Bài 23. Thực hành: Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật trang 69, 70, 71 SBT Sinh 10 Chân trời sáng tạo

Nối nội dung ở cột A với cột B sao cho phù hợp.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

CH tr 69 23.1

Nối nội dung ở cột A với cột B sao cho phù hợp.

Lời giải chi tiết:

1 – d; 2 – a; 3 – b; 4 – c.

CH tr 69 23.2

Mục tiêu của bài thực hành Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật là gì?

A. Nhận diện được các loại que cấy trong nghiên cứu vi sinh vật.

B. Nhận biết được các môi trường trong nghiên cứu vi sinh vật.

C. Phân biệt được các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật.

D. Tất cả các mục tiêu trên.

Phương pháp giải:

Mục tiêu của bài thực hành Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật bao gồm:

- Nhận diện được các loại que cấy trong nghiên cứu vi sinh vật.

- Nhận biết được các môi trường trong nghiên cứu vi sinh vật.

- Phân biệt được các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật.

Lời giải chi tiết:

Đáp án D.

CH tr 69 23.3

Vai trò của tăm bông vô trùng trong nuôi cấy vi sinh vật là gì?

A. Dùng để cấy vi sinh vật có tạo khuẩn ti.

B. Dùng để dàn vi khuẩn trên bề mặt thạch rắn.

C. Dùng để cấy giống từ môi tường lỏng lên bề mặt của môi trường rắn.

D. Dùng để chuyển một lượng vi khuẩn xác định lên bề mặt môi trường rắn hoặc lỏng.

Phương pháp giải:

Tăm bông vô trùng trong nuôi cấy vi sinh vật có vai trò dùng để cấy giống từ môi tường lỏng lên bề mặt của môi trường rắn.

Lời giải chi tiết:

Đáp án C.

CH tr 70 23.4

Vai trò của pipette (ống hút thủy tinh) trong nuôi cấy vi sinh vật là gì?

A. Dùng để chuyển một lượng vi khuẩn xác định lên bề mặt môi trường rắn hoặc lỏng.

B. Dùng cấy vi khuẩn từ môi trường rắn hoặc lỏng lên môi trường rắn, lỏng.

C. Dùng để dàn trải vi khuẩn trên bề mặt thạch rắn.

D. Dùng để cấy vi sinh vật có tạo khuẩn ti.

Phương pháp giải:

Pipette (ống hút thủy tinh) trong nuôi cấy vi sinh vật có vai trò dùng để chuyển một lượng vi khuẩn xác định lên bề mặt môi trường rắn hoặc lỏng.

Lời giải chi tiết:

Đáp án A.

CH tr 70 23.5

Hình 23.1 mô tả kĩ thuật nào trong nghiên cứu vi sinh vật?

A. Cấy ria.                       B. Cấy mô.                      C. Cấy trang.                       D. Chuyển giống

Lời giải chi tiết:

 Đáp án C.

CH tr 70 23.6

Hình 23.2 mô tả kĩ thuật nào trong nghiên cứu vi sinh vật?

A. Cấy ria.                                                               B. Lấy giống                       

C. Dàn trải vi sinh vật                                              D. Vô trùng que cấy.

Lời giải chi tiết:

Đáp án D.

CH tr 70 23.7

“Nhúng đầu thanh gạt vào cồn, hơ qua ngọn lửa để khử trùng. Để đầu thanh gạt nguội trong không gian vô trùng của ngọn lửa. Mở đĩa petri, đặt nhẹ nhành thanh gạt lên bề mặt thạch của đĩa petri. Dùng đầu thanh gạt trải đều vi khuẩn lên bề mặt thạch. Trong khi thực hiện, xoay đĩa một vài lần, mỗi lần khoảng nửa chu vi đĩa để tạo điều kiện cho thanh gạt trải dịch vi khuẩn đều khắp bề mặt môi trường.”

Đây là kĩ thuật nào trong các lựa chọn sau?

A. Lấy giống.                  B. Cấy trang.                   C. Cấy ria.                           D. Khử trùng.

Lời giải chi tiết:

Đáp án B.

CH tr 70 23.8

Vì sao khi nghiên cứu vi sinh vật, người ta cần phải phân lập vi sinh vật?

Lời giải chi tiết:

Phân lập là khâu quan trọng trong quá trình nghiên cứu vi sinh vật. Mục đích của phân lập là để tacsch riêng các vi khuẩn từ quần thể ban đầu tạo thành các clon thuần khiết để khảo sát và định loại.

CH tr 70 23.9

Khuẩn lạc là gì?

Lời giải chi tiết:

Khi vi khuẩn tăng trưởng và phát triển trên bề mặt môi trường rắn đã tạo ra những tập hơp vi sinh vật, đó là các khuẩn lạc.

CH tr 70 23.10

Để nhận biết loại vi sinh vật, người ta thường dựa vào các đặc điểm nào của khuẩn lạc?

Lời giải chi tiết:

- Hình thái của các khuẩn lạc mang tính đặc trưng của từng loài vi khuẩn.

- Việc mô tả chính xác các khuẩn lạc đã tách rời về hình dạng, độ cao bờ và rìa, … góp phần rất quan trọng trong việc định danh vi khuẩn.

CH tr 70 23.11

Quan sát hình sau và cho biết các bước thực hiện khi cấy vi sinh vật.

Lời giải chi tiết:

Các bước thực hiện cấy giống từ môi trường lỏng sang ống thạch nghiêng là:

1) Vô trùng que cấy.

2) Lấy sinh khối lỏng ra khổi ống dịch mẫu.

3) Cấy giống vi khuẩn vào môi trường lỏng mới.

CH tr 71 23.12

Quan sát hình sau và cho biết điểm khác biệt trong hai phương pháp cấy vi sinh vật.

Lời giải chi tiết:

Hai phương pháp cấy vi sinh vật khác nhau ở bước chuyển vi sinh vật từ ống mẫu sang môi trường đĩa petri. Một phương pháp là đổ trực tiếp dịch mẫu vào đĩa petri, một phương pháp dùng thanh gạt đẻ trải đều vi khuẩn trên bề mặt đĩa petri.

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close