Hướng dẫn phân tích và trả lời một số câu hỏi chương 3 trang 37, 38, 39 SBT Sinh 11 Cánh diều
Sinh trưởng ở sinh vật là
A. sự biến đổi về cấu trúc của mô, cơ quan và cơ thể
B. sự biến đổi về chức năng của mô, cơ quan và cơ thể
C. sự biến đổi về cấu trúc và chức năng của tế bào
D. sự tăng về khối lượng và kích thước của các cơ quan hoặc cơ thể.
A. sự biến đổi về cấu trúc của mô, cơ quan và cơ thể
B. sự biến đổi về chức năng của mô, cơ quan và cơ thể
C. sự biến đổi về cấu trúc và chức năng của tế bào
D. sự tăng về khối lượng và kích thước của các cơ quan hoặc cơ thể.
Phương pháp:
Khái niệm sinh trưởng
Giải chi tiết:
Sinh trưởng ở sinh vật là sự tăng về khối lượng và kích thước của các cơ quan hoặc cơ thể.
3.2.
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Sinh trưởng và phát triển có liên quan mật thiết với nhau, nối tiếp, xen kẽ nhau.
B. Phát triển là cơ sở cho sinh trưởng, sinh trưởng làm thay đổi và thúc đây phát triển.
C. Cây ra lá là một biểu hiện của sự sinh trưởng.
D. Con gà tăng từ 1.2 kg đến 3kg là một biểu hiện của sự sinh trưởng.
Phương pháp:
Lý thuyết sinh trưởng và phát triển
Giải chi tiết:
Cây ra lá là một biểu hiện của sự sinh trưởng là sai
3.3.
Sự phát triển của cây có hạt bắt đầu với
A. cây ra rễ.
B. hạt nảy mầm.
C. hình thành hạt.
D. cây ra lá mầm.
Phương pháp:
Khái niệm phát triển
Giải chi tiết:
Sự phát triển của cây có hạt bắt đầu với hạt nảy mầm.
3.4.
Phát biểu nào sau đây về dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng và phát triển là không đúng?
A. Sự tăng khối lượng, kích thước, số lượng tế bào dẫn đến tăng khối lượng, kích
thước cơ thể.
B. Tốc độ tăng trưởng và phân chia tế bào giống nhau ở các bộ phận khác nhau.
C. Sự phát triển của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể có thời điểm bắt đầu
và tốc độ khác nhau tùy theo từng giai đoạn.
D. Quá trình phát triển được điều hoà bởi các yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể.
Phương pháp:
Dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng ở sinh vật là tăng tế bào (khối lượng, kích thước, số lượng) dẫn đến tăng khối lượng, kích thước cơ thể.
Giải chi tiết:
Tốc độ tăng trưởng và phân chia tế bào giống nhau ở các bộ phận khác nhau.
3.5.
Thứ tự nào sau đây là đúng về các giai đoạn trong vòng đời của cây đậu?
(1) Cây ra hoa và tạo quả.
(2) Cây non lớn lên.
(3) Hạt nảy mầm.
(4) Cây trưởng thành.
(5) Hạt.
A. (5) → (4) → (1) → (2) → (3)
B. (3) → (4) → (2) → (5) → (1)
C. (4) → (2) → (3) → (1) → (5)
D. (5) → (3) → (2) → (4) → (1)
Phương pháp:
Quan sát vòng đời của cây đậu
Giải chi tiết:
D. (5) → (3) → (2) → (4) → (1)
CH tr 38
3.6.
Khẳng định nào sau đây về mô phân sinh là không đúng?
A. Mô phân sinh là các tế bào chưa phân hoá, thành cellulose mỏng.
B. Mô phân sinh là các tế bào có khả năng phân chia liên tục đề tạo tế bào mới.
C. Mô phân sinh đỉnh nằm ở đỉnh thân, đỉnh rễ.
D. Một cơ thể thực vật hạt kín có ba loại mô phân sinh: mô phân sinh đỉnh, mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng.
Phương pháp:
Mô phân sinh là nhóm các tế bào thực vật chưa phân hoá, duy trì được khả năng nguyên phân trong suốt đời sống của cây.
Giải chi tiết:
Một cơ thể thực vật hạt kín có ba loại mô phân sinh: mô phân sinh đỉnh, mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng.
3.7.
Phát biểu nào sau đây về sinh trưởng sơ cấp là không đúng?
A. Sinh trưởng sơ cấp có ở cây Hai lá mầm và Một lá mầm.
B. Sinh trưởng sơ cấp làm tăng chiều dài của thân và rễ.
C. Sinh trưởng sơ cấp chỉ do mô phân sinh đỉnh tạo nên.
D. Sinh trưởng sơ cấp diễn ra suốt đời ở cây Hai lá mầm.
Phương pháp:
Sinh trưởng sơ cấp của cây là quá trình tăng chiều dài của chồi và rễ
Giải chi tiết:
Sinh trưởng sơ cấp chỉ do mô phân sinh đỉnh tạo nên là sai.
3.8.
Phát biểu nào sau đây về sinh trưởng thứ cấp là không đúng?
A. Sinh trưởng thứ cấp do mô phân sinh bên tạo nên.
B. Sinh trưởng thứ cấp làm tăng đường kính thân, rõ.
C. Sinh trưởng thứ cấp chỉ có ở cây Hai lá mầm.
D. Sinh trưởng thứ cấp chỉ tạo ra mạch gỗ và mạch rây thứ cấp.
Phương pháp:
Sinh trưởng thứ cấp là sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân gỗ hoạt động tạo ra.
Giải chi tiết:
Sinh trưởng thứ cấp chỉ tạo ra mạch gỗ và mạch rây thứ cấp là sai
3.9.
Thứ tự nào sau đây là đúng về các pha phát triển trong vòng đời thực vật?
