: Quan sát Hình 2.3 Lời giải chi tiết: Đáp án C 2.20 Dạng đột biến nào sau đây là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho tiến hoá?
A. Thể khuyết nhiễm.
B. Thể ba nhiễm.
C. Thể tam bội.
D. Thể tứ bội.
Phương pháp giải: Vận dụng lý thuyết đột biến NST Lời giải chi tiết: Thể tứ bội là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho tiến hoá. Đáp án D. 2.21 Thể khảm được hình thành do đột biến nhiễm sắc thể phát sinh từ quá trình nào sau đây?
A. Lai xa giữa hai loài khác nhau và đột biến đa bội hoá hợp tử.
B. Rối loạn giảm phân tạo giao tử khuyết nhiễm.
C. Rối loạn nguyên phân ở giai đoạn sớm của hợp tử.
D. Rối loạn giảm phân tạo giao tử lưỡng bội.
Phương pháp giải: Thể khảm là thuật ngữ trong di truyền học dùng để chỉ một cơ thể hoặc mô có ít nhất hai tập hợp tế bào có bộ nhiễm sắc thể mang các gen khác hẳn. Lời giải chi tiết: Đáp án C. 2.22 Hội chứng Down ở người (3 nhiễm sắc thể số 21) hình thành do dạng đột biến nào sau đây gây ra?
A. Lặp đoạn.
B. Mất đoạn.
C. Tam bội.
D. Thể ba nhiễm.
Phương pháp giải: Vận dụng lý thuyết hội chứng Down. Lời giải chi tiết: Hội chứng Down ở người (3 nhiễm sắc thể số 21) hình thành do dạng đột biến Thể ba nhiễm gây ra. Đáp án D. 2.23 Hình 2.4 mô tả bộ nhiễm sắc thể của người mắc hội chứng nào?
A. Down
B. Turner
C. Klinfelter
D. Cri-du-Chat
Phương pháp giải: Quan sát hình 2.4 Lời giải chi tiết: Đáp án C. 2.24 Dạng đột biến nhiễm sắc thể nào sau đây không gây hậu quả giảm khả năng sinh sản ở thực vật?
A. Lệch bội
B. Tam bội
C. Tứ bội
D. Mất đoạn lớn
Phương pháp giải: Hậu quả của đột biến NST. Lời giải chi tiết: Dạng đột biến tứ bội không gây hậu quả giảm khả năng sinh sản ở thực vật. Đáp án C 2.25 Mệnh đề nào sau đây là không đúng về cơ sở tế bào học của quy luật phân li?
A. Hai allele của một gene nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
B. Cặp nhiễm sắc thể tương đồng phân li trong giảm phân dẫn tới mỗi giao tử chỉ mang một allele.
C. Cặp nhiễm sắc thể tương đồng phân li trong giảm phân dẫn tới mỗi giao tử đồng thời mang hai allele.
D. Sự kết hợp ngẫu nhiên giữa hai giao tử trong thụ tinh dẫn tới hình thành tổ hợp cặp allele ở thế hệ con.
Phương pháp giải: Vận dụng cơ sở tế bào học của quy luật phân li Lời giải chi tiết: Đáp án C. 2.26 Mệnh đề nào sau đây không phải là giả thuyết của Mendel về sự phân li và kết hợp các nhân tố di truyền trong quy luật phân li?
A. Trong một cơ thể, mỗi nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp, một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ.
B. Nhân tố di truyền phân li trong giảm phân và tổ hợp trong thụ tinh.
C. Mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền.
D. Tính trạng được biểu hiện ở F1 có thể là tính trạng trội, có thể là tính trạng trung gian.
Phương pháp giải: Vận dụng lý thuyết về quy luật phân li. Lời giải chi tiết: Đáp án D. 2.27 Phát biểu nào sau đây về cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập là khôngđúng?
A. Hai allele của một gene quy định tính trạng với kiểu hình tương phản.
B. Hai gene quy định hai tính trạng nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
C. Khi cơ thể F1 giảm phân, các cặp nhiễm sắc thể tương đồng phân li độc lập với nhau.
D. Sự kết hợp ngẫu nhiên với xác suất như nhau giữa các giao tử trong thụ tinh tạo nên tỉ lệ phân li ở thế hệ F2.
Phương pháp giải: Dựa vào cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập. Lời giải chi tiết: Đáp án B. 2.28 Phát biểu nào sau đây về tính trội không hoàn toàn là không đúng?
A. Thể dị hợp có kiểu hình trung gian.
B. Một allele không át chế hoàn toàn sự biểu hiện của allele còn lại trong cặp.
C. Trong phép lai giữa hai thể đồng hợp có kiểu hình tương phản, tính trạng biểu hiện ở F1 là tính trạng trội.
D. Trong phép lai giữa hai thể đồng hợp có kiểu hình tương phản, tỉ lệ kiểu hình ở F2 là 1 : 2 : 1.
Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về trội không hoàn toàn. Lời giải chi tiết: Trong phép lai giữa hai thể đồng hợp có kiểu hình tương phản, tính trạng biểu hiện ở F1 là tính trạng trội. Đáp án C. 2.29 Phát biểu nào sau đây về gene đa hiệu là không đúng?
A. Một gene mã hoá cho nhiều phân tử protein.
B. Một gene chi phối nhiều tính trạng.
C. Một gene mã hoá cho một loại phân tử protein có mặt ở nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể.
D. Một gene mã hoá cho một phân tử enzyme tác động đến nhiều phản ứng hoá sinh.
Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về gene đa hiệu. Lời giải chi tiết: Đáp án A. 2.30 Ngựa có thể có màu lông trắng (ngựa bạch), lông hạt dẻ hoặc lông vàng trắng. Trong đó, ngựa có màu lông vàng trắng là không thuần chủng. Khi thực hiện lai giống ngựa, các phép lai thu được kết quả như sau:Ngựa lông trắng × ngựa lông vàng trắng → ½ ngựa lông trắng : ½ ngựa lông vàng trắng. Ngựa lông hạt dẻ × ngựa lông vàng trắng → ½ ngựa lông hạt dẻ : ½ ngựa lông vàng trắng. Ngựa lông vàng trắng × ngựa lông vàng trắng → ¼ ngựa lông hạt dẻ : ½ ngựa lông vàng trắng : ¼ ngựa lông trắng.
