Bài 10. Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều

Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền bình đẳng của công dân?

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền bình đẳng của công dân?

A. Công dân bình đẳng về quyền bầu cử và ứng cử.

B. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ đóng thuế.

C. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ làm từ thiện.

D. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ học tập.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm. 

Lời giải chi tiết:

Chọn A. Công dân bình đẳng về quyền bầu cử và ứng cử.

Giải thích: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là quyền cơ bản của con người, của công dân được quy định trong Hiến pháp và luật, được thực hiện trong thực tế. Còn quyền bầu cử và ứng cử là một trong những quyền dân chủ cơ bản của công dân.

Câu 2

Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là

A. mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ như nhau.

B. mọi công dân đều được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội.

C. mọi công dân đều có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc như nhau.

D. mọi công dân đều có nghĩa vụ nộp thuế như nhau.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm. 

Lời giải chi tiết:

Chọn B. mọi công dân đều được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội.

Giải thích: Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là mọi công dân đều được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội.

Câu 3

Bất kì công dân nào cũng đều có quyền học tập, lao động, kinh doanh theo quy định của pháp luật là thể hiện quyền bình đẳng nào của công dân?

A. Bình đẳng về việc thực hiện quyền lao động.

B. Bình đẳng về nghĩa vụ học tập.

C. Bình đẳng về quyền học tập.

D. Bình đẳng về quyền công dân.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm. 

Lời giải chi tiết:

Chọn D. Bình đẳng về quyền công dân.

Giải thích: Bất kì công dân nào cũng đều có quyền học tập, lao động, kinh doanh theo quy định của pháp luật là thể hiện sự bình đẳng về quyền công dân.

Câu 4

Cảnh sát giao thông xử phạt vi phạm hành chính hai người đi xe máy vượt đèn đỏ, với mức phạt như nhau, trong đó một người là sinh viên, một người là nhân viên văn phòng. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây của công dân?

A. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

B. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

C. Bình đẳng về trách nhiệm công dân.

D. Bình đẳng khi tham gia giao thông.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm. 

Lời giải chi tiết:

Chọn B. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

Giải thích: 

- Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật, không phân biệt đó là người có chức, có quyền, có địa vị xã hội hay là một công dân bình thường, không phân biệt giới tính, tôn giáo,...

- Trong trường hợp này, cảnh sát giao thông xử phạt vi phạm hành chính hai người đi xe máy vượt đèn đỏ, với mức phạt như nhau, trong đó một người là sinh viên, một người là nhân viên văn phòng.

Câu 5

Mọi công dân khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền tự do kinh doanh là thể hiện công dân bình đẳng

A. trong việc thực hiện quyền tự do kinh doanh.

B. về điều kiện sản xuất kinh doanh.

C. về quyền và nghĩa vụ kinh doanh.

D. về hoạt động sản xuất kinh doanh.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm. 

Lời giải chi tiết:

Chọn D. về hoạt động sản xuất kinh doanh.

Giải thích: Mọi công dân khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền tự do kinh doanh là thể hiện công dân bình đẳng về hoạt động sản xuất kinh doanh.

Câu 6

Bất kì người nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật là thể hiện công dân bình đẳng về

A. trách nhiệm pháp lí.

B. quyền và nghĩa vụ.

C. trách nhiệm trước pháp luật.

D. trách nhiệm và nghĩa vụ.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm. 

Lời giải chi tiết:

Chọn A. trách nhiệm pháp lí.

Giải thích: Bất kì người nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật là thể hiện công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

Câu 7

Bất kì người kinh doanh nào cũng đều phải kê khai thuế đầy đủ và nộp thuế đúng hạn theo quy định của pháp luật là thể hiện bình đẳng nào dưới đây?

A. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

B. Bình đẳng về trách nhiệm đối với đất nước.

C. Bình đẳng về nghĩa vụ.

D. Bình đẳng về sản xuất kinh doanh.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm. 

Lời giải chi tiết:

Chọn C. Bình đẳng về nghĩa vụ.

