Bài 12. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều

Em hãy nêu ít nhất 2 quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc và lấy ví dụ tương ứng với mỗi lĩnh vực theo gợi ý sau

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Em hãy nêu ít nhất 2 quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc và lấy ví dụ tương ứng với mỗi lĩnh vực theo gợi ý sau:

Phương pháp giải:

Quan sát bảng và nêu ít nhất 2 quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Lấy ví dụ tương ứng với mỗi lĩnh vực theo gợi ý trong bảng đó.

Lời giải chi tiết:

Câu 2

Đề bài: Em hãy lựa chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau đây:

a) Tất cả các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam có quyền tham gia thảo luận, góp ý các vấn đề chung của đất nước là biểu hiện của quyền bình đẳng giữa các dân tộc về lĩnh vực nào dưới đây?

A. Kinh tế.B. Chính trị.

C. Văn hoá.D. Xã hội.

b) Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của quyền bình đẳng giữa các dân tộc về kinh tế?

A. Các dân tộc có cơ hội như nhau khi lựa chọn việc làm.

B. Các dân tộc được tham gia vào bộ máy nhà nước.

C. Các dân tộc được sử dụng ngôn ngữ của mình.

D. Các dân tộc có cơ hội lựa chọn hình thức học tập

c) Quyền bình đẳng giữa các dân tộc về văn hoá được hiểu là các dân tộc đều có

A. nghĩa vụ dùng chung một ngôn ngữ.

B. quyền dùng tiếng nói, chữ viết riêng.

C. chung lãnh thổ, điều kiện phát triển.

D. chung phong tục, tập quán, tín ngưỡng.

d) Quyền bình đẳng giữa các dân tộc thể hiện ở việc mỗi dân tộc thực hiện quyền của mình theo quy định của pháp luật, đồng thời

A. có trách nhiệm thực hiện quyền của các dân tộc khác.

B. có trách nhiệm tuân thủ quyền của các dân tộc khác.

C. có nghĩa vụ tôn trọng quyền của các dân tộc khác.

D. có nghĩa vụ chia sẻ quyền của các dân tộc khác.

e) Hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm khi thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc?

A. Dân tộc đa số coi thường các dân tộc thiểu số.

B. Dân tộc đa số giúp đỡ các dân tộc thiểu số.

C. Dân tộc đa số tôn trọng các dân tộc thiểu số.

D. Dân tộc đa số đoàn kết với các dân tộc thiểu số.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm. 

Lời giải chi tiết:

a) Chọn B. Chính trị.

Giải thích: Tất cả các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam có quyền tham gia thảo luận, góp ý các vấn đề chung của đất nước là biểu hiện của quyền bình đẳng giữa các dân tộc về lĩnh vực chính trị.

b) Chọn A. Các dân tộc có cơ hội như nhau khi lựa chọn việc làm.

Giải thích: Nội dung biểu hiện của quyền bình đẳng giữa các dân tộc về kinh tế là các dân tộc có cơ hội như nhau khi lựa chọn việc làm.

c) Chọn B. quyền dùng tiếng nói, chữ viết riêng.

Giải thích: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc về văn hoá được hiểu là các dân tộc đều có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình; được giữ gìn, phát huy phong tục, tập quán, giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình.

d) Chọn C. có nghĩa vụ tôn trọng quyền của các dân tộc khác.

Giải thích: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc thể hiện ở việc mỗi dân tộc thực hiện quyền của mình theo quy định của pháp luật, đồng thời có nghĩa vụ tôn trọng quyền của các dân tộc khác.

e) Chọn A. Dân tộc đa số coi thường các dân tộc thiểu số.

Giải thích: Hành vi bị nghiêm cấm khi thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc là dân tộc đa số coi thường các dân tộc thiểu số.

Câu 3

Em đồng ý hay không đồng ý với nhận định nào dưới đây? Vì sao?

A. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc là một trong những nguyên tắc cơ bản được quy định trong Hiến pháp nước ta.

B. Đồng bào các dân tộc có cơ hội như nhau trong lựa chọn việc làm là nội dung của quyền bình đẳng trong lĩnh vực chính trị.

C. Tất cả các dân tộc đều có cơ hội và quyền tiếp cận các nguồn lực và tiện ích công cộng như giáo dục, y tế và các dịch vụ cơ bản khác.