Nếu cho ngựa lông hạt dẻ lai với ngựa lông trắng, sẽ thu được các cá thể ngựa con với tỉ lệ kiểu hình nào sau đây? A. 100% ngựa lông hạt dẻ.
B. 100% ngựa lông trắng.
C. 100% ngựa lông vàng trắng.
D. ½ ngựa lông hạt dẻ : ½ ngựa lông trắng.
Phương pháp giải: Vận dụng quy luật di truyền Mendel Lời giải chi tiết: 100% ngựa lông vàng trắng. Đáp án C 2.31 Nối thông tin tương ứng giữa cột A và cột B Phương pháp giải: Dựa vào thông tin trong bảng. Lời giải chi tiết: (a) - (2) (b) - (4) (c) - (3) (d) - (1) 2.32 Sản phẩm của các gene không allele có thể tương tác với nhau theo các kiểu khác nhau: Sản phẩm của các gene không allele (1) với nhau nhưng tham gia vào (2), từ đó tham gia hình thành nên tính trạng. Sản phẩm của các gene không allele (3) với nhau cùng quy định một tính trạng, trong đó mỗi gene đóng góp một phần vào sự hình thành tính trạng chung.
Các vị trí (1), (2) và (3) tương ứng là: A. (1) không tương tác trực tiếp, (2) một phân tử protein nhiều thành phần, (3) tương tác trực tiếp
B. (1) không tương tác trực tiếp, (2) một con đường chuyển hoá, (3) tương tác trực tiếp
C. (1) tương tác trực tiếp, (2) một con đường chuyển hoá, (3) không tương tác trực tiếp
D. (1) tương tác trực tiếp, (2) một phân tử protein nhiều thành phần, (3) không tương tác trực tiếp
Phương pháp giải: Dựa vào lý thuyết tương tác gene. Lời giải chi tiết: (1) không tương tác trực tiếp, (2) một con đường chuyển hoá, (3) tương tác trực tiếp. Đáp án B. 2.33 Phát biểu nào sau đây về tương tác gene không allele là không đúng?
A. Sản phẩm của các gene không allele là các enzyme tham gia vào một con đường chuyển hoá quy định tính trạng chung.
B. Sản phẩm của các gene không allele là các tiểu phần của một phân tử protein hoặc enzyme.
C. Sản phẩm của mỗi allele quy định một trạng thái khác nhau của cùng một tính trạng.
D. Nếu một allele đột biến mất chức năng, kiểu hình chung bị ảnh hưởng.
Phương pháp giải: Dựa vào lý thuyết tương tác gene. Lời giải chi tiết: Phát biểu sai: Sản phẩm của mỗi allele quy định một trạng thái khác nhau của cùng một tính trạng. Đáp án C. 2.34 Một nghiên cứu chỉ ra rằng tính trạng màu lông do một gene quy định, tuy nhiên, có thể quan sát được thỏ với bốn màu lông khác nhau: bạch tạng, nâu, trắng có đốm đen (kiểu hình chinchilla), trắng ở thân và đen ở chi (kiểu hình hymalaya). Sự di truyền tính trạng màu lông thỏ tuân theo hiện tượng di truyền nào?
A. Trội không hoàn toàn.
B. Gene đa hiệu.
C. Tương tác gene không allele.
D. Gene đa allele.
Phương pháp giải: Dựa vào kiến thức về tương tác gene. Lời giải chi tiết: Sự di truyền tính trạng màu lông thỏ tuân theo hiện tượng di truyền gene đa allele. Đáp án D. 2.35 Điền từ còn thiếu vào chỗ trống trong các câu sau đây:
Nhiễm sắc thể giới tính là các nhiễm sắc thể có vai trò xác định ... của cá thể. Tỉ lệ giới tính đực : cái trong tự nhiên xấp xỉ là ... : .... Tỉ lệ này là do sự ... của cặp nhiễm sắc thể giới tính trong giảm phân và sự ... ngẫu nhiên của các giao tử trong quá trình thụ tinh.
Phương pháp giải: Lý thuyết vai trò của NST giới tính. Lời giải chi tiết: (1) giới tính (2) 1:1 (3) phân li (4) tổ hợp 2.36 Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Ở sinh vật, giới dị giao tử luôn là giới đực, giới đồng giao tử luôn là giới cái.
B. Ở châu chấu, con đực có thể tạo giao tử mang nhiễm sắc thể X và giao tử không mang nhiễm sắc thể giới tính.
C. Ở một số loài côn trùng như bướm, cá thể đực là giới đồng giao tử, cá thể cái là giới dị giao tử.
D. Giới tính ở sinh vật không phải luôn được xác định bởi cặp nhiễm sắc thể giới tính.
Phương pháp giải: Dựa vào kiến thức nhiễm sắc thể giới tính. Lời giải chi tiết: Ở sinh vật, giới dị giao tử luôn là giới đực, giới đồng giao tử luôn là giới cái. Đáp án A. 2.37 Bệnh máu khó đông (hemophilia) là bệnh di truyền liên kết giới tính do đột biến gene lặn nằm trên nhiễm sắc thể X và không gây chết ở tuổi còn trẻ. Nhận định nào sau đây là không đúng?
A. Bố bị máu khó đông và mẹ là thể mang gene bệnh có nguy cơ sinh con gái bị bệnh là 25%.
B. Bố không bị bệnh và mẹ là thể mang gene bệnh có nguy cơ sinh con bị bệnh là 25% và đó là con trai.
C. Bố bị máu khó đông và mẹ không mang gene bệnh có nguy cơ sinh con bị bệnh là 50%.
D. Mẹ bị máu khó đông thì con trai cũng bị máu khó đông.
Phương pháp giải: Bệnh máu khó đông (hemophilia) là bệnh di truyền liên kết giới tính do đột biến gene lặn nằm trên nhiễm sắc thể X và không gây chết ở tuổi còn trẻ. Lời giải chi tiết: Bố bị máu khó đông và mẹ không mang gene bệnh có nguy cơ sinh con bị bệnh là 50%. Đáp án C. 2.38 Một người phụ nữ mắc bệnh di truyền do đột biến gene lặn nằm trên X. Những nhận định nào sau đây về bố mẹ của người này là đúng?