Giải thích: Bất kì người kinh doanh nào cũng đều phải kê khai thuế đầy đủ và nộp thuế đúng hạn theo quy định của pháp luật là thể hiện bình đẳng về nghĩa vụ.

Câu 8

Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí có nghĩa là gì?

A. Công dân ở bất kì độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí như nhau.

B. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị đều phải chịu trách nhiệm kỉ luật.

C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lí theo quy định của pháp luật.

D. Công dân nào do thiếu hiểu biết mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lí.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm. 

Lời giải chi tiết:

Chọn C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lí theo quy định của pháp luật.

Giải thích: Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật, không phân biệt đó là người có chức, có quyền, có địa vị xã hội hay là một công dân bình thường, không phân biệt giới tính, tôn giáo,...

Câu 9

Anh An và chị Bình cùng nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh, thành lập công ty tư nhân. Anh An đăng kí thành lập công ty sản suất nước ngọt, còn chị Bình đăng kí thành lập công ty may quần áo bảo hộ lao động. Sau khi xem xét hồ sơ đăng kí kinh doanh, xét thấy hồ sơ của hai cá nhân này đáp ứng đầy đủ quy định của pháp luật, các cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh cho anh An và chị Bình trong thời hạn quy định.

Trong trường hợp này, việc cơ quan đăng kí cấp giấy chứng nhận kinh doanh cho anh An và chị Bình có thể hiện quyền bình đẳng của công dân hay không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Đọc trường hợp và trả lời câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:

Trong trường hợp này, việc cơ quan đăng kí kinh cấp giấy chứng nhận kinh doanh cho anh An và chị Bình là thể hiện công dân bình đẳng về quyền, vì: Điều 16 Hiến pháp năm 2013 khẳng định mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không ai bị phân biệt trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội. Anh An và chị Bình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được hưởng quyền bình đẳng như nhau trong việc đăng kí thành lập doanh nghiệp, bước đầu tiên trong việc thực hiện quyền tự do kinh doanh.

Câu 10

N và M chơi thân với nhau suốt 3 năm học ở trường trung học phổ thông. Hai bạn cùng đăng kí thi vào ngành Quản trị kinh doanh của một trường đại học ở Hà Nội. Kết quả, N đủ điểm nên đã trúng tuyển, còn M thiếu 2 điểm nên không trúng tuyển vào đại học. M nói với N: Cậu thì đậu đại học còn tớ thì trượt. Vậy là chúng mình không bình đẳng với nhau đâu nhé. N giải thích: Cậu hiểu sai rồi! Chúng mình cùng được đi đăng kí dự thi vào ngành Quản trị kinh doanh, vậy là chúng mình bình đẳng với nhau rồi còn gì nữa!

Theo em, trong trường hợp này M và N có bình đẳng với nhau không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Đọc trường hợp và trả lời câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:

Mặc dù M được vào đại học, còn N thì không, nhưng giữa M và N vẫn bình đẳng với nhau về quyền. Hai bạn bình đẳng với nhau về cơ hội học tập, thể hiện quyền học tập, bình đẳng trong việc đăng kí dự thi vào đại học mà không bị phân biệt đối xử. Tuy nhiên, khả năng sử dụng quyền đến đâu lại phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của mỗi người. Trong trường hợp này, M đã sử dụng tốt quyền học tập, dự thi và trúng tuyển vào đại học, còn N thì không được vào đại học do chưa sử dụng tốt quyền của mình.

Câu 11

Bà A và bà B đều là hộ kinh doanh cá thể trong cùng một khu phố, củng kinh doanh bán lẻ hàng tiêu dùng. Hằng năm, bà A có doanh thu lớn gấp 1,5 lần so với doanh thu của bà B. Năm 2022, việc kinh doanh của bà A thuận lợi hơn bà B, nhưng cả hai người vẫn đều phải nộp thuế trên cơ sở thu nhập của mỗi công ty. Tuy vậy, có người nói: bà A kinh doanh lớn hơn thì phải nộp thuế là đúng rồi, nhưng phải miễn thuế cho bà B mới thể hiện sự bình đẳng trước pháp luật, vì bà B kinh doanh nhỏ hơn, có doanh thu thấp hơn, lãi suất ít. Như thế mới động viên được người sản xuất.