D. Nhờ có những quy định của pháp luật nên hiện nay Việt Nam đã đạt được mức độ hoàn hảo về thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

E. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực kinh tế góp phần tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp của các dân tộc khác nhau.

Phương pháp giải:

Đọc các nhận định và bày tỏ quan điểm đồng ý hoặc không đồng ý. Giải thích.

Lời giải chi tiết:

A. Đồng ý. Khoản 2 Điều 5 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kì thị, chia rẽ dân tộc.

B. Không đồng ý. Vì đồng bào các dân tộc có cơ hội như nhau trong lựa chọn việc làm là nội dung của quyền bình đẳng trong lĩnh vực kinh tế.

C. Đồng ý. Vì đó là quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực văn hóa, y tế

D. Không đồng ý. Vì trong thực tế xã hội vẫn còn tồn tại một số hành vi vi phạm quy định về quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Ví dụ: hành vi phân biệt, kì thị giữa dân tộc đa số và dân tộc thiểu số,…

E. Không đồng ý. Vì Quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực kinh tế góp phần tạo điều kiện để mọi cá nhân có thể tham gia xây dựng, phát triển kinh tế của đất nước; góp phần tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc; thu hẹp khoảng cách giữa các dân tộc;…

Câu 4

Em hãy quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết:

a) Trong mỗi hình ảnh, quyền bình đẳng giữa các dân tộc được biểu hiện ở những lĩnh vực nào của đời sống xã hội?

b) Tóm tắt quy định của pháp luật nước ta về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong những lĩnh vực đó.

c) Việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc mang lại điều gì cho đời sống các dân tộc?

Phương pháp giải:

Quan sát các hình ảnh và trả lời các câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

a)

- Hình ảnh 1 và 2: Bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực chính trị.

- Nhóm 6 hình ảnh: Bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực kinh tế; văn hóa và giáo dục.

b) Các dân tộc không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ phát triển cao hay thấp đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ trong mọi lĩnh vực của đời sống. Cụ thể:

- Về chính trị: Các dân tộc có quyền làm chủ đất nước; tham gia thảo luận, góp ý các vấn đề chung của đất nước; tham gia quản lý nhà nước và xã hội; tham gia vào bộ máy nhà nước.

- Về kinh tế: Các dân tộc có quyền tham gia vào các thành phần kinh tế; được tạo cơ hội, điều kiện để phát triển kinh tế.

- Về văn hoá, giáo dục: Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình; được giữ gìn, phát huy phong tục, tập quán, giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc mình; có cơ hội học tập và bình đẳng trong giáo dục.

c) Việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc góp phần tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc; thu hẹp khoảng cách giữa các dân tộc; củng cố, phát huy truyền thống dân tộc.

Câu 5

Em hãy nêu ít nhất 5 quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo và lấy ví dụ tương ứng với các quy định đó theo gợi ý sau:

Phương pháp giải:

Nêu ít nhất 5 quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo và lấy ví dụ tương ứng với các quy định đó theo gợi ý ở bảng.

Lời giải chi tiết:

Câu 6

Em hãy lựa chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau đây:

a) Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được thể hiện ở nội dung nào dưới đây?

A. Các tôn giáo có số lượng tín đồ đông đảo mới có quyền tự do tín ngưỡng.

B. Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, không phân biệt đối xử giữa các tôn giáo.

C. Việc giới hạn quyền tự do tín ngưỡng của các tôn giáo có số lượng tín đồ ít.

D. Chỉ áp dụng quyền tự do tín ngưỡng cho các tôn giáo có sự ủng hộ của Nhà nước.

b) Nội dung nào dưới đây không thể hiện ý nghĩa của việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?

A. Giảm xung đột và mâu thuẫn giữa các tôn giáo.

B. Tạo ra sự đoàn kết và hỗ trợ giữa các tôn giáo

C. Đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng của mọi người.

D. Tạo sự phát triển đồng đều cho tất cả mọi người.

c) Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là

A. tôn giáo nào được Nhà nước công nhận sẽ được hưởng quyền nhiều hơn.

B. các tôn giáo khác nhau chỉ bình đẳng khi được thực hiện nghi lễ của mình.

C. mọi tôn giáo đều được công nhận và được bảo vệ quyền thực hành tôn giáo.

D. tất cả các tôn giáo sẽ được tự do thực hành nghi lễ và giáo lí của mình.

d) Thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo nghĩa là làm cách nào để

A. tạo ra sự kính trọng và tôn trọng giữa các tôn giáo.

B. tạo ra sự cạnh tranh và đối đầu giữa các tôn giáo.

C. không ảnh hưởng đến việc xây dựng xã hội văn minh.

D. làm giảm sự tụt hậu và bảo thủ trong các tôn giáo.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm. 

Lời giải chi tiết:

a) Chọn B. Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, không phân biệt đối xử giữa các tôn giáo.