(1) Mẹ của người này truyền allele lặn gây bệnh cho cô ấy. (2) Bố của người này có khả năng mắc bệnh đó. (3) Mẹ của người này không biểu hiện bệnh đó. A. (1)
B. (2)
C. (1) và (2)
D. (2) và (3)
Phương pháp giải: Một người phụ nữ mắc bệnh di truyền do đột biến gene lặn nằm trên X. Lời giải chi tiết: (1) Mẹ của người này truyền allele lặn gây bệnh cho cô ấy. Đáp án C. 2.39 Máu khó đông là bệnh di truyền hiếm gặp trong quần thể. Người đàn ông A bị máu khó đông kết hôn với người phụ nữ B không mắc bệnh. Họ có 4 con gồm: hai con trai (C và D) và hai con gái (E và G), cả bốn người con đều không biểu hiện bệnh máu khó đông. Các con của A và B đều kết hôn với những người không bị bệnh; không có người con nào của C và D bị bệnh; các con trai của E và G bị máu khó đông, còn các con gái của họ không bị bệnh.
(1) Nhận định nào sau đây giải thích cho lí do C, D, E, G không bị máu khó đông là đúng? A. Máu khó đông là bệnh do gene lặn liên kết nhiễm sắc thể X và người đàn ông A chỉ truyền nhiễm sắc thể Y cho các con của người này.
B. Máu khó đông là bệnh do gene lặn liên kết nhiễm sắc thể X và các con C, D, E và G nhận nhiễm sắc thể X mang gene bình thường từ người mẹ B.
C. Máu khó đông là bệnh liên kết nhiễm sắc thể Y, các con C, D, E và G chỉ nhận nhiễm sắc thể X từ người đàn ông A.
D. Máu khó đông là bệnh liên kết nhiễm sắc thể X, C và D phải nhận allele đột biến lặn trên nhiễm sắc thể X từ người đàn ông A.
Phương pháp giải: Máu khó đông là bệnh di truyền hiếm gặp trong quần thể. Người đàn ông A bị máu khó đông kết hôn với người phụ nữ B không mắc bệnh. Họ có 4 con gồm: hai con trai (C và D) và hai con gái (E và G), cả bốn người con đều không biểu hiện bệnh máu khó đông. Các con của A và B đều kết hôn với những người không bị bệnh; không có người con nào của C và D bị bệnh; các con trai của E và G bị máu khó đông, còn các con gái của họ không bị bệnh. Lời giải chi tiết: (1) B (2) A (3) D 2.40 Bệnh mù màu (không phân biệt được màu đỏ và màu lục) do gene lặn liên kết nhiễm sắc thể X quy định. Một người đàn ông bị mù màu kết hôn với một phụ nữ không mắc bệnh, họ có một con gái không bị mù màu. Nếu người con gái này kết hôn với một người đàn ông không bị bệnh, xác xuất họ sinh con đầu tiên là con trai và bị mù màu là bao nhiêu?
A. 0%
B. 25%
C. 50%
D. 75%
Phương pháp giải: Bệnh mù màu (không phân biệt được màu đỏ và màu lục) do gene lặn liên kết nhiễm sắc thể X quy định. Lời giải chi tiết: Xác xuất họ sinh con đầu tiên là con trai và bị mù màu là 25%. 2.41 Ghép các khái niệm với giải thích cho phù hợp. Phương pháp giải: Quan sát dựa vào bảng thông tin. Lời giải chi tiết: (a) - (3) (b) - (4) (c) - (5) (d) - (1) (e) - (2) 2.42 Quan sát hình 2.5 về sự tiếp hợp và trao đổi chéo của hai nhiễm sắc thể kép trong một cặp nhiễm sắc thể tương đồng, biểu diễn vị trí của 3 gene liên kết (A, B, C).
Nếu có sự trao đổi chéo xảy ra ở vị trí giữa gene A và B như hình 2.5, các loại giao tử mà tế bào này có thể tạo ra được là gì? A. ABC, abc, Abc, aBC
B. Abc, aBC
C. ABC, abc
D. ABC, ABc, abc, abC
Phương pháp giải: Quan sát hình 2.5 Lời giải chi tiết: ABC, abc, Abc, aBC Đáp án A. 2.43 Một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 16. Cặp nhiễm sắc thể giới tính của loài này ở cá thể cái là XX, ở cá thể đực là XY. Số nhóm liên kết ở loài động vật này là bao nhiêu?
A. 16
B. 8
C. 9
D. 17
Phương pháp giải: Một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 16. Cặp nhiễm sắc thể giới tính của loài này ở cá thể cái là XX, ở cá thể đực là XY. Lời giải chi tiết: Số nhóm liên kết ở loài động vật này là: 8 (=n). Đáp án B. 2.44 Trao đổi chéo là gì?
A. Sự trao đổi vật chất di truyền giữa các đoạn tương đồng của hai chromatid chị em của một nhiễm sắc thể kép, xảy ra ở kì đầu của giảm phân II.
B. Sự trao đổi vật chất di truyền giữa các đoạn tương đồng của hai chromatid không chị em trong cặp tương đồng, xảy ra ở kì đầu của giảm phân I.
C. Sự di truyền các gene liên kết nhiễm sắc thể giới tính.
D. Trạng thái của nhiễm sắc thể kép sau khi nhân đôi ở pha S của chu kì tế bào.
Phương pháp giải: Khái niệm trao đổi chéo. Lời giải chi tiết: Trao đổi chéo là sự trao đổi vật chất di truyền giữa các đoạn tương đồng của hai chromatid không chị em trong cặp tương đồng, xảy ra ở kì đầu của giảm phân I. Đáp án A. 2.45 Các quá trình nào sau đây có thể tạo ra các giao tử tái tổ hợp?