(1) Pha sinh sản
(2) Pha phát triển phôi thai
(3) Pha trưởng thành
(4) Pha già
(5) Pha non trẻ
A. (1) → (2) → (3) → (4) → (5)
B. (2) → (3) → (4) → (5) → (1)
C. (2) → (5) → (3) → (4) → (1)
D. (2) → (5) → (3) → (1) → (4)
Phương pháp:
Quan sát vòng đời của thực vật
Giải chi tiết:
D. (2) → (5) → (3) → (1) → (4)
3.10.
Đề tránh mắt nước trong điều kiện khô nóng quá mức, khí khổng ở lá đóng lại
do tác động của hormone nào?
A. Abscisic acid
B. Auxin
C. Cytokinin
D. Gibberellin
Phương pháp:
Lý thuyết tác dụng của các hormone
Giải chi tiết:
Đề tránh mắt nước trong điều kiện khô nóng quá mức, khí khổng ở lá đóng lại
do tác động của hormone abscisic acid
CH tr 39
3.11.
Hiện tượng ưu thế đỉnh ở thực vật do hormone nào gây ra?
A. Abscisic acid
C. Cytokinin
B. Auxin
D. Gibberellin
Phương pháp:
Ưu thế ngọn là sự tương quan ức chế mà trong đó chồi ngọn hoặc rễ chính sinh trưởng sẽ ức chế sự sinh trưởng của chồi bên hoặc rễ phụ.
Giải chi tiết:
Hiện tượng ưu thế đỉnh ở thực vật do hormone cytokinin gây ra
3.12.
Trong sản xuất, loại hormone nào thường được sử dụng để tạo quả (cam, quýt) không hạt?
A. Abscisic acid
B. Auxin
C. Cytokinin
D. Gibberellin
Phương pháp:
Gibberellin có tác dụng trong việc tạo quả không hạt
Giải chi tiết:
Trong sản xuất, loại hormone gibberellin thường được sử dụng để tạo quả (cam, quýt) không hạt
3.13.
Trong sản xuất, loại hormone nào thường được sử dụng đề thúc đầy quả chuôi chín nhanh?
A. Abscisic acid
B.Auxin
C. Ethylene
D. Gibberellin
Phương pháp:
Ethylene có tác dụng giúp quả chín nhanh
Giải chi tiết:
Trong sản xuất, hormone ethylene thường được sử dụng đề thúc đẩy quả chuối chín nhanh
3.14.
Khẳng định nào sau đây về tương quan giữa các hormone là không đúng?
A. Chỉ có tương quan hình thành giữa một hormone kích thích và một hormone ức chế.
B. Là trạng thái cân bằng giữa các hormone ở một tỷ lệ xác định, điều tiết sự xuất hiện, hướng và tốc độ sinh trưởng, phát triển của mỗi cơ quan.
C. Tương quan giữa giberelin với abscisic acid điều tiết trạng thái sinh lí của hạt, chồi.
D. Tương quan giữa auxin với ethylene kiểm soát sự phát triển tầng rời ở cuống lá.
Phương pháp:
Lý thuyết tương quan giữa các loại hormone
Giải chi tiết:
Chỉ có tương quan hình thành giữa một hormone kích thích và một hormone ức chế là sai vì có quả tương quan giữa 2 hormone kích thích và 2 hormone ức chế
3.15.
Phát biểu nào sau đây về hormone thực vật (phytohormone) là đúng?
A. Hợp chất hữu cơ sinh ra trong quá trình quang hợp và điều tiết quá trình hô hấp ở thực vật.
B. Hợp chất hữu cơ được sinh tổng hợp trong cơ thể thực vật và điều tiết sinh trưởng, phát triển thực vật ở hàm lượng rất nhỏ.
C. Hợp chất hữu cơ sinh ra trong quá trình hô hấp, điều tiết quá trình hô hấp ở thực vật.
D. Hợp chất hữu cơ được cây hấp thụ và điều tiết sinh trưởng, phát triển thực vật ở hàm lượng rất nhỏ.
Phương pháp:
Lý thuyết về hormone thực vật (phytohormone)
Giải chi tiết:
Hợp chất hữu cơ được sinh tổng hợp trong cơ thể thực vật và điều tiết sinh trưởng, phát triển thực vật ở hàm lượng rất nhỏ là đúng.
CH tr 40
3.15.
Auxin không có vai trò sinh lí nào sau đây?
A. Kích thích rụng lá, rụng quả.
B. Kích thích hình thành rễ.
C. Kéo dài tế bào.
D. Điều chỉnh sinh trưởng hướng sáng.
3.16.
Nối tên các hormone thực vật với vai trò của chúng ở thực vật.
Hormone thực vật
Vai trò
(a) Auxin
(b) Gibberellin
(c) Cytokinin
(d) Ethylene
(e) Abscisic acid
(1) Kích thích quá trình chín của quả
(2) Kích thích hình thành rễ bất định
(3) Kích thích sự hình thành chồi
(4) Ức chế sự nảy mầm của hạt
(5) Kích thích sự dãn dài của thân
Phương pháp:
Lý thuyết vai trò của các loại hormone
Giải chi tiết:
(a)-(2), (b)-(5), (c)-(3), (d)-(1), (e)-(4)
3.17.
Đề giảm tác động của hiện tượng ưu thế đỉnh trong canh tác chè kĩ thuật viên trồng trọt có thể sử dụng biện nào sau đây?
A. Ngắt búp chè thường xuyên.
B. Phun auxin lên cây chè.
C. Phun gibberellin lên cây chè.
D. Tưới nước và bón phân cho cây chè.
Phương pháp:
Ưu thế đỉnh: Chồi đỉnh sinh trưởng ức chế sinh trưởng của các chồi bên.
Giải chi tiết:
Đề giảm tác động của hiện tượng ưu thế đỉnh trong canh tác chè kĩ thuật viên trồng trọt có thể sử dụng biện pháp: ngắt búp chè thường xuyên.
3.18.
Auxin không có vai trò sinh lí nào sau đây?