Giải thích: Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được thể hiện ở nội dung bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, không phân biệt đối xử giữa các tôn giáo.

b) Chọn D. Tạo sự phát triển đồng đều cho tất cả mọi người.

Giải thích: Nội dung không thể hiện ý nghĩa của việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là tạo sự phát triển đồng đều cho tất cả mọi người.

c) Chọn C. mọi tôn giáo đều được công nhận và được bảo vệ quyền thực hành tôn giáo.

Giải thích: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là mọi tôn giáo đều được công nhận và được bảo vệ quyền thực hành tôn giáo.

d) Chọn A. tạo ra sự kính trọng và tôn trọng giữa các tôn giáo.

Giải thích: Thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo nghĩa là làm cách nào để tạo ra sự kính trọng và tôn trọng giữa các tôn giáo.

Câu 7

Em đồng ý hay không đồng ý với nhận định nào dưới đây? Vì sao?

A. Mọi tôn giáo đều được bình đẳng trước pháp luật nghĩa là có quyền tự do tín ngưỡng cũng như tổ chức và thực hành tôn giáo.

B. Không có tôn giáo nào được ưu tiên hơn trong việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lí.

C. Tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh và văn hoá của con người và được Nhà nước tôn trọng, bảo hộ.

D. Các tôn giáo nhỏ cần chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt hơn các tôn giáo lớn.

E. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là vấn đề riêng tư của cá nhân.

Phương pháp giải:

Đọc các nhận định và bày tỏ quan điểm đồng ý hoặc không đồng ý với các nhận định đó. Giải thích. 

Lời giải chi tiết:

- Đồng ý với các nhận định: A, B, C, E. Vì những nhận định này phù hợp với quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.

- Không đồng ý với nhận định: D. Vì theo quy định của pháp luật, các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trong việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lí.

Câu 8

Đọc thông tin

1. ĐỒNG BÀO KINH CŨNG NHƯ ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC THIỂU 

SỐ KHÁC ĐỀU LÀ CON MỘT NHÀ

...Đất nước ta có 54 dân tộc anh em cùng sinh sống, Bác Hồ rất chú trọng đến sự bình đẳng giữa các dân tộc, xem các dân tộc đều như con một nhà. Việc quan tâm, chú trọng đến đồng bào dân tộc thiểu số được thể hiện ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Đầu năm 1946, chúng ta đã tổ chức Đại hội các dân tộc thiểu số tại Pleiku (Gia Lai). Tại Đại hội này, vì công việc của đất nước, đường sá đi lại khó khăn nên Bác không đến dự được mà gửi Đại hội bức thư vô cùng cảm động: Tôi vì bận nhiều công việc của Chính phủ, đường sá lại xa xôi, cách trở, tôi không vào được với các vị nên có mấy lời này mong các vị hiểu được tấm lòng của Chính phủ. Bác không nói bằng sách vở mà Bác nói bằng cả tấm lòng của mình nên bức thư đã để lại sự cảm động sâu sắc với những người dự Đại hội năm đó. Nổi tiếng hơn cả là luận điểm của Bác với đồng bào dân tộc. Đó là: Chúng ta là con một nhà, dân tộc Việt Nam là đại gia đình, chúng ta no đói có nhau, sướng khổ cùng nhau, hạnh phúc cùng nhau hưởng, hoạn nạn gian nan cùng nhau chia sẻ. Giang sơn là giang sơn chung, Chính phủ là Chính phủ chung, những điều như vậy đã gắn kết đồng bào dân tộc Kinh với các đồng bào dân tộc thiểu số khác trên cả nước,...

(Theo baohagiang.vn)

a) Em hãy xác định các biểu hiện cụ thể của quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong luận điểm của Bác Hồ trong thông tin trên.

b) Những luận điểm của Bác về vấn đề dân tộc có ý nghĩa như thế nào trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc hiện nay? Lấy ví dụ để làm rõ điều đó.