Theo em, việc bà A và bà B đều phải nộp thuế trên cơ sở thu nhập của mỗi người có thể hiện sự bình đẳng không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Đọc trường hợp và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Dù bà A và bà B có doanh thu kinh doanh khác nhau nhưng đều phải đóng thuế với mức khác nhau là thể hiện sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Vì cả hai người đều hoạt động kinh doanh cùng một mặt hàng, trong cùng một địa bàn, không có ai thuộc diện được miễn thuế theo quy định của pháp luật. Cả bà A và bà B đều phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định tại Thông tư số 40/2021/TT-BTC về cách tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Câu 12

C và D là bạn thân của nhau. C đang học đại học nên được tạm hoãn gọi nhập ngũ, còn D không đủ điểm vào đại học, đi làm công nhân công ty sản xuất giày da nên không thuộc diện tạm hoãn nhập ngũ. D nhập ngũ phục vụ quân đội trong thời hạn 2 năm. D nói với C: Cậu vào đại học, còn mình phục vụ quân đội, nên mình và cậu không bình đẳng về nghĩa vụ với nhau đâu nhé.

Theo em, D nói như vậy có đúng không? Em có thể giải thích thế nào cho D hiểu về trường hợp này?

Phương pháp giải:

Đọc trường hợp và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

- Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. Điểm G khoản 1 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với công dân đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.

- Trong trường hợp này, C đang học đại học, thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ, còn D không thuộc diện này nên vào nhập phục vụ quân đội.

Câu 13

Tại phiên toà hình sự Toà án nhân dân tỉnh K, hai bị cáo B và C bị buộc tội sản xuất, buôn bán hàng cấm là pháo nổ với khối lượng khác nhau: Bị cáo B buôn bán 15kg, bị cáo C buôn bán 30kg pháo nổ. Toà án đã áp dụng điểm c khoản 1 Điều 190 Bộ luật Hình sự năm 2015, tuyên phạt tù giam cả hai bị cáo B và C về tội sản xuất, buôn bán hàng cấm.

Việc Toà án xử phạt tù giam hai bị cáo B và C là thể hiện điều gì của pháp luật? Vì sao?

Phương pháp giải:

Đọc trường hợp và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Việc Toà án xử phạt tù giam hai bị cáo B và C là thể hiện công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. Mọi công dân vi phạm pháp luật đều phải bị xử lí theo quy định của pháp luật, không phân biệt đó là người có chức, có quyền, có địa vị xã hội hay là một công dân bình thường, không phân biệt giới tính, tôn giáo.

Câu 14

Nhờ có pháp luật về quyền bình đẳng của mọi công dân trong lĩnh vực giáo dục mà anh Trung và anh Tiến, là bạn học cùng thi và trúng tuyển vào đại học, ngành Công nghệ thông tin, trong khi nhiều bạn khác lại thi trượt. Sau khi tốt nghiệp đại học, anh Trung và anh Tiến quyết định mỗi người mở một công ty riêng để làm dịch vụ và kinh doanh sản phẩm máy tính xách tay. Hai anh làm hồ sơ, được Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh căn cứ vào điều kiện mà pháp luật quy định, không phân biệt đối xử.

Trường hợp trên nói về quyền bình đẳng nào của công dân? Quyền bình đẳng đó được thể hiện như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc trường hợp và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

- Trường hợp trên nói về công dân bình đẳng về quyền. Quyền bình đẳng này thể hiện ở chỗ, bất kì công dân nào nếu có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được hưởng các quyền công dân như quyền học tập, quyền tự do kinh doanh, quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.

- Trong trường hợp trên, anh Trung và anh Tiến được bình đẳng trong việc thực hiện quyền học tập và quyền tự do kinh doanh.

Câu 15

Tại một ngã ba đường phố, anh cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính đối với người vi phạm. Người vi phạm là K, H và C, D (đều cùng 17 tuổi) do không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe đạp điện. Trong trường hợp này, anh cảnh sát giao thông chỉ xử phạt tiền đối với K và H, mà không xử phạt C và D, vì C và D nói chuyện với anh cảnh sát giao thông và được thông cảm.

