Giải mục 1 trang 20, 21 Chuyên đề học tập Toán 11 - Chân trời sáng tạoCho điểm O. Gọi f là quy tắc xác định như sau: Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 11 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Khám phá 1 Cho điểm O. Gọi f là quy tắc xác định như sau: a) Với điểm M khác O, xác định điểm M’ sao cho O là trung điểm của MM’ (Hình 1). b) Với điểm M trùng với O thì f biến điểm M thành chính nó. Hỏi f có phải là phép biến hình không? Phương pháp giải: Phép biến hình f trong mặt phẳng là một quy tắc cho tương ứng với mỗi điểm M với duy nhất một điểm M’. Điểm M’ được gọi là ảnh của điểm M qua phép biến hình f, kí hiệu M′=f(M). Lời giải chi tiết: Theo đề, ta có M’ = f(M). Ta thấy f là một quy tắc sao cho ứng với mỗi điểm M đều xác định duy nhất một điểm M’. Vậy f là một phép biến hình. Thực hành 1 Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho các điểm I(1; 1), M(2; 2), N(0; –3) và P(–1; –2). Tìm tọa độ các điểm M′=ĐI(M),N′=ĐI(N),P′=ĐI(P). Phương pháp giải: Nếu thì {xM′+xM=2xIyM′+yM=2yI (I là trung điểm của MM’) Lời giải chi tiết: + Ta có M′=ĐI(M). Suy ra I(1; 1) là trung điểm MM’ với M(2; 2). Do đó {xM′=2xI−xM=2.1−2=0yM′=2yI−yM=2.1−2=0 Suy ra M’ có tọa độ là (0; 0). + Ta có N′=ĐI(N). Suy ra I(1; 1) là trung điểm của NN’ với N(0; –3). Do đó {xN′=2xI−xN=2.1−0=2yN′=2yI−yN=2.1+3=5 Suy ra N’ có tọa độ là N’(2; 5). + Ta có P′=ĐI(P). Suy ra I(1; 1) là trung điểm PP’ với P(–1; –2). Do đó {xP′=2xI−xP=2.1+1=3yP′=2yI−yP=2.1+2=4 Suy ra P’ có tọa độ là P’(3; 4). Vậy M′(0;0),N′(2;5),P′(3;4). Vận dụng 1 Tìm phép đối xứng tâm biến mỗi hình sau thành chính nó. Phương pháp giải: Cho điểm O, phép biến hình biến điểm O thành chính nó và biến mỗi điểm M≠O thành điểm M’ sao cho O là trung điểm của MM’ được gọi là phép đối xứn tâm O, kí hiệu . Điểm O được gọi là tâm đối xứng. Lời giải chi tiết: ⦁ Ta xét hình màu đỏ: Giả sử ta chọn điểm O trên hình màu đỏ như hình vẽ. Lấy điểm B trùng O. Khi đó qua O, điểm đối xứng với B là chính nó. Lấy điểm A bất kì trên hình màu đỏ sao cho A ≠ O. Khi đó ta luôn xác định được một điểm A’ sao cho O là trung điểm của đoạn AA’. Tương tự như vậy, với mỗi điểm M bất kì khác O trên hình màu đỏ, ta đều xác định được một điểm M’ trên hình sao cho O là trung điểm của đoạn MM’. Vậy phép đối xứng tâm O biến hình màu đỏ thành chính nó. ⦁ Ta xét hình màu xanh lá: Giả sử ta chọn điểm I trên hình màu xanh lá như hình vẽ. Lấy điểm F trùng I. Khi đó qua I, điểm đối xứng với F là chính nó. Lấy điểm E bất kì trên hình màu xanh lá sao cho E ≠ I. Khi đó ta luôn xác định được một điểm E’ sao cho I là trung điểm của đoạn EE’. Tương tự như vậy, với mỗi điểm M bất kì khác I trên hình màu xanh lá, ta đều xác định được một điểm M’ trên hình sao cho I là trung điểm của đoạn MM’. Vậy phép đối xứng tâm I biến hình màu xanh lá thành chính nó. ⦁ Ta xét hình màu xanh biển: Giả sử ta chọn điểm H trên hình màu xanh biển như hình vẽ. Lấy điểm P trùng H. Khi đó qua H, điểm đối xứng với P là chính nó. Lấy điểm P bất kì trên hình màu xanh biển sao cho P ≠ H. Khi đó ta luôn xác định được một điểm P’ sao cho H là trung điểm của đoạn PP’. Tương tự như vậy, với mỗi điểm M bất kì khác H trên hình màu xanh biển, ta đều xác định được một điểm M’ trên hình sao cho H là trung điểm của đoạn MM’. Vậy phép đối xứng tâm H biến hình màu xanh biển thành chính nó.
|