A. Kích thích rụng lá, rụng quả.
B. Kích thích hình thành rễ.
C. Kéo dài tế bào.
D. Điều chỉnh sinh trưởng hướng sáng.
Phương pháp:
Vai trò của auxin
Giải chi tiết:
Auxin không có vai trò kích thích rụng lá, rụng quả.
3.19.
Gibberellin không có vai trò nào sinh lí nào sau đây?
A. Kích thích hạt nảy mầm.
B. Kích thích ra hoa.
C. Kích thích dãn dài thân.
D. Kích thích rụng lá
Phương pháp:
Vai trò của gibberellin
Giải chi tiết:
Gibberellin không có vai trò kích thích rụng lá
3.20.
Tương quan giữa hormone nào sau đây quyết định chiều hướng nảy mầm hoặc ngủ của chồi cây?
A. IAA/ABA (Auxin/Abscisic acid)
B. IAA/Cytokinin
C. GA/ABA (Gibberellin/Abscisic acid)
D. IAA/Ethylene
Phương pháp:
Lý thuyết tương quan giữa các loại hormone
Giải chi tiết:
Tương quan giữa hormone GA/ABA (Gibberellin/Abscisic acid) quyết định chiều hướng nảy mầm hoặc ngủ của chồi cây
3.21.
Yếu tố nào sau đây không thuộc yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của thực vật?
A. Dinh dưỡng khoáng.
B. Quan hệ cùng loài.
C. Nhiệt độ.
D.Ánh sáng.
Phương pháp:
Lý thuyết các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của thực vật
Giải chi tiết:
Quan hệ cùng loài không thuộc yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của thực vật.
CH tr 41
3.22.
Phát biểu nào sau đây về ảnh hưởng của phổ ánh sáng đối với quá trình phát triển ở thực vật có hoa là không đúng?
A. Thực vật phản ứng với quang chu kì nhờ sắc tố phytochrome.
B. Có hai dạng sắc tố phytochrome có thể chuyển hoá lẫn nhau là F, và P,-
C. Ánh sáng đỏ kích thích cây ngày dài ra hoa.
D. Ánh sáng đỏ xa kích thích cây ngày dài ra hoa.
Phương pháp:
Lý thuyết ảnh hưởng của phổ ánh sáng đối với quá trình phát triển ở thực vật có hoa.
Giải chi tiết:
Ánh sáng đỏ xa kích thích cây ngày dài ra hoa.
3.23.
Tuổi của cây gỗ nhiều năm được tính theo
A. đường kính thân cây.
B. chiều cao cây.
C. số vòng gỗ trên thân cây.
D. đường kính tán lá
Phương pháp:
Tuổi của cây gỗ nhiều năm được tính theo số vòng gỗ trên thân cây: Sinh trưởng thứ cấp tạo nên các vòng gỗ đồng tâm với lớp màu sáng (gỗ sớm, hình thành vào mùa xuân, tế bào lớn, thành mỏng) và tối (gỗ muộn, hình thành vào mùa hè và thu, tế bào bé, thành dày) xen kẽ với nhau.
Giải chi tiết:
Tuổi của cây gỗ nhiều năm được tính theo số vòng gỗ trên thân cây.
3.24.
Nhận định nào dưới đây về các nhân tố chi phối quá trình phát triển ở thực vật có hoa là không đúng?
A. Quang chu kì là hiện tượng liên quan đến đồng hồ sinh học.
B. Tương quan hormone chi phối sự ra hoa.
C. Quang chu kì là hiện tượng thực vật phát triển phụ thuộc vào tương quan độ dài ngày và đêm.
D. Với cùng thời gian chiếu sáng, cường độ ánh sáng mạnh hơn sẽ thúc đẩy sự ra hoa sớm hơn.
Phương pháp:
Lý thuyết về các nhân tố chi phối quá trình phát triển ở thực vật có hoa
Giải chi tiết:
Quang chu kì là hiện tượng liên quan đến đồng hồ sinh học là sai
3.25.
Nhận định nào dưới đây về quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật là đúng?
A. Sự sinh trưởng diễn ra suốt đời sống cá thể.
B. Quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật gồm nhiều giai đoạn nối tiếp nhau.
C. Tốc độ sinh trưởng và phát triển của các mô, cơ quan khác nhau là giống nhau.
D. Mô, cơ quan nào cần thiết trước thì phát triển và hoàn thiện muộn hơn.
Phương pháp:
Lý thuyết quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật
Giải chi tiết:
Quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật gồm nhiều giai đoạn nối tiếp nhau.
3.26.
Khi nói về quá trình sinh trưởng và phát triển của bướm, nhận định nào dưới đây là không đúng?
A. Hình thức phát triển của bướm là biến thái hoàn toàn.
B. Sâu bướm là giai đoạn có cấu tạo và sinh lí thích nghi với việc tích lũy dinh dưỡng
C. Sâu bướm trải qua nhiều biến đổi trước khi trở thành nhộng.
D. Nhộng là giai đoạn có cấu tạo và sinh lí thích nghi với chức năng sinh sản.
Phương pháp:
Lý thuyết quá trình sinh trưởng và phát triển ở bướm
Giải chi tiết:
Nhộng là giai đoạn có cấu tạo và sinh lí thích nghi với chức năng sinh sản là sai
CH tr 42
3.27.
Nhận định nào dưới đây đúng về biến thái không hoàn toàn ở động vật?
A. Những động vật phát triển qua biến thái không hoàn toàn phải qua nhiều lần lột xác.
B. Con non mới nở có hình dạng, cấu tạo và sinh lí rất khác so với con trưởng thành.
C. Cơ thể phải trải qua nhiều giai đoạn trung gian có hình dạng rất khác so với con trưởng thành rồi mới biến đổi thành con trưởng thành.
D. Vòng đời của tất cả các loài biến thái không hoàn toàn đều trải qua 4 giai đoạn là trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành.
Phương pháp:
Lý thuyết biến thái không hoàn toàn
Giải chi tiết:
Những động vật phát triển qua biến thái không hoàn toàn phải qua nhiều lần lột xác là đúng.
