Bài 40. Quần xã sinh vật trang 186, 187 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều

Trong một ao tự nhiên (hoặc một ruộng lúa, một khu rừng…) thường có những quần thể sinh vật nào? Tập hợp các quần thể sinh vật sinh sống trong đó gọi là gì?

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 8 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

CH tr 186

MĐ:

Trong một ao tự nhiên (hoặc một ruộng lúa, một khu rừng…) thường có những quần thể sinh vật nào? Tập hợp các quần thể sinh vật sinh sống trong đó gọi là gì?

Phương pháp giải

Nhớ lại kiến thức về quần thể đã học bài 39

Lời giải chi tiết

Trong một ao tự nhiên có những quần thể sinh vật: cá chép, ốc bươu vàng, cá mè,...

Tập hợp các quần thể sinh vật sinh sống trong đó gọi là quần xã

CH1:

Lấy ví dụ và chỉ ra các đặc điểm cho thấy đó là một quần xã sinh vật

Phương pháp giải

Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất.

Lời giải chi tiết

Ví dụ về quần xã sinh vật: 

Quần xã ruộng lúa, gồm có các quần thể như: lúa, cỏ, giun đất, vi sinh vật,…

 Trong quần xã này, lúa che mát, chắn bớt gió cho cỏ; cỏ che mát, giữ ẩm cho gốc lúa, đồng thời cạnh tranh chất dinh dưỡng trong đất với gốc lúa; lúa, cỏ giữ cho đất ẩm, có nhiệt độ thích hợp cho hệ vi sinh vật phát triển; giun đất làm tơi xốp cho lúa, cỏ.

CH2: 

Quan sát hình 40.1 và cho biết số lượng loài ở hai quần xã có sự khác nhau không. Vì sao?

 

 Phương pháp giải

Mỗi khu vực khác nhau sẽ có số lượng loài khác nhau

Lời giải chi tiết 

- Số lượng loài ở hai quần xã trên có sự khác nhau, quần xã sinh vật vùng sa mạc có