A. Sự phân li các allele của một gene trong tế bào ở thể dị hợp tử về gene đó.
B. Sự phân li cùng nhau của hai gene liên kết trong tế bào ở thể dị hợp tử kép về hai gene.
C. Sự trao đổi chéo giữa hai gene liên kết trong tế bào ở thể dị hợp tử kép về hai gene đó.
D. Sự phân li của hai gene nằm trên hai nhiễm sắc thể khác nhau ở thể đồng hợp tử về hai gene đó.
Phương pháp giải: Lý thuyết sự phân li của NST Lời giải chi tiết: Sự trao đổi chéo giữa hai gene liên kết trong tế bào ở thể dị hợp tử kép về hai gene đó coa thể tạo ra giao tử tái tổ hợp. Đáp án C. 2.46 Xét 3 gene A, B và D cùng nằm trên một nhiễm sắc thể. Khoảng cách giữa các gene được biểu diễn bằng sơ đồ sau:
A. ABD/abd và abd/abd B. ABd/abd và abD/abd C. ABD/ABD và abd/abd
D. ABd/ABd và abD/abD
Phương pháp giải: Khoảng cách giữa các gene là tần số hoán vị gene. Lời giải chi tiết: Các cá thể có KG có tần số cáp nhất là: ABd/abd và abD/abd Đáo án B. 2.47 Khẳng định nào sau đây về vị trí của gene là đúng?
A. Gene chỉ nằm trong nhân tế bào.
B. Gene chỉ nằm trong ti thể, lục lạp.
C. Gene nằm trong nhân tế bào, ti thể và lục lạp.
D. Gene nằm trong nhân tế bào, ti thể, lục lạp và thể golgi.
Phương pháp giải: Dựa vào vị trí của gene trong nhân. Lời giải chi tiết: Gene nằm trong nhân tế bào, ti thể và lục lạp. 2.48 Phát biểu nào sau đây về gene ngoài nhân là đúng?
A. Gene ngoài nhân nằm trên phân tử DNA mạch xoắn kép, không đóng vòng.
B. Gene ngoài nhân không mã hoá mRNA.
C. Gene ngoài nhân mã hoá một số protein màng tế bào.
D. Gene ngoài nhân mã hoá một số protein màng ti thể hoặc lục lạp.
Phương pháp giải: Vận dụng lý thuyết về gene ngoài nhân. Lời giải chi tiết: Gene ngoài nhân mã hoá một số protein màng ti thể hoặc lục lạp. Đáp án D. 2.49 Phát biểu nào sau đây về đặc điểm di truyền của gene ngoài nhân là không đúng?
A. Kết quả phép lai thuận và nghịch là khác nhau.
B. Các tính trạng di truyền theo dòng mẹ.
C. Các tính trạng di truyền tuân theo quy luật di truyền Mendel và mở rộng.
D. Có hiện tượng di truyền không đồng nhất.
Phương pháp giải: Dựa vào đặc điểm di truyền của gene ngoài nhân. Lời giải chi tiết: Các tính trạng di truyền tuân theo quy luật di truyền Mendel và mở rộng. Đáp án C. 2.50 Phát biểu nào sau đây về hiện tượng di truyền theo dòng mẹ là không đúng?
A. Tính trạng do gene ngoài nhân quy định.
B. Tính trạng biểu hiện ở thế hệ con chỉ phụ thuộc vào cá thể mẹ.
C. Tính trạng biểu hiện ở thế hệ con phụ thuộc vào cá thể bố và mẹ.
D. Kết quả phép lai thuận và nghịch là khác nhau.
Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về di truyền theo dòng mẹ. Lời giải chi tiết: Phát biểu không đúng: Tính trạng biểu hiện ở thế hệ con phụ thuộc vào cá thể bố và mẹ. Đáp án C. 2.51 Gene mã hoá protein xúc tác sinh tổng hợp diệp lục nằm trên phân tử DNA (1). Khi gene này bị (2) mất chức năng, diệp lục không được tổng hợp nên lá cây có màu (3). Tế bào có chứa nhiều lục lạp, phân tử DNA trong mỗi lục lạp có thể mang gene đột biến hoặc không đột biến. Vị trí (1), (2) và (3) tương ứng là:
A. (1) lục lạp, (2) đột biến, (3) đốm hoặc trắng
B. (1) nhân, (2) đột biến, (3) đốm hoặc trắng
C. (1) lục lạp, (2) đột biến, (3) xanh
D. (1) nhân, (2) đột biến, (3) xanh
Phương pháp giải: Vận dụng lý thuyết về NST. Lời giải chi tiết: A. (1) lục lạp, (2) đột biến, (3) đốm hoặc trắng 2.52 Khẳng định nào sau đây không phải là cơ sở di truyền của gene ngoài nhân.
A. Gene quy định tính trạng nằm trong lục lạp hoặc ti thể.
B. Tế bào chứa nhiều lục lạp hoặc ti thể, mỗi lục lạp hoặc ti thể có thể mang gene đột biến hoặc không đột biến.
C. Sự phân chia không đồng đều tế bào chất trong giảm phân tạo ra các tế bào tinh trùng mang gene đột biến hoặc không đột biến khác nhau.
D. Sự phân chia không đồng đều tế bào chất trong giảm phân tạo ra các tế bào trứng mang gene đột biến hoặc không đột biến khác nhau.