3.28.
Nhận định nào dưới đây là đúng về hình thức phát triển qua biến thái hoàn toàn ở động vật?
A. Con non mới nở đã có hình dạng, cầu tạo và sinh lí gần giống con trưởng thành.
B. Ở mỗi giai đoạn, cấu tạo và sinh lí biến đổi phù hợp với chức năng chuyển hoá khác nhau.
C. Kiểu phát triển này có ở châu chấu, cào cào, gián.
D. Đề trở thành con trưởng thành, cơ thể con non phải trải qua 3 giai đoạn: trứng, con non và trưởng thành.
Phương pháp:
Lý thuyết phát triển qua biến thái hoàn toàn
Giải chi tiết:
Ở mỗi giai đoạn, cấu tạo và sinh lí biến đổi phù hợp với chức năng chuyển hoá khác nhau
3.29.
Cho các loài động vật sau: (1) muỗi, (2) chó, (3) gián, (4) ếch, (5) cá chép, (6) châu chấu, (7) bọ ngựa, (8) bướm, (9) chuồn chuồn. Những loài có hình thức phát triển biến thái không hoàn toàn là:
A. (3), (6), (7) và (9).
B. (1), (3), (4) và (9).
C. (1), (3), (7) và (9).
D. (3), (6), (8) và (9).
Phương pháp:
Phát triển qua biến thái không hoàn toàn là kiểu phát triển mà ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành.
Giải chi tiết:
Những loài có hình thức phát triển biến thái không hoàn toàn là: (3), (6), (7) và (9).
3.30.
Nhận định nào dưới đây về quá trình sinh trưởng và phát triển ở người là không đúng?
A. Giai đoạn phôi thai kéo dài trong khoảng 5 - 7 ngày sau khi thụ tinh.
B. Hợp tử trải qua nhiều lần phân chia tạo thành phôi.
C. Phôi phát triển thành thai nhờ quá trình phân hoá tạo thành các cơ quan.
D. Sự phát triển của thai phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng và tình trạng sức khoẻ của người mẹ.
Phương pháp:
Lý thuyết quá trình sinh trưởng và phát triển ở người
Giải chi tiết:
Giai đoạn phôi thai kéo dài trong khoảng 5 - 7 ngày sau khi thụ tinh là không đúng
3.31.
Nhận định nào dưới đây là đúng về giai đoạn dậy thì?
A. Dậy thì là giai đoạn cơ thể diễn ra sự thay đổi nhỏ về thể chất.
B. Độ tuổi dậy thì không phụ thuộc vào yếu tố môi trường.
C. Quá trình dậy thì kéo dài khoảng 10 năm.
D. Trong giai đoạn dậy thì, lượng hormone sinh dục tăng cao dẫn đến cơ thể phát triển nhanh nhưng chưa hài hòa.
Phương pháp:
Lý thuyết giai đoạn dậy thì
Giải chi tiết:
Trong giai đoạn dậy thì, lượng hormone sinh dục tăng cao dẫn đến cơ thể phát triển nhanh nhưng chưa hài hòa.
CH tr 43
3.32.
Đặc điểm nào sau đây không phải là dấu hiệu dậy thì ở nữ?
A. Tuyến vú phát triển.
B. Giọng nói trầm hơn
C. Xuất hiện lông nách, lông mu.
D. Xuất hiện kinh nguyệt.
Phương pháp:
Lý thuyết dấu hiệu dậy thì ở nữ
Giải chi tiết:
Giọng nói trầm hơn không phải là dấu hiệu dậy thì ở nữ
3.33.
Đặc điểm nào sau đây không phải là dấu hiệu dậy thì ở nam?
A. Mọc râu.
B. Có hiện tượng mộng tinh.
C. Sụn giáp phát triển.
D. Xương chậu phát triển.
Phương pháp:
Lý thuyết dấu hiệu dậy thì ở nam
Giải chi tiết:
Xương chậu phát triển không phải là dấu hiệu dậy thì ở nam
3.34.
Những thay đổi tâm sinh lí nào sau đây ở giai đoạn dậy thì?
(1) Hưng phấn ở vỏ não diễn ra mạnh.
(2) Cơ quan sinh dục phát triển.
(3) Cơ quan tiêu hoá phát triển.
(4) Kích thước, khối lượng não tăng nhanh.
(5) Chiêu cao tăng nhanh.
(6) Tăng tiết hormone sinh dục.
(7) Xuất hiện kinh nguyệt ở nữ, xuất tỉnh ở nam.
A. (1), (2), (5), (6) và (7)
B. (1), (2), (4), (6) và (7)
C. (2), (4), (5), (6) và (7)
D. (2), (3), (5), (6) và (7)
Phương pháp:
Lý thuyết về giai đoạn dậy thì
Giải chi tiết:
Những dấu hiệu thay đổi tâm sinh lí ở giai đoạn dậy thì là: (1), (2), (5), (6) và (7)
3.35.
Những biện pháp nào sau đây giúp chăm sóc sức khỏe ở giai đoạn dậy thì?
(1) Chế độ dinh dưỡng có năng lượng cao hơn nhu cầu cơ thể.
(2) Tránh sử dụng các chất kích thích.
(3) Vệ sinh da và cơ thể sạch sẽ.
(4) Phát hiện bất thường ở cơ quan sinh dục đề đi khám kịp thời.
(5) Bổ sung hormone đề giúp phát triển chiều cao.
(6) Duy trì học tập, nghỉ ngơi, luyện tập thể dục, thể thao và giải trí phù hợp.
(7) Không nên quan hệ tình dục.
A. (1), (2), (3), (4) và (7)
B. (1), (2), (4), (6) và (7)
C. (1), (2), (3), (6) và (7)
D. (2), (3), (4), (6) và (7)
Phương pháp:
Lý thuyết chăm sóc sức khỏe ở giai đoạn dậy thì
Giải chi tiết:
Những biện pháp giúp chăm sóc sức khỏe ở giai đoạn dậy thì: (2), (3), (4), (6) và (7)
3.36.
