Bài 30. Polymer trang 85, 86, 87 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo

Mẫu chất nào sau đây không chứa polymer?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

30.1

Mẫu chất nào sau đây không chứa polymer?

A. Bông vải

B. Gạo

C. Sáp nến

D. Sợi tơ tằm

Phương pháp giải:

Sử dụng tính chất của polymer.

Lời giải chi tiết:

Đáp án C do dáp nến được làm từ alkane

30.2

Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm chung của polymer?

A. Có phân tử khối lớn

B. Phân tử do các monomer tạo nên

C. Có tính dẻo và có độ đàn hồi cao

D. Không tan trong nước, có thể tan trong xăng

Phương pháp giải:

Sử dụng tính chất của polymer.

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

C sai vì không phải là đặc điểm chung của polymer, đặc điểm này chỉ đúng cho chất dẻo và cao su.

30.3

Cho các đặc điểm sau đây về polymer:

(a) Dễ bay hơi

(b) Dễ tan trong nước

(c) Ở thể rắn, một số ít ở dạng lỏng

(d) Không bay hơi

(e) Không thấm khí

(g) Không dẫn điện

Số đặc điểm đúng là

A. 2                       B. 3                        C. 4                        D.5

Phương pháp giải:

Sử dụng tính chất của polymer.

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

a) sai vì các polymer đều khó bay hơi.

b) sai vì các polymer đều không tan trong nước.

c) đúng

d) đúng

e) đúng

g) đúng

30.4

Con tằm sau khi nhả tơ tạo thành kén tằm. Kén tằm được sử dụng để dệt thành những tấm tơ lụa có giá trị kinh tế cao, đẹp và mềm mại. Theo em, tơ tằm thuộc loại tơ nào?

A. Tơ tổng hợp

B. Tơ bán tổng hợp (tơ nhân tạo)

C. Tơ thiên nhiên

D. Tơ hóa học

Phương pháp giải:

Sử dụng tính chất của polymer.

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

30.5

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Polymer là những chất có khối lượng phân tử rất lớn do nhiều mắt xích khác nhau tạo thành

B. Tất cả các polymer đều ở thể rắn, không bay hơi, không tan trong nước và dung môi thông thường như xăng

C. Polymer do con người tổng hợp từ những chất hóa học được gọi là polymer nhân tạo

D. Polyethylene thuộc loại polymer tổng hợp, còn tinh bột và cellulose là polymer tự nhiên

Phương pháp giải:

Sử dụng tính chất của polymer.

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

30.6

Dãy nào sau đây gồm các polymer thiên nhiên có nguồn gốc từ thực vật?

A. Cellulose, sợi bông, cao su thiên nhiên

B. Polyethylene, polypropylene, sợi đay

C. Len, sợi đay, sợi gai

D. Tơ tằm, tre, nứa

Phương pháp giải:

Sử dụng tính chất của polymer.

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

A đúng vì cellulose, sợi bông, cao su thiên nhiên có nguồn gốc thực vật.

B sai vì polyethylene, polypropylene được tổng hợp từ các chất hóa học ethylene, propylene.

C sai vì len có nguồn gốc từ động vật, ví dụ như len lông cừu.

D sai vì tơ tằm có nguồn gốc từ động vật.

30.7

Cho các phát biểu sau:

(a) Tơ là những polymer tự nhiên hay polymer tổng hợp, cấu tạo mạch thẳng và có thể kéo dài thành sợi

(b) Tơ tổng hợp có nhiều ưu điểm hơn tơ thiên nhiên như bền, đẹp, nhẹ, xốp, giá rẻ

(c) Ưu điểm của chất dẻo là nhẹ, cách điện, cách nhiệt, bền với tác dụng của các hóa chất

(d) Polymer tổng hợp luôn có công thức hóa học xác định, còn polymer thiên nhiên không có công thức hóa học cụ thể

(e) Áo quần, dụng cụ học sinh như tập, sách, thước, ... chủ yếu được sản xuất từ các vật liệu kim loại và polymer

Số phát biểu đúng là

A. 2                       B. 3                        C. 4                        D.5

Phương pháp giải:

Sử dụng tính chất của polymer.

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

30.8

Phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai trong các phát biểu sau đây?
a) Polymer có thể có mạch không phân nhánh, mạch phân nhánh hoặc mạng lưới không gian

b) Các polymer có tính đàn hồi được gọi là cao su

c) Các polymer có tính dẻo được gọi là chất dẻo

d) Những vật liệu được tổng hợp từ hai hay nhiều vật liệu khác nhau, gồm vật liệu cốt và vật liệu nền được gọi là vật liệu composite

Phương pháp giải:

Sử dụng tính chất của polymer.