Phương pháp giải: Dựa vào cơ sở di truyền của gene ngoài nhân. Lời giải chi tiết: Sự phân chia không đồng đều tế bào chất trong giảm phân tạo ra các tế bào tinh trùng mang gene đột biến hoặc không đột biến khác nhau. Đáp án C. 2.53 Khi phân tích sự di truyền của gene quy định protein sinh tổng hợp lục lạp ở cây hoa phấn, nhà khoa học thu được các thông tin như trình bày dưới đây. Nối thông tin tương ứng ở cột A và cột B. Phương pháp giải: Quan sát thông tin bảng dưới đây. Lời giải chi tiết: (a) - (2) (b) - (1) (c) - (3) 2.54 Hình 2.6 mô tả sơ đồ phương pháp sinh trẻ “ba cha mẹ”. Các số 1, 2, 3 và 4 trong hình thể hiện nội dung nào sau đây?
A. 1: Ti thể mang gene bệnh, 2: ti thể mang gene lành, 3: nhân của tế bào trứng của người mẹ mắc bệnh được tách ra, 4: loại bỏ nhân của tế bào trứng của người hiến tặng.
B. 1: Ti thể mang gene lành, 2: ti thể mang gene bệnh, 3: nhân của tế bào trứng của người mẹ mắc bệnh được tách ra, 4: loại bỏ nhân của tế bào trứng của người hiến tặng.
C. 1: Ti thể mang gene bệnh, 2: ti thể mang gene lành, 3: nhân của tế bào trứng của người mẹ bình thường được tách ra, 4: loại bỏ nhân của tế bào trứng của người hiến tặng.
D. 1: Ti thể mang gene bệnh, 2: ti thể mang gene lành, 3: nhân của tế bào trứng của người mẹ mắc bệnh được tách ra, 4: loại bỏ nhân của tế bào không mang bệnh.
Phương pháp giải: Quan sát hình 2.6 2.55 Khẳng định nào sau đây về hiện tượng di truyền không đồng nhất là không đúng?
A. Đột biến tạo ra nhiều allele của cùng một gene.
B. Khi tế bào phân chia, sự phân chia tế bào chất không đều tạo nên các tế bào con mang đột biến hoặc không.
C. Sau phân bào, các tế bào con mang gene đột biến đều nhau.
D. Gene quy định tính trạng nằm trong lục lạp hoặc ti thể.
Phương pháp giải: Vận dụng lý thuyết hiện tượng di truyền không đồng nhất. Lời giải chi tiết: Sau phân bào, các tế bào con mang gene đột biến đều nhau. Đáp án C. 2.56 Mệnh đề nào sau đây không phải là ứng dụng của hiện tượng di truyền gene ngoài nhân?
A. Tạo dòng bất thụ đực tế bào chất sử dụng trong lai giống.
B. Phân tích đột biến gene ti thể để chẩn đoán bệnh di truyền.
C. Phương pháp sinh em bé “ba cha mẹ”.
D. Phân tích khả năng di truyền của bệnh di truyền từ cha sang con.
Phương pháp giải: Vận dụng lý thuyết hiện tượng di truyền gene ngoài nhân. Lời giải chi tiết: Đáp án D. 2.57 Kiểu hình của một cơ thể bị chi phối bởi (các) yếu tố nào sau đây?
A. Kiểu gene.
B. Môi trường.
C. Kiểu gene và môi trường.
D. Các cơ thể sinh vật khác sống trong cùng môi trường.
Phương pháp giải: Vận dụng lý thuyết mối quan hệ giữa kiểu gene, môi trường và kiểu hình. Lời giải chi tiết: Kiểu hình của một cơ thể bị chi phối bởi (các) yếu tố: kiểu gene và môi trường. 2.58 Mỗi nhận định sau đây là đúng hay sai?
a) Tính trạng đơn gene chỉ biểu hiện thành một kiểu hình ở các môi trường khác nhau.
b) Ảnh hưởng của môi trường đến sự biểu hiện kiểu hình của các tính trạng đa gene là lớn hơn so với sự biểu hiện kiểu hình của tính trạng đơn gene.
c) Mức biến dị của tính trạng đa gene thường cao hơn so với tính trạng đơn gene.
d) Ở các môi trường khác nhau, với tính trạng đa gene, một kiểu gene có thể biểu hiện thành các kiểu hình khác nhau.
Phương pháp giải: Vận dụng lý thuyết mối quan hệ giữa kiểu gene, môi trường và kiểu hình. Lời giải chi tiết: a) Sai b) Đúng c) Đúng d) Đúng 2.59 Nhận định nào sau đây về thường biến là đúng?
A. Thường biến là những biến đổi kiểu hình thường gặp phổ biến ở sinh vật do sự biến đổi về kiểu gene.
B. Thường biến chỉ liên quan đến kiểu gene, các kiểu gene khác nhau quy định cùng một kiểu hình.
C. Thường biến là những biến đổi về kiểu hình do cá thể có cùng kiểu gene sống ở các môi trường khác nhau.
D. Thường biến chỉ được quan sát ở thực vật, không xảy ra ở động vật.
Phương pháp giải: Vận dụng lý thuyết thường biến. Lời giải chi tiết: Thường biến là những biến đổi về kiểu hình do cá thể có cùng kiểu gene sống ở các môi trường khác nhau. Đáp án C. 2.60 Điền từ còn thiếu vào chỗ trống trong câu sau đây:
Mức phản ứng là ... của các cá thể có cùng ... tương ứng với phạm vi biến đổi của môi trường sống.
Phương pháp giải: Dựa vào khái niệm mức phản ứng. Lời giải chi tiết: (1) kiểu hình (2) kiểu gene 2.61 Mức phản ứng có thể được xác định bằng cách nào?
A. Theo dõi và ghi lại kiểu hình của các cá thể có kiểu gene khác nhau ở các môi trường khác nhau.
B. Theo dõi và ghi lại kiểu hình của các cá thể có cùng một kiểu gene và ở một môi trường xác định.
C. Theo dõi và ghi lại kiểu hình của các cá thể có các kiểu gene khác nhau trong một môi trường xác định.
D. Theo dõi và ghi lại kiểu hình của các cá thể có cùng một kiểu gene ở các môi trường khác nhau.
Phương pháp giải: Kiến thức về mức phản ứng. Lời giải chi tiết: Đáp án D. 2.62 Màu sắc lông của cáo tuyết bắc cực là màu trắng vào mùa đông, màu nâu vào mùa hè. Đây là kết quả của quá trình nào sau đây?