Chứng kiến cảnh này, về nhà K và H kể lại câu chuyện cho bố mẹ các bạn nghe. Bố của K cho rằng anh cảnh sát giao thông xử phạt không công bằng, còn bố của H thì cho rằng, do K và H không xin nên anh cảnh sát giao thông xử phạt như thế là đúng.

a) Em nhận xét thế nào về các ý kiến của bố bạn K và bố bạn H?

b) Theo em, việc anh cảnh sát giao thông xử phạt như vậy có thực hiện đúng quyền bình đẳng của công dân về trách nhiệm pháp lí không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Đọc trường hợp và trả lời các câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

a) Ý kiến của bố bạn K là đúng, vì cho rằng anh cảnh sát giao thông xử phạt không công bằng. Còn ý kiến của bố bạn H là sai, vì pháp luật giao thông đường bộ quy định thống nhất về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy.

b) Anh cảnh sát giao thông xử phạt như vậy là không thực hiện đúng quyền bình đẳng của công dân về trách nhiệm pháp lí. Theo quyền bình đẳng công dân về trách nhiệm pháp lí, khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau thì đều phải chịu trách nhiệm pháp lí như nhau, không có sự phân biệt, đối xử.

Câu 16

Trong đợt kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Q về bảo vệ môi trường, thanh tra môi trường phát hiện hai công ty chế biến thực phẩm T và H đều không lắp đặt hệ thống xử lí nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định của pháp luật. Thế nhưng, thanh tra môi trường chỉ xử phạt vi phạm hành chính đối với công ty H, không xử phạt công ty T.

Theo em, trong trường hợp này, thanh tra môi trường chỉ xử phạt công ty H mà không xử phạt công ty T là đúng hay sai? Vì sao?

Phương pháp giải:

Đọc trường hợp và trả lời câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:

- Thanh tra môi trường chỉ xử phạt công ty H mà không xử phạt công ty T là sai vì không thực hiện đúng quyền bình đẳng của công dân về trách nhiệm pháp lí. Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau thì đều phải chịu trách nhiệm pháp lí như nhau, không có sự phân biệt, đối xử.

- Trong trường hợp này, công ty H và công ty T đều vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo khoản 1 Điều 53 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Việc thanh tra môi trường chỉ xử phạt vi phạm hành chính đối với công ty H mà không xử phạt công ty T là không thực hiện đúng quyền bình đẳng của công dân về trách nhiệm pháp lí.

Câu 17

Doanh nghiệp K có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp. Sau khi điều tra, phát hiện doanh nghiệp K đã hối lộ một cán bộ trong cơ quan thuế để thực hiện các hành vi này, cơ quan điều tra đã khởi tố những người liên quan trọng doanh nghiệp thực hiện hành vi này và cả người cán bộ trong cơ quan thuế để xử lí một cách nghiêm minh, đúng pháp luật.

Trong trường hợp này, việc làm của cơ quan điều tra đã thể hiện quyền bình đẳng của công dân như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc trường hợp và trả lời câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:

Việc làm của cơ quan điều tra đã thể hiện quyền bình đẳng của công dân về trách nhiệm pháp lí. Quyền bình đẳng này thể hiện ở việc pháp luật nghiêm minh xử lí đúng người đúng tội, từ cán bộ cơ quan nhà nước đến mọi người dân, khi vi phạm pháp luật vẫn bị xử lí theo đúng pháp luật, không phân biệt đối xử.

Câu 18

Trong cuộc sống và học tập, việc thực hiện bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của em và các bạn đã được thực hiện như thế nào? Nêu ví dụ.

Phương pháp giải:

Liên hệ bản thân để thực hiện yêu cầu của đề bài. 

Lời giải chi tiết:

Bản thân em đã thực hiện một số hoạt động thể hiện quyền bình đẳng của công dân. Ví dụ như:

- Trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10, em đã đăng kí dự thi vào ngôi trường mà bản thân em yêu thích.

- Khi đăng kí tổ hợp môn học, em đăng kí lựa chọn các môn học phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân,…

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close