 

2. THỰC TIỄN SINH ĐỘNG TRONG HOẠT ĐỘNG 

TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM

Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo và các loại hình tín ngưỡng khác nhau, nhiều tôn giáo lớn du nhập từ hàng nghìn năm trước như Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo,... và những tôn giáo hình thành trong nước như Cao Đài, Phật giáo Hoà Hảo, Tứ Ân, Hiếu Nghĩa,... Những quan điểm, chủ trương, chính sách tôn trọng và bảo đảm tự do tín ngưỡng, tôn giáo không chỉ được khẳng định ở Hiến pháp và pháp luật hay trong các chỉ thị, nghị quyết của Đảng mà còn thể hiện cụ thể trong thực tiễn đời sống xã hội.

Theo ước tính có khoảng 95% dân số Việt Nam có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có trên 24 triệu tín đồ của các tôn giáo khác nhau (chiếm khoảng 27% dân số), thuộc 38 tổ chức tôn giáo. Cả nước có gần 53 000 chức sắc, 133 700 chức viện tôn giáo và khoảng 27 900 cơ sở thờ tự. Các ngày lễ tôn giáo lớn như Lễ Giáng sinh của đạo Công giáo, Lễ Phật đản của Phật giáo,... đều được tổ chức trọng thể theo các nghi lễ tôn giáo. Hằng năm có khoảng 8 500 lễ hội tôn giáo hoặc tín ngưỡng cấp quốc gia và địa phương được tổ chức.

Các tổ chức tôn giáo đã đăng kí được pháp luật bảo hộ, được tự do hoạt động tôn giáo, mở trường đào tạo chức sắc, xuất bản kinh sách, sửa chữa và xây dựng cơ sở thờ tự theo quy định của pháp luật. Đến nay, trên cả nước Phật giáo có khoảng 17.000 ngôi chùa, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường; Công giáo có 7 445 cơ sở thờ tự; Tin lành có gần 500 nhà thờ, nhà nguyện; Cao Đài có 1 281 thánh thất; Phật giáo Hoà Hảo có 43 ngôi chùa được công nhận; Hồi giáo có 89 thánh đường;... Hiện Phật giáo có 4 học viện Phật giáo, 1 trường Cao đẳng Phật học và 32 trường Trung cấp Phật học; Giáo hội Công giáo có 1 Học viện Công giáo, 7 Đại chủng viện và 1 cơ sở II Đại chủng viện Thánh Giuse tại Hà Nội; Tin lành có 1 Viện Thánh kinh thần học và 1 trường Thánh kinh thần học.

Hầu hết các tổ chức tôn giáo đã xuất bản báo, tạp chí, bản tin. Theo thống kê từ năm 2006 đến nay, Nhà xuất bản Tôn giáo đã cấp phép xuất bản 8 683 xuất bản phẩm, trong đó có 4 725 đầu sách với 14 535 464 bản in. Trung bình mỗi năm có hàng nghìn ấn phẩm liên quan đến tôn giáo được cấp phép xuất bản, bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như Anh, Pháp và tiếng dân tộc Khơ-me, Ê-đê, Gia-rai, Ba-na,...

Với quan điểm “các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau phát triển”, những năm qua, Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo đảm quyền tự do và bình đẳng về tín ngưỡng, tôn giáo của các dân tộc thiểu số. Bên cạnh việc tạo điều kiện cho người dân tộc Chăm theo Hồi giáo và đạo Bà-la-môn thành lập các Ban đại diện cộng đồng để hỗ trợ các sinh hoạt tôn giáo. Nhà nước hỗ trợ in ấn Kinh thánh song ngữ tiếng Việt và các tiếng của dân tộc thiểu số; đã xuất bản trên 30 000 cuốn Kinh thánh bằng tiếng Ba-na, Ê-đê, Gia-rai; cho phép in và nhập kinh sách Phật giáo Nam Tông Khơ-me; chuẩn bị xuất bản Kinh Coran song ngữ Việt Nam -Ả rập,...