A. Sự tương tác giữa kiểu gene quy định màu lông và nhiệt độ của môi trường.
B. Màu lông thay đổi của cáo tuyết bắc cực ở hai thời điểm khác nhau là do đột biến gene làm allele quy định lông đen thành allele quy định lông trắng.
C. Thức ăn mà cáo ăn ở hai mùa trong năm khác nhau gây ra sự khác biệt về màu lông.
D. Ánh sáng thay đổi ở hai mùa gây ra sự thay đổi về màu sắc lông cáo tuyết bắc cực.
Phương pháp giải: Vận dụng lý thuyết mối quan hệ giữa kiểu gene, môi trường và kiểu hình. Lời giải chi tiết: Màu sắc lông của cáo tuyết bắc cực là màu trắng vào mùa đông, màu nâu vào mùa hè. Đây là kết quả của quá trình tương tác giữa kiểu gene quy định màu lông và nhiệt độ của môi trường.
2.63 Mỗi nhận định sau đây giải thích cho kiểu hình màu lông của mèo Xiêm, trong đó tai, phần chân, đuôi có màu đen, phần thân có màu trắng là đúng hay sai?
a) Phần tai, phần chân, đuôi có kiểu gene khác với kiểu gene ở phần thân.
b) Kiểu gene của mèo Xiêm mang allele đột biến mẫn cảm với nhiệt độ: biểu hiện thành kiểu hình màu lông khác nhau khi thân nhiệt khác nhau ở các vùng trên cơ thể.
c) Màu lông của mèo Xiêm là một ví dụ về sự tương tác giữa kiểu gene và môi trường trong sự biểu hiện kiểu hình.
Phương pháp giải: Vận dụng lý thuyết mối quan hệ giữa kiểu gene, môi trường và kiểu hình. Lời giải chi tiết: a) Sai b) Đúng b) Đúng 2.64 Đặc điểm nào sau đây không đóng góp cho việc giải thích tại sao mức phản ứng có bản chất di truyền?
A. Kiểu hình ở sinh vật được xác định bởi chức năng của protein cấu trúc và protein thực hiện các chức năng khác của tế bào.
B. Thông tin di truyền trong gene xác định trình tự chuỗi polypeptide cấu thành nên protein.
C. Các RNA và protein là sản phẩm mã hoá của gene, do kiểu gene chi phối hình thành trong tế bào của cơ thể.
D. Một số biến dị về kiểu hình của sinh vật không liên quan đến sự biến đổi về kiểu gene.
Phương pháp giải: Mức phản ứng có bản chất di truyền. Lời giải chi tiết: Một số biến dị về kiểu hình của sinh vật không liên quan đến sự biến đổi về kiểu gene. Đáp án D. 2.65 Mô tả nào dưới đây không đúng với thường biến?
A. Là loại biến dị di truyền được.
B. Môi trường thay đổi có thể gây ra biến dị theo hướng xác định.
C. Là những biến đổi về kiểu hình của cơ thể sinh vật tương ứng với điều kiện sống.
D. Có lợi cho sinh vật, giúp sinh vật thích nghi với môi trường.
Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về thường biến. Lời giải chi tiết: Đáp án A. 2.66 Định hướng ứng dụng thực tiễn mức phản ứng nào sau đây là không phù hợp?
A. Áp dụng nguyên lí mức phản ứng để điều chỉnh kĩ thuật chăn nuôi, trồng trọt nhằm tăng năng suất.
B. Để tăng sản lượng lúa gạo, cần tăng cường bổ sung phân bón vào đất trồng ở mức tối đa.
C. Sử dụng chế độ dinh dưỡng và chăm sóc y tế phù hợp với người có kiểu gene quy định kiểu hình bị bệnh chuyển hoá như PKU.
D. Các giống vật nuôi, cây trồng khác nhau cần được áp dụng kĩ thuật chăn nuôi, trồng trọt khác nhau.
Phương pháp giải: Vận dụng lý thuyết về mức phản ứng. Lời giải chi tiết: Để tăng sản lượng lúa gạo, cần tăng cường bổ sung phân bón vào đất trồng ở mức tối đa. Đáp án B. 2.67 Những nhận định sau đây về nhiễm sắc thể là đúng hay sai? Giải thích. a. Nhiễm sắc thể được cấu tạo từ DNA và protein. b. Nhiễm sắc thể luôn nằm trong nhân tế bào. c. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài luôn được duy trì qua nguyên phân. d. Trong tế bào, nhiễm sắc thể luôn tồn tại thành cặp tương đồng. Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về NST. Lời giải chi tiết: a) Đúng. Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân chuẩn được cấu tạo từ DNA và protein histon. nhiễm sắc thê ở sinh vật nhân sơ được cấu tạo từ DNA và protein không histon. b) Sai. Nhiễm sắc thê ở sinh vật nhân sơ là phân tử DNA có kích thước lớn nhất, không nằm trong nhân tế bào. c) Sai. Trong một số trường hợp, dưới tác động. của tác nhân bên ngoài và bên trong gây rối loạn sự phân li và tô hợp các nhiễm sắc thê trong nguyên phân dẫn tới số lượng nhiễm sắc thẻ thay đổi ở tế bào con. d) Sai. Ở tế bào giao tử, nhiễm sắc thê tồn tại thành từng chiếc. Ở tế bào soma, cặp nhiễm sắc thê giới tính có thê không tương đồng. 2.68 Trong một nghiên cứu, nhà khoa học tiến hành nhuộm màu rễ hành với thuốc nhuộm