Lời giải chi tiết:

a) đúng

b) sai vì cao su là những vật liệu có tính đàn hồi.

c) sai vì chất dẻo là những vật liệu polymer có tính dẻo.

d) đúng

30.9

Nhận định nào đúng, nhận định nào sai trong các nhận định sau đây?

a) Đa số các polymer ở thể rắn, một số ít ở thể lỏng

b) Phần lớn các polymer đều không tan trong nước

c) Phần lớn chất dẻo đều thuộc loại polymer thiên nhiên

d) Polyethylene, polypropylene thuộc loại polymer tổng hợp

Phương pháp giải:

Sử dụng tính chất của polymer.

Lời giải chi tiết:

a) đúng

b) đúng

c) sai vì đa số chất dẻo đều do con người tổng hợp.

d) đúng

30.10

Hãy điền các từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống để được các nhận định đúng

 

a) Đa số các polymer ở thể (1) ..., không (2) ...

b) Hầu hết các polymer đều (3) ... trong nước và các dung môi thông thường. Một số polymer có thể (4) ... trong xăng

c) Các polymer có sẵn trong tự nhiên gọi là polymer (5) ..., còn các polymer do con người tổng hợp từ các chất đơn giản gọi là polymer (6) ...

d) Polyethylene và poly(vinyl chloride) thuộc loại polymer (7) ..., còn tinh bột và cellulose thuộc loại polymer (8) ...

e) Cao su là (9) ... có tính đàn hồi. Tơ là những polymer thiên nhiên hay tổng hợp có cấu tạo mạch không phân nhánh và có thể (10) ...

Phương pháp giải:

Sử dụng tính chất của polymer.

Lời giải chi tiết:

Đáp án:

1) rắn

2) bay hơi

3) không tan

4) tan

5) thiên nhiên

6) tổng hợp

7) tổng hợp

8) thiên nhiên

9) vật liệu polimer

10) kéo dài thành sợi

30.11

Điền dấu (ⱱ) để hoàn thành bảng phân loại polymer theo mẫu sau:

 

Phương pháp giải:

Sử dụng tính chất của polymer.

Lời giải chi tiết:

Lông vịt: thiên nhiên

Dây nylon: tổng hợp

Tre, sợi gai, gỗ: thiên nhiên

Vỏ bọc dây điên: tổng hợp

Áo len: thiên nhiên

Lốp xe: thiên nhiên

Hộp đựng thực phẩm: tổng hợp

Kẹo cao su: tổng hợp

30.12

Một đoạn polyethylene có khối lượng phân tử 5 040 amu. Hãy tính số mắt xích có trong đoạn polymer trên.

Phương pháp giải:

Dựa vào monomer.

Lời giải chi tiết:

Mỗi mắt xích của polyethylene (C2H4) có khối lượng phân tử là 28 amu.

Số mắt xích là: \(\frac{{5040}}{{28}} = 180\)mắt xích.

30.13

Polypropylene (PP) là một loại polymer có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất như dùng để chế tạo các thùng chứa hóa chất, bồn chứa nước, bình phun thuốc trừ sâu, ...

Hãy tính nhanh (ghi kết quả tính) khối lượng monomer cần để sản xuất 4,2 tấn PP. Giả sử hiệu suất của phản ứng là 90%.

Phương pháp giải:

Dựa vào Phương pháp điều chế polymer.

Lời giải chi tiết:

m propylene = 42.( n.\(\frac{{4,2}}{{42n}}\)).\(\frac{{100}}{{90}} \approx 4,67\)tấn

30.14

Poly(vinyl chloride) (PVC) có tính linh hoạt, khá cứng và chắc chắn nên được dùng nhiều trong  xây dựng như ống dẫn nước, nhựa chống thấm, vỏ bọc các kim loại dễ bị ăn mòn, chế tạo vỏ bọc dây điện, dây cáp, ... Trong y tế, PVC được sử dụng làm các dụng cụ như túi đựng máu, ống hô hấp, túi xách tĩnh mạch, ống thông, thiết bị lọc máu, ...

PVC được điều chế theo sơ đồ chuyển hóa: CaC2  C2H2  C2H3Cl  PVC. Theo sơ đồ trên, từ 128 kg CaC2 sẽ tổng hợp được m kg PVC, biết hiệu suất của cả quá trình là 80%. Hãy cho biết giá trị của m.

Phương pháp giải:

Phương tình hóa học của các phản ứng:

Lời giải chi tiết:

Theo các phương trình hóa học ta có:

nđất đèn = 2 (kmol) => nPVC = 2.0,8 =1,6 (kmol) => mPVC = 1,6.62,5 = 100 (kg)

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close