Nhận định nào dưới đây về ảnh hưởng của yếu tố di truyền đến sinh trưởng và phát triển ở động vật là không đúng?
A. Hệ gene quy định hiệu quả chuyển đổi thức ăn, tốc độ, giới hạn và thời gian sinh trưởng, phát triển.
B. Hệ gene quy định đặc điểm sinh học đặc trưng cho loài như kích thước, năng kháng bệnh...
C. Các gene điều khiển các quá trình sinh trưởng, phát triển ở động vật bắt đầu biểu hiện từ giai đoạn trưởng thành.
D. Sự ảnh hưởng của hệ gene đến sinh trưởng và phát triển ở động vật được điều chỉnh bởi các yếu tố phiên mã đặc hiệu.
Phương pháp:
Lý thuyết ảnh hưởng của yếu tố di truyền đến sinh trưởng và phát triển ở động vật
Giải chi tiết:
Các gene điều khiển các quá trình sinh trưởng, phát triển ở động vật bắt đầu biểu hiện từ giai đoạn trưởng thành là sai
CH tr 44
3.37.
Nhận định nào dưới đây về hormone juvenile là đúng?
A. Hormone juvenile do thể cardiaca tiết ra.
B. Hormone juvenile chỉ hoạt động trong giai đoạn côn trùng trưởng thành.
C. Hormone juvenile khi giảm xuống một ngưỡng nhất định, sâu bướm sẽ lột xác.
D. Hormone juvenile ở nồng độ cao kích thích lột xác, ức chế sự biến thái.
Phương pháp:
Hormone juvenile ở nồng độ cao kích thích lột xác, ức chế sự biến thái.
Giải chi tiết:
Chọn đáp án D.
A. Sai. Hormone juvenile do thể Allata tiết ra.
B. Sai. Hormone juvenile hoạt động trong giai đoạn côn trùng chưa trưởng thành.
C. Sai. Hormone juvenile khi giảm xuống một ngưỡng nhất định, sâu bướm sẽ hoá nhộng.
D. Đúng. Hormone juvenile ở nồng độ cao kích thích lột xác, ức chế sự biến thái.
3.38.
Nhận định nào dưới đây về hormone ecdysteroid là không đúng?
A. Hormone ecdysteroid do tuyến ngực trước tiết ra.
B. Sự tiết hormone ecdysteroid chịu sự điều hòa bởi hormone PTTH do thể cardiaca tiết ra.
C. Hormone ecdysteroid chỉ hoạt động trong giai đoạn trưởng thành.
D. Hormone ecdysteroid gây lột xác, kích thích hoá nhộng và hoá bướm.
Phương pháp:
Hormone ecdysteroid hoạt động trong suốt các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của côn trùng gây lột xác, kích thích hóa nhộng và hoá bướm.
Giải chi tiết:
Chọn đáp án C.
3.39.
Sự sinh trưởng và phát triển ở côn trùng được điều hòa bởi hormone nào?
A. Testosterone và estrogen.
B. Ecdysteroid và juvenile.
C. Thyroxine và GH.
D. Allata và cardiaca.
Phương pháp:
Sự sinh trưởng và phát triển ở côn trùng được điều hòa bởi hormone ecdysteroid và juvenile: Hormone ecdysteroid gây lột xác, kích thích hoá nhộng và hoá bướm; hormone juvenile ở nồng độ cao kích thích lột xác, ức chế sự biến thái, khi giảm xuống một ngưỡng nhất định, sâu sẽ hoá nhộng.
Giải chi tiết:
Chọn đáp án B
3.40.
Nhận định nào dưới đây về ảnh hưởng của nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển ở động vật là không đúng?
A. Sự ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển ở động vật thông qua tác động đến hoạt động của hệ thần kinh và các tuyến nội tiết.
B. Tốc độ sinh trưởng và phát triển của động vật chịu ảnh hưởng bởi chế độ dinh dưỡng,...
C. Những tác nhân gây bệnh trong không khí hoặc thức ăn như virus, vi khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh kìm hãm quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật.
D. Khi nhiệt độ môi trường quá cao hoặc quá thấp sẽ làm tăng tiêu thụ thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng ở động vật.
Phương pháp:
Nhiệt độ môi trường quá cao có thể làm giảm tiêu thụ thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng ở động vật.
Nhiệt độ môi trường thấp có thể làm tăng tiêu thụ thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng ở động vật.
Giải chi tiết:
Chọn đáp án D.
3.41.
Tại sao trẻ em cần được tắm nắng đúng cách?
A. Giúp biến vitamin D thành tiền vitamin D, có vai trò giảm khả năng hấp thụ calcium của ruột.
B. Giúp biến tiền vitamin D thành vitamin D, có vai trò làm tăng khả năng hấp thụ calcium của ruột.
C. Giúp biến tiền vitamin D thành vitamin D, có vai trò làm tăng giải phóng calcium từ xương, làm tăng nồng độ calcium trong máu.
D. Giúp biến vitamin D thành tiền vitamin D, có vai trò làm tăng tích trữ calcium vào xương, làm giảm nồng độ calcium trong máu.
Phương pháp:
Trẻ em cần được tắm nắng đúng cách sẽ giúp biến tiền vitamin D thành vitamin D, có vai trò làm tăng khả năng hấp thụ calcium của ruột.
Giải chi tiết:
Chọn đáp án B.
CH tr 45
3.42.
Những thay đổi sinh lí ở lứa tuổi dậy thì là do nồng độ hormone nào tăng cao?
A. Thyroxine.
B. GH.
C. Testosterone và estrogen.
D. PTTH.
Phương pháp:
Những thay đổi sinh lí ở lứa tuổi dậy thì là do nồng độ hormone sinh dục (hormone testosterone và estrogen) tăng cao.
Giải chi tiết:
Chọn đáp án C.
3.43.
Để ngăn chặn khả năng sinh sản của côn trùng gây hại, người ta sử dụng một hormone ức chế quá trình biến thái thành con trưởng thành. Đó là hormone nào?