kiềm tính và quan sát tiêu bản tế bào dưới kính hiển vị có độ phóng đại 400 X. Ở một số tế bào, nhà khoa học đó quan sát thấy bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài. Giải thích tại sao. Phương pháp giải: Trong một nghiên cứu, nhà khoa học tiến hành nhuộm màu rễ hành với thuốc nhuộm kiềm tính và quan sát tiêu bản tế bào dưới kính hiển vị có độ phóng đại 400 X. Lời giải chi tiết: Do nhiễm sắc thê chứa phân tử DNA nên bắt màu với thuốc nhuộm kiềm tính. Một số tế bào đang ở kì giữa nguyên phân. nhiễm sắc thẻ ở trạng thái xoắn cực đại, kích thước có thê đạt tới 14 000 nm nên nhà khoa học có thể quan sát được dưới kính hiên vi có độ phóng đại 400 x. 2.69 Giải thích tại sao ở các cá thể con của sinh vật sinh sản vô tính thường xuất hiện ít kiểu hình khác thế hệ trước hơn so với ở các cá thể con của sinh vật sinh sản hữu tính. Phương pháp giải: Ở sinh vật sinh sản vô tính, bộ nhiễm sắc thê của cá thê con được duy trì nhờ sự nhân đôi và phân li đồng đều của các nhiễm sắc thể qua quá trình nguyên phân nên kiểu hình cá thê con ít thay đổi. Lời giải chi tiết: Ở sinh vật sinh sản vô tính, bộ nhiễm sắc thê của cá thê con được duy trì nhờ sự nhân đôi và phân li đồng đều của các nhiễm sắc thể qua quá trình nguyên phân nên kiểu hình cá thê con ít thay đổi. Trong khi ở sinh vật sinh sản vô tính, bộ nhiễm sắc thể của cá thể con được tổ hợp từ các giao tử hình thành qua giảm phân ở các cá thể bó mẹ. Trong đó, có thể xảy ra hiện tượng tiếp hợp. trao đôi chéo giữa các chromatid không chị em trong cặp nhiễm sắc thê tương đồng hình thành giao tử tái tô hợp. Sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái trong thụ tính làm tăng sự xuất hiện biến dị tổ hợp ở cá thê con nên cá thê con có khả năng xuất hiện kiều hình khác ở thế hệ trước. 2.70 Nhận định sau đây về đột biến nhiễm sắc thể là đúng hay sai? Giải thích.
Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về đột biến NST. Lời giải chi tiết: a) Sai. Đột biến mắt đoạn thường gây giảm bất thường. số lượng gene trên nhiễm sắc thể, thường dẫn tới giảm sức sông hoặc gây chết thê đột biến. Nhưng đột biến mắt đoạn nhỏ ít gây ra sự suy giảm sức sống hoặc khả năng sinh sản, trong một số trường hợp có thê có lợi cho sinh vật, mát đoạn nhỏ có thê loại bỏ một số gene gây hại cho sinh vật. b) Đúng. Ở thực vật, thê đột biến đa bội chẵn có khả năng sinh sản, cơ quan sinh dưỡng lớn nên có thê là nguyên liệu của chọn tạo gióng cây trồng. 2.71 Trong thực tiễn tạo giống dâu tằm, các nhà khoa học thường lựa chọn cây tứ bội có cơ quan sinh dưỡng với kích thước lớn hơn cây lưỡng bội làm giống. Nêu giả thuyết hình thành cây dâu tằm tứ bội. Có thể sử dụng phương pháp nhân giống nào để nhân giống những cây dâu tằm? Giải thích. Phương pháp giải: Lý thuyết đột biến số lượng NST Lời giải chi tiết: Cây dâu tằm tứ bội có thẻ được hình thành nhờ quá trình đa bội hoá cây dâu tằm lưỡng bội. Ví dụ: Sử dụng Colchichin đề tứ bội hoá gióng dâu tằm lưỡng bội thành gióng dâu tằm tứ bội. Có thê sử dụng phương pháp nhân giống vô tính hoặc hữu tính đẻ nhân gióng. Vì phương pháp nhân giông vô tính sử dụng cơ quan sinh dưỡng (ví dụ: cành) nên bộ nhiễm sắc thể được giữ nguyên so với cây mẹ. Cây tứ bội có khả năng tạo giao tử bình thường nên có khả năng sinh sản hữu tính. 2.72 Trong một nghiên cứu, nhà khoa học khi tìm hiếu bộ nhiễm sắc thể của loài lúa mì Triticum aestivum hiện được trồng trên thế giới đã nhận thấy rằng: Bộ nhiễm sắc thể của cây lúa mì ở trạng thái lục bội có 42 nhiễm sắc thể, hình thành từ ba bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của các loài tổ tiên Triticum monococcum (14 nhiễm sắc thể, kí hiệu AA), loài Triticum hoang dại (14 nhiễm sắc thể, kí hiệu BB) và loài Triticum tauschii (14 nhiễm sắc thể, kí hiệu DD). Trong đó, con lai của hai loài Triticum monococcum và Triticum hoang dại là loài Triticum turgidum lai với loài Triticum tauschii trực tiếp hình thành nên loài lúa mì Triticum aestivum hiện nay. Giải thích cơ chế hình thành loài lúa mì Triticum aestivum. Một số giông lúa mì Triticum aestivum chỉ có 40 nhiêm sắc thê. Giải thích sự hình thành các giống này. Phương pháp giải: Dựa vào thông tin ở đề bài. Lời giải chi tiết: Loài lúa mì được hình thành nhờ quá trình lai xa và đa bội hoá.