Hoạt động quốc tế của các tôn giáo tại Việt Nam cũng ngày càng được mở rộng. Tòa thánh Va-ti-căng đã bổ nhiệm Đặc phái viên không thường trú tại Việt Nam. Hằng năm có hàng trăm lượt chức sắc tôn giáo Việt Nam tham dự các hoạt động tôn giáo ở nước ngoài và hàng ngàn lượt cá nhân tôn giáo nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam giáng đạo và tham gia các hoạt động, sự kiện tôn giáo. Trong đó, có nhiều sự kiện quan trọng do Việt Nam đăng cai tổ chức thành công, được dư luận trong nước, quốc tế và tín đồ nhiều nước đánh giá cao như: Đại lễ Phật đản (VESAK) Liên hợp quốc được tổ chức tại Hà Nội năm 2008 thu hút 1 500 đại biểu đến từ 74 quốc gia và vùng lãnh thổ; tại Ninh Bình, năm 2014 với sự tham dự của hơn 1.000 chức sắc, tín đồ đến từ 95 quốc gia và vùng lãnh thổ; Hội nghị Ni giới thế giới năm 2009; Năm Thánh 2011 của Giáo hội Công giáo; Kỉ niệm 100 năm đạo Tin Lành; Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á Châu năm 2012.

(Theo dantoctongiao.congly.vn)

a) Em hãy nhận xét về đặc điểm và hoạt động của các tôn giáo có trong thông tin. Việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo đó đã được thực hiện như thế nào?

b) Em nhận xét như thế nào về quan điểm cũng như sự hỗ trợ của Nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức tôn giáo?

Phương pháp giải:

Đọc các thông tin và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Thông tin 1: 

a) Biểu hiện cụ thể của quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong luận điểm của Bác Hồ:

- Dân tộc có quyền làm chủ đất nước; tham gia thảo luận, góp ý các vấn đề chung của đất nước; tham gia quản lý nhà nước và xã hội (“Giang sơn là giang sơn chung, Chính phủ là Chính phủ chung”)

- Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển (“Chúng ta là con một nhà, dân tộc Việt Nam là đại gia đình, chúng ta no đói có nhau, sướng khổ cùng nhau, hạnh phúc cùng nhau hưởng, hoạn nạn gian nan cùng nhau chia sẻ”).

b) Những luận điểm của Bác về vấn đề dân tộc có ý nghĩa quan trọng, góp phần định hướng trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc hiện nay. Những thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong hơn tám thập kỷ qua chứng minh tính đúng đắn của tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, bình đẳng giữa các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

Thông tin 2:

a)

- Đặc điểm và hoạt động của các tôn giáo có trong thông tin: các tôn giáo đều bình đẳng và được pháp luật bảo hộ.

- Biểu hiện cụ thể: các tổ chức tôn giáo đã đăng kí được pháp luật bảo hộ, được tự do hoạt động tôn giáo, mở trường đào tạo chức sắc, xuất bản kinh sách, sửa chữa và xây dựng cơ sở thờ tự theo quy định của pháp luật.

b) Quan điểm cũng như sự hỗ trợ của Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức tôn giáo được hoạt động và phát triển.

Câu 9

Em hãy xử lí các tình huống sau:

Tình huống 1: 

Bạn T thắc mắc: Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, có nghĩa là ai cũng được bình đẳng về quyền học tập. Tại sao Nhà nước lại thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học cho con em dân tộc thiểu số và có chính sách miễn, Giảm học phí, cấp học bổng chính sách cho sinh viên hệ cử tuyển, học sinh trường dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú? Không biết việc làm này nhằm mục đích gì, có trái với quy định của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân không?

a) Em nhận xét như thế nào về thắc mắc của bạn T trong tình huống trên?

b) Em hãy sử dụng những quy định của pháp luật về bình đẳng giữa các dân tộc để giải thích cho T hiểu.

Tình huống 2: 

Chị M từ nhỏ đã theo một tôn giáo cùng với cả gia đình. Khi tròn 22 tuổi, chị M tìm hiểu và thấy một tôn giáo khác có giáo lí và lễ nghi rất phù hợp với mình nên chị muốn chuyển sang theo tôn giáo này. Bố mẹ chị M không ngăn cản chị nhưng băn khoăn, lo lắng gia đình sẽ bị phân biệt, đối xử, kì thị khi có người theo tôn giáo khác.

a) Theo em, chị M có quyền chuyển sang theo tôn giáo mới không? Pháp luật nước ta quy định như thế nào về vấn đề này?

b) Em nhận xét như thế nào về băn khoăn, lo lắng của bố mẹ chị M? Nếu là người thân trong gia đình chị M, em hãy vận dụng hiểu biết của mình về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo để giúp họ.