A. Ecdysteroid.
B. PTTH.
Phương pháp:
Để ngăn chặn khả năng sinh sản của côn trùng gây hại,người ta sử dụng hormone juvenile ức chế quá trình biến thái thành con trưởng thành.
Giải chi tiết:
Chọn đáp án D.
Juvenile ở nồng độ cao sẽ ức chế sự biến thái.
=> Để ngăn chặn khả năng sinh sản của côn trùng gây hại,người ta sử dụng hormone juvenile ức chế quá trình biến thái thành con trưởng thành.
3.44.
Những biện pháp nào sau đây ứng dụng kiến thức về sinh trưởng và phát triển trong chăn nuôi gia cầm lấy trứng?
(1) Sử dụng kháng sinh định kì để phòng bệnh.
(2) Vệ sinh sạch sẽ máng ăn, máng uống, dụng cụ chăn nuôi, chuồng nuôi hằng ngày.
(3) Lựa chọn giống gia cầm phù hợp như gà Ai Cập, Leghorn,...
(4) Sử dụng chất kích thích tăng trưởng.
(5) Chế độ ăn có năng lượng và hàm lượng protein phù hợp.
(6) Duy trì nhiệt độ chuồng nuôi trên 40 °C.
(7) Tiêm vaccine theo quy định và hướng dẫn của cơ quan chức năng.
A. (1), (3), (5) và (7). B. (2), (3), (4) và (7).
C. (2), (3), (5) và (7). D. (1), (2), (5) và (7).
Phương pháp:
Những biện pháp ứng dụng kiến thức về sinh trưởng và phát triển trong chăn nuôi gia cầm lấy trứng:
(2) Vệ sinh sạch sẽ máng ăn, máng uống, dụng cụ chăn nuôi, chuồng nuôi hằng ngày.
(3) Lựa chọn giống gia cầm phù hợp như gà Ai Cập, Leghorn,...
(5) Chế độ ăn có năng lượng và hàm lượng protein phù hợp.
(7) Tiêm vaccine theo quy định và hướng dẫn của cơ quan chức năng.
Giải chi tiết:
Chọn đáp án C.
3.45.
Nối các loài động vật sau đây với hình thức phát triển phù hợp.
Loài động vật
Hình thức phát triển
(a) Muỗi
(b) Gián
(c) Ve sầu
(d) Ếch
(e) Chó
(g) Tôm
(h) Châu chấu
(i) Ong
(k) Ruồi
(1) Gà
(m) Bọ ngựa
(n) Cá voi
(1) Biến thái hoàn toàn
(2) Biến thái không hoàn toàn
(3) Không qua biến thái
Phương pháp:
Khái niệm các hình thức phát triển
Giải chi tiết:
Loài động vật có hình thức phát triển (1) Biến thái hoàn toàn: (a), (d), (i), (k).
Loài động vật có hình thức phát triển (2) Biến thái không hoàn toàn: (b), (c), (g), (h), (m).
Loài động vật có hình thức phát triển (3) Không qua biến thái: (e), (l), (n).
CH tr 46
3.46.
Nối tên hormone với chức năng phù hợp.
Hormone
Chức năng
(a) Ecdysteroid
(b) Juvenile
(c) Thyroxine
(d) PTTH
(e) GH
(g) Testosterone
(h) Estrogen
(1) Kích thích quá trình trao đổi chất
(2) Kích thích tuyến ngực trước tiết ecdysteroid
(3) Gây lột xác, kích thích hóa nhộng và hoá bướm
(4) Kích thích phân chia tế bào, tổng hợp protein
(5) Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì ở nữ
(6) Ở nồng độ cao ức chế sự biến thái
(7) Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì ở nam
Phương pháp:
Chức năng của hormone.
Giải chi tiết:
(a) – (3): Ecdysteroid gây lột xác, kích thích hóa nhộng và hoá bướm.
(b) – (6): Juvenile ở nồng độ cao ức chế sự biến thái.
(c) – (1): Thyroxine kích thích quá trình trao đổi chất.
(e) – (4): GH kích thích phân chia tế bào, tổng hợp protein.
(g) – (7): Testosterone kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì ở nam.
(h) – (5): Estrogen kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì ở nữ.
3.47.
Nêu bằng chứng về sự sinh trưởng của cơ thể em. Những dấu hiệu nào cho biết cơ thể em đang phát triển?
Phương pháp:
Bằng chứng về sự sinh trưởng trên cơ thể: tóc, chân, tay dài ra; chiều cao, khối lượng cơ thể tăng;...
Giải chi tiết:
- Bằng chứng về sự sinh trưởng trên cơ thể: tóc, chân, tay dài ra; chiều cao, khối lượng cơ thể tăng;...
- Những dấu hiệu phát triển trên cơ thể: mọc lông trên cơ thể (ở cánh tay, bộ phận sinh dục, ngực hoặc khuôn mặt); rụng trứng và có kinh nguyệt ở con gái; xuất tinh ở con trai.
3.48.
Nêu điểm khác nhau giữa sinh trưởng ở thực vật và động vật. Nêu ví dụ về ứng dụng sinh trưởng trên cơ sở hiểu biết sự khác nhau đó.
Phương pháp:
Khái niệm sinh trưởng
Giải chi tiết:
Điểm khác nhau
Sinh trưởng ở thực vật
Sinh trưởng ở động vật
Quá trình sinh trưởng
Sinh trưởng ở thực vật diễn ra suốt vòng đời (từ khi sinh ra đến khi chết).
Sinh trưởng ở động vật chỉ diễn ra trong một giai đoạn, khi đạt đến kích thước tối đa thì động vật ngừng sinh trưởng.
Ứng dụng
Có thể dựa vào vòng gỗ hằng năm để tính tuổi của cây gỗ lâu năm.
Trong chăn nuôi, người ta chỉ nuôi đến giai đoạn vật nuôi đạt kích thước lớn nhất là xuất chuồng.
