Giải mục II trang 69 SGK Toán 10 tập 2 - Cánh diều

b) Tìm tọa độ của M theo tọa độ của A và B Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, cho tam giác ABC có trọng tâm G ( minh họa ở Hình 20) Cho hai điểm A(2; 4) và M(5 ; 7). Tìm toạ độ điểm B sao cho M là trung điểm đoạn thẳng AB. Cho ba điểm A(-1; 1), B(1;5), G(1 ; 2).

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 10 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Hoạt động 2

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho hai điểm A(xA,yA),B(xB,yB). Gọi M(xM,yM) là trung điểm của đoạn thẳng AB ( minh họa hình 19)

a) Biểu diễn vectơ OM theo hai vectơ OAOB

b) Tìm tọa độ của M theo tọa độ của A và B

Lời giải chi tiết:

a) Ta có vectơ OM  biểu diễn theo hai vectơ OAOB là: OM=12(OA+OB)

b) Do tọa độ hai điểm A và B là: A(xA,yA),B(xB,yB) nên ta có:OA=(xA,yA),OB=(xB,yB)

Vậy OM=12(OA+OB)=12(xA+xB;yA+yB)=(xA+xB2;yA+yB2)

Tọa độ điểm M chính là tọa độ của vectơ nên tọa độ M  là M(xA+xB2;yA+yB2)

Hoạt động 3

Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, cho tam giác ABC có trọng tâm G ( minh họa ở Hình 20)

a) Biểu diễn vectơ OG theo ba vectơ OA , OBOC

b) Tìm tọa độ G theo tọa độ của A, B, C

Lời giải chi tiết:

a) Ta có vectơ OG theo ba vectơ OA , OBOC là: OG=13(OA+OB+OC)

b) Do tọa độ ba điểm A , B và C là: A(xA,yA),B(xB,yB),C(xC,yC) nên ta có:OA=(xA,yA),OB=(xB,yB),OC=(xC,yC)

VậyOG=13(OA+OB+OC)=13(xA+xB+xC;yA+yB+yC)=(xA+xB+xC3;yA+yB+yC3)

Tọa độ điểm G chính là tọa độ của vectơ OG nên tọa độ G  là G(xA+xB+xC3;yA+yB+yC3)

Luyện tập – vận dụng 3

Cho hai điểm A(2; 4) và M(5 ; 7). Tìm toạ độ điểm B sao cho M là trung điểm đoạn thẳng AB.

Lời giải chi tiết:

Giả sử B có tọa độ: B(xB,yB)

Do M là trung điểm của đoạn thẳng AB nên: {xM=xA+xB2yM=yA+yB2{xB=2xMxAyB=2yMyA{xB=2.52=8yB=2.74=10

Vậy tọa độ điểm B là: B(8;10)

Luyện tập – vận dụng 4

Cho ba điểm A(-1; 1), B(1;5), G(1 ; 2).

a) Chứng minh ba điểm A, B, G không thẳng hàng.

b) Tìm toạ độ điểm C sao cho G là trọng tâm của tam giác ABC.

Lời giải chi tiết:

a) Ta có: AB=(2;4),AG=(2;1)

Do ABk.AG nên A, B, G không thẳng hàng

b) Giả sử C có tọa độ là: C(xC;yC)

Để G là trọng tâm tam giác ABC thì: {xG=xA+xB+xC3yG=yA+yB+yC3{xC=3xGxAxByC=3yGyAyB{xC=3.1(1)1=3yC=3.215=0

Vậy tọa độ điểm C là: C(3;0)

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến Lớp 10 cùng thầy cô giáo giỏi tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

close