Tình huống 3: 

Khi thấy bạn A và B thường có lời nói, hành vi thể hiện sự kì thị, chê bai phong tục, tập quán của một số dân tộc khác, S đã nhắc nhở hai bạn. Bực mình vì bị can thiệp nên A đã đăng tải lên trang cá nhân một số thông tin không đúng về S khiến S bị một số bạn bè hiểu lầm, xa lánh.

Em hãy nhận xét hành vi của các bạn trong tình huống trên. Nếu là bạn của A, B, S, em sẽ khuyên các bạn như thế nào? Giải thích vì sao.

Tình huống 4: 

Trong cuộc họp của khu dân cư, chị D phản ánh việc anh Q lôi kéo người dân trong khu đi theo một tôn giáo mới, người theo tôn giáo này sẽ không thờ cúng tổ tiên, nửa ngày đi làm, nửa ngày phải ở nhà nghe giảng đạo. Sau khi nghe chị D phản ánh, ông B (trưởng khu) tuyên bố rằng mọi người có quyền bình đẳng về tôn giáo, việc anh Q đang làm là thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.

Em suy nghĩ như thế nào về tuyên bố của ông B? Nếu em được tham gia cuộc họp đó, em sẽ phát biểu như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc các tình huống và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Tình huống 1:

a) Thắc mắc của bạn T trong tình huống trên cho thất: bạn T đã quan tâm tìm hiểu việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở Việt Nam hiện nay.

b) Giải thích: Đồng bào các dân tộc thiểu số thường sinh sống tại những địa bàn còn nhiều khó khăn về kinh tế; thông tin liên lạc và cơ sở vật chất cho giáo dục còn nhiều thiếu thốn, lạc hậu hơn so với các khu vực khác trong cả nước; mặt khác, do kinh tế khó khăn và nhận thức của một bộ phận đồng bào còn hạn chế, nên nhiều gia đình chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con, em. Do đó, việc nhà nước Việt Nam ban hành và thực hiện một số chính sách ưu tiên đối với học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. Những chính sách ưu tiên này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa,… có thể tiếp tục học tập, lĩnh hội tri thức như mọi công dân khác. Qua đó, góp phần tích cực vào việc nâng cao dân trí, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng trong cả nước.

Tình huống 2:

a) Theo em, chị M có quyền chuyển sang theo tôn giáo mới. Vì Pháp luật Việt Nam quy định: Mọi công dân đều có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo bất kì một tôn giáo nào, các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

b) 

- Băn khoăn, lo lắng của bố mẹ chị M là chính đáng, xuất phát từ tình yêu thương dành cho con cái. Tuy nhiên, những băn khoăn này cũng phần nào thể hiện bố mẹ chị M chưa có sự tìm hiểu kĩ lưỡng quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo. 

- Nếu là người thân trong gia đình chị M, em sẽ khuyên bố mẹ chị M không nên lo lắng, vì theo quy định của pháp luật: không một ai bị phân biệt đối xử vì lí do tôn giáo.

Tình huống 3:

- Nhận xét:

+ Hành vi của hai bạn A và B đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.

+ Hành vi của bạn S đã thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.

- Em sẽ khuyên hai bạn A và B chấm dứt các hành động và lời nói mang tính kì thị, chê bai phong tục, tập quán của một số dân tộc khác. Vì theo quy định của pháp luật: các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng.

Tình huống 4:

- Tuyên bố của ông B là không đúng, cho thấy ông B chưa tìm hiểu kĩ các quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.

- Nếu được tham gia cuộc họp đó, em sẽ: đồng tình với ý kiến của chị D, yêu cầu anh Q chấm dứt hành vi lôi kéo người dân trong khu phố tham gia tôn giáo mới, vì: hành vi mua chuộc, lôi kéo người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo là hành vi vi phạm pháp luật (khoản 2 Điều 5 Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016).

Câu 11

Đề bài:   

Em hãy thiết kế một phiếu hỏi (khoảng 10 câu hỏi) để khảo sát tình hình thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo ở nơi em đang cư trú.

Phương pháp giải:

Thiết kế một phiếu hỏi (khoảng 10 câu hỏi) để khảo sát tình hình thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo ở nơi em đang cư trú.

Lời giải chi tiết:

(*) Tham khảo:


Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close