3.49.
Giải thích tại sao một số biện pháp sau thường được sử dụng trong thực tiễn.
(1) Auxin (hoặc các auxin nhân tạo như IBA, NAA) ở nồng độ thích hợp được sử dụng trong giâm cành.
(2) Ngâm hạt khó nảy mầm trong dung dịch gibberellin.
(3) Phun gibberellin lên cây đay khi cây được cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng.
Phương pháp:
Một số biện pháp thường được sử dụng trong thực tiễn
Giải chi tiết:
(1) Auxin (hoặc các auxin nhân tạo như IBA, NAA) có tác dụng kích thích tạo rễ bất định.
(2) Gibberellin có tác dụng phá ngủ, kích thích hạt nảy mầm.
(3) Gibberellin có tác dụng kéo dài thân cây đay nên làm tăng sản lượng sợi. Tuy nhiên, chỉ khi được cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng, cây mới sinh trưởng mạnh dưới tác động của gibberellin ngoại sinh.
3.50.
Mô tả đặc điểm sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp ở thực vật theo gợi ý trong bảng sau:
Đặc điểm
Sinh trưởng sơ cấp
Sinh trưởng thứ cấp
Loại mô phân sinh tham gia
?
?
Kết quả
?
?
Thời điểm xảy ra
?
?
Nhóm thực vật hạt kín có loại sinh trưởng
?
?
Phương pháp:
Đặc điểm sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp ở thực vật
Giải chi tiết:
Đặc điểm
Sinh trưởng sơ cấp
Sinh trưởng thứ cấp
Loại mô phân sinh tham gia
Mô phân sinh đỉnh, mô phân sinh lóng.
Mô phân sinh bên.
Kết quả
Tăng chiều dài thân, rễ, cành.
Tăng đường kính thân, rễ, cành.
Thời điểm xảy ra
Từ khi bắt đầu chu kì sống của cây.
Nối tiếp sau sinh trưởng sơ cấp.
Nhóm thực vật hạt kín có loại sinh trưởng
Cây Hai lá mầm, cây Một lá mầm.
Cây thân gỗ Hai lá mầm.
3.51.
Vẽ sơ đồ vòng đời của một đại diện cây Hai lá mầm (ví dụ: cây cam). Cho biết đại diện đó thuộc nhóm cây nào (một năm, hai năm, lâu năm).
Phương pháp:
Cây Hai lá mầm (ví dụ: cây cam)
Giải chi tiết:
- Sơ đồ vòng đời cây cam:
Hạt → Hạt nảy mầm → Cây mầm → Cây non → Cây trưởng thành (mang nụ lần đầu) → [Cây mang hoa → Cây mang quả non → Cây mang quả chín] → Cây già, chết.
Các giai đoạn trong ngoặc vuông [ ] lặp lại nhiều lần.
- Cây cam là cây lâu năm (sinh sản nhiều lần).
CH tr 47
3.52.
Muốn thúc đẩy quá trình sinh trưởng, phát triển ở cây trồng để thu được năng suất cao, chúng ta cần làm gì?
Phương pháp:
Dựa vào hiểu biết và quan sát từ thực tiễn
Giải chi tiết:
Dựa vào hiểu biết và quan sát từ thực tiễn, muốn thúc đẩy quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng chúng ta cần chú ý đến các yếu tố tác động lên đời sống của chúng. Mỗi cây trồng đều chịu ảnh hưởng của các yếu tố di truyền và yếu tố môi trường sống như nhiệt độ, ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng. Muốn thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, ta cần:
Tạo nhiệt độ thích hợp.
Chiếu sáng phù hợp về cường độ, thành phần quang phổ, thời gian chiếu sáng.
Cung cấp đủ nước.
Bổ sung chất dinh dưỡng hợp lí về thành phần, thời điểm trong chu kì phát triển của cây, mục đích sử dụng sản phẩm cây trồng, ...
Tùy vào nhu cầu của từng loại cây trồng mà điều chỉnh các yếu tố trên cho phù hợp.
3.53.
Cây thanh long ở miền Nam nước ta thường ra hoa, kết quả từ cuối tháng 3 đến tháng 9 dương lịch. Vào khoảng đầu tháng 10 đến cuối tháng 1 năm sau, nông dân ở một số địa phương miền Nam áp dụng biện pháp kĩ thuật “thắp đèn” ban đêm nhằm kích thích cây ra hoa để thu quả trái vụ. Hãy giải thích cơ sở khoa học của việc áp dụng biện pháp trên.
Phương pháp:
Cây thanh long chịu ảnh hưởng của quang chu kì, ra hoa trong điều kiện ngày dài từ cuối tháng 3 đến tháng 9 dương lịch. Trong điều kiện ngày ngắn (từ tháng 10 đến cuối tháng 1) muốn cho ra hoa thì phải xử lí kĩ thuật “thắp đèn” để tạo ngày dài nhân tạo.
Giải chi tiết:
Cây thanh long chịu ảnh hưởng của quang chu kì, ra hoa trong điều kiện ngày dài từ cuối tháng 3 đến tháng 9 dương lịch. Trong điều kiện ngày ngắn (từ tháng 10 đến cuối tháng 1) muốn cho ra hoa thì phải xử lí kĩ thuật “thắp đèn” để tạo ngày dài nhân tạo.
Phytochrome là sắc tố cảm nhận quang chu kì, tồn tại ở hai dạng có thể chuyển hoá cho nhau:
Pr hấp thụ ánh sáng đỏ kích thích cây ngày dài ra hoa.
Pfr hấp thụ ánh sáng đỏ xa kích thích cây ngày ngắn ra hoa.
Trong điều kiện ngày dài, Pr được tạo ra đủ nên kích thích hình thành hormone ra hoa ở cây ngày dài. Trong điều kiện ngày ngắn, lượng Pr tạo ra không đủ để kích thích hình thành hormone chi phối sự ra hoa. Kĩ thuật “thắp đèn” tạo ngày dài nhân tạo làm Pfr chuyển thành Pr, nên lượng Pr đủ để kích thích sự ra hoa của cây thanh long.
3.54.
Điền tên hormone thích hợp vào chỗ trống (một vị trí có thể điền nhiều hơn một hormone, một hormone có thể được sử dụng nhiều hơn một lần).
Các hormone điều hoà quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật bao gồm:
.....(1)..... điều hoà quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật có xương sống. Hormone .....(2) ..... kích thích phân chia tế bào, tổng hợp protein làm tăng kích thước tế bào và phát triển xương. Hormone ..... (3)..... kích thích quá trình trao đổi chất và ảnh hưởng đến hoạt động, chức năng của hệ thần kinh. Hormone .....(4)..... kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì (phát triển xương, phân hoá tế bào, tổng hợp protein và hình thành các đặc điểm sinh dục thứ cấp).
.....(5)..... điều hoà quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật không xương sống. Não tiết hormone .....(6)..... (hormone hướng tuyến ngực trước) dự trữ ở thể cardiaca (thể tiết). Tuyến ngực trước khi nhận được tín hiệu từ .....(7)..... sẽ tiết hormone .....(8).....gây lột xác, kích thích hóa nhộng và hoá bướm. Thể allata (thể cạnh thực quản) tiết hormone .....(9)..... Hormone ..... (10) ..... ở nồng độ cao ức chế sự biến thái, khi hormone này giảm xuống một ngưỡng nhất định, sâu sẽ hoá nhộng.
Phương pháp:
Các hormone điều hoà quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật
Giải chi tiết:
(1) GH, thyroxine, testosterone, estrogen
(2) GH
(3) thyroxine
(4) testosterone và estrogen
(5) Ecdysteroid và juvenile
(6) PTTH
(7) PTTH
(8) ecdysteroid
(9) juvenile
(10) juvenile
3.55.
Hormone thyroxine của tuyến giáp được điều chỉnh bởi hormone TSH (Thyroid-stimulating hormone) do tuyến yên tiết ra. Quá trình trao đổi chất của một người sẽ thay đổi như thế nào (tăng, giảm, không đổi) trong các trường hợp sau:
(2) Mắc chứng suy giáp (tuyến giáp không tạo ra và giải phóng đủ hormone tuyến giáp vào máu).
(3) Bị tổn thương tuyến yên nên tuyến yên giảm tiết TSH.
Phương pháp:
Vai trò của thyroxine: kích thích quá trình trao đổi chất và ảnh hưởng đến các hoạt động, chức năng của hệ thần kinh.
Giải chi tiết:
Vai trò của thyroxine: kích thích quá trình trao đổi chất và ảnh hưởng đến các hoạt động, chức năng của hệ thần kinh.
Trong trường hợp (1), quá trình trao đổi chất của một người tăng. Do uống thuốc levothyroxine (chứa thyroxine) liều 4 ug/kg/ngày làm tăng lượng hormone thyroxine trong máu.
Trong trường hợp (2), quá trình trao đổi chất của một người giảm. Do không tạo ra và giải phóng đủ hormone thyroxine vào máu.
Trong trường hợp (3), quá trình trao đổi chất của một người giảm. Do bị tổn thương nên tuyến yên giảm tiết TSH, giảm kích thích tạo hormone thyroxine.
3.56.
Giả sử một con sâu bướm có nồng độ hormone juvenile tăng và duy trì ở nồng độ cao bất thường liên tục thì điều gì sẽ xảy ra với con sâu bướm đó? Giải thích.
Phương pháp:
Nếu nồng độ hormone juvenile tăng và duy trì ở nồng độ cao bất thường liên tục, con sâu bướm không diễn ra quá trình biến thái mà chỉ đơn giản là ngày càng lớn hơn sau mỗi lần lột xác.
Giải chi tiết:
Giải thích: Do juvenile ở nồng độ cao ức chế quá trình biến thái hóa nhộng, hóa bướm.
3.57.
Hormone thyroxine tồn tại ở hai dạng là T3 và T4. Bảng dưới đây thể hiện nồng độ hormone kích thích tuyến giáp TSH (Thyroid-stimulating hormone) và hormone tuyến giáp toàn phần (T3 và T4) của 3 bệnh nhân.
Hormone
Người
TSH (mlU/L)
T4 (nmol/L)
T3 (nmol/L)
Người bình thường
0,4 – 4,0
60 – 140
1,1 – 2,7
Bệnh nhân A
0,12
192,11
4,13
Bệnh nhân B
0,26
46,07
0,87
Bệnh nhân C
8,87
26,94
0,55
a) Một bệnh nhân được bác sĩ chẩn đoán mắc suy giáp nguyên phát do viêm tuyến giáp (Hashimoto). Bệnh nhân đó là người nào trong 3 bệnh nhân trên? Giải thích.
b) Một bệnh nhân được bác sĩ chẩn đoán mắc cường giáp (basedow, tuyến giáp tăng hoạt động). Bệnh nhân đó là người nào trong 3 bệnh nhân trên? Giải thích.
Phương pháp:
Quan sát bảng
Giải chi tiết:
a) Bệnh nhân C có nguy cơ mắc suy giáp nguyên phát do viêm tuyến giáp (Hashimoto).
Giải thích: Người mắc bị bệnh suy giáp nguyên phát do viêm tuyến giáp tức là tuyến giáp hoạt động kém, dẫn đến chỉ số hormone T3, T4 do tuyến giáp tiết ra giảm. Do hormone tuyến giáp thấp nên tuyến yên tăng tiết TSH dẫn đến nồng độ TSH cao.
b) Bệnh nhân A có nguy cơ mắc cường giáp (basedow, tuyến giáp tăng hoạt động).
Giải thích: Chỉ số T4 tăng, TSH thấp cho thấy bệnh nhân bị cường giáp (Basedow). Khi đó, tuyến giáp tăng tiết hormone T3, T4. Hai hormone này ức chế tuyến yên tiết TSH nên TSH thấp.