Giống lúa mì có 40 nhiễm sắc thể có thẻ được hình thành do đột biến số lượng nhiễm sắc thê từ loài lúa mì có 42 nhiễm sắc thê. 2.73 Trong một nghiên cứu, 100 cá thê lợn lông đen lai với 100 cá thế lợn lông trắng. Ở mỗi phép lai, sự biểu hiện tính trạng màu lông được theo dõi đến thế hệ F2. Ở 94 phép lai, tất cả các cá thể F1 đều có màu lông đen và tỉ lệ kiểu hình ở F2 là 3 lông đen : 1 lông trắng. Ở 6 phép lai còn lại, chỉ một nửa cá thể F1 có màu lống đen, nửa còn lại có màu lông trắng. Giải thích, biết rằng màu lông ở lợn do một gene quy định. Dự đoán tỉ lệ kiểu hình ở F1 khi cho các cá thể lợn F1 lông đen và lông trắng thu được từ 6 phép lai này lai với nhau. Phương pháp giải: Vận dụng giải bài tập quy luật di truyền. Lời giải chi tiết: Màu lông ở lợn do một gene quy định, ở 94 phép lai, khi cho lợn lông đen lai với lợn lông trắng thu được tất cả lợn F, có màu lông đen, E, có tỉ lệ 3 lông đen : 1 lông trắng. Màu lông đen là trội so với màu lông trắng, các cá thẻ bố mẹ là đồng hợp tử. Lợn lông đen có kiều gene AA, lợn lông trăng có kiểu gene aa. Ở 6 phép lai còn lại. lợn lông đen (A-) lai với lợn lông trắng (AA) tạo ra lợn F1 có một nửa số cá thê màu lông đen và một nửa cá thể màu lông trắng (2a). Do lợn lông đen ban đầu là dị hợp tử (444). Từ 6 phép lai này, khi cho lợn F, lông đen (Aa) lai với lợn F, lông trắng (aa) sẽ tạo ra các cá thẻ lợn F, có tỉ lệ 1⁄2 lông đen : 1⁄2 lông trắng. 2.74 Hình 2.7 mô tả tương tác giữa các sản phẩm của các gene không allele hình thành màu lông ở chuột. Những nhận định sau đây là đúng hay sai? Giải thích.
Phương pháp giải: Quan sát hình 2.7 Lời giải chi tiết: a) Sai. Cá thể chuột mang hai allele của gene B bị đột biến mất chức năng (bb) sẽ không chuyên hoá được phân tử tiên chât không màu sang sắc tô đen nên sẽ có màu lông bạch tạng. b) Sai. Chuột lông đen (aaB-) có thể sinh ra giao tử có mang allele B (aB). Chuột lông bạch tạng có thê có kiêu gene A-bb hoặc aabb. Nếu chuột lông bạch tạng có thê tạo ra giao tử Ab. Khi hai giao tử Ab và aB kết hợp với nhau trong thụ tinh sẽ tạo ra chuột có kiêu gene AaBb biểu hiện thành màu lông lang. 2.75 Tại sao bằng việc thực hiện phép lai phân tích cá thể ở đời lai F1 từ phép lai hai dòng thuân chủng, khác nhau vê hai tính trạng được quy định bởi hai gene khác nhau, người ta có thể xác định được hai gene đó liên kết hay phân li độc lập? Viết sơ đồ lai để giải thích. Phương pháp giải: Vận dụng các quy luật di truyền. Lời giải chi tiết: Khi lai hai dòng thuần chúng, khác nhau về hai tính trạng được quy định bởi hai gene khác nhau, F, có kiêu gene dị hợp tử về hai gene đó. Lai phân tích cá thê F,có kiêu gene dị hợp tử (với cá thê đồng hợp tử lặn về hai gene). đời lai phân tích có thê có các trường hợp sau:
2.76 Những nhận định sau đây về hiện tượng di truyền gene ngoài nhân là đúng hay sai? Giải thích a) Các tính trạng do gene ngoài nhân quy định di truyên theo quy luật di truyền nhiễm săc thể. b) Có hiện tượng di truyền không đồng nhất đối với sự di truyền tính trạng do gene ngoài nhân quy định. Phương pháp giải: Dựa vào lý thuyết di truyền gene ngoài nhân. Lời giải chi tiết: a) Sai. Các tính trạng đo gene ngoài nhân quy định di truyền không theo quy luật di truyền nhiễm sắc thê. Do chỉ giao tử cái có mang bào quan như ti thê, lục lạp (ở thực vật) nên giao tử cái và giao tử đực có vai trò khác nhau trong đóng góp vật chất di truyền cho cá thê con. Trong khi đó, giao tử đực và giao tử cái có đóng góp như nhau trong đi truyền nhiễm sắc thê. b) Đúng. Do gene ngoài nhân nằm ở các bào quan như tỉ thê, lục lạp (ở thực vật). Trong quá trình phân bào, sự phân chia bào quan mang gene ngoài nhân về các tế bào con không đồng đều. Nên tế bào con hoặc giao tử có thê mang só lượng và loại allele của một gene không giống nhau. 2.77 Trong thực tiễn lai giống ngô trên quy mô lớn, nhà khoa học có thể sử dụng phương pháp nào để đảm bảo không có hạt ngô tạo thành do tự thụ phấn và giúp Phương pháp giải: Vận dụng lý thuyết di truyền theo dòng mẹ. Lời giải chi tiết: Nhà khoa học có thê dùng phương pháp tạo dòng bắt thụ đực tế bào chất sử dụng làm dòng mẹ. Dòng cây này không sinh được hạt phấn nên sẽ không xảy ra hiện tượng tự thụ phấn. Đông thời giúp giảm sðng lao động khử đực ở dòng cây mẹ. 2.78 Hãy giải thích tại sao có thể sử dụng phương pháp "ba cha mẹ" để ngăn chặn sự di truyền bệnh đột biến gene ti thể ở mẹ nhưng không áp dụng được với bệnh di truyền do đột biến gene nhân. Phương pháp giải: Vận dụng lý thuyết di truyền theo dòng mẹ. Lời giải chi tiết: Khi sử dụng phương pháp “ba cha mẹ”, nhân của tế bào trứng của mẹ được tách và chuyên sang tế bào trứng của người hiển ¡tặng chỉ chứa các tì thẻ mang gene lành. Các ti thể mang gene đột biên gây bệnh ở tế bào trứng của người mẹ bị loại bỏ. Hợp tử hình thành do thụ tinh giữa tế bào trứng không mang gene đột biến và tinh trùng sẽ mang gene lành. Bệnh di truyền do gene ti thê đột biên bị ngăn chặn. Nếu gene đột biến năm trong nhân tế bào sẽ vẫn được truyền cho hợp tử. Do đó, phương pháp “ba cha mẹ” không ngăn chặn được bệnh di truyền do đột biến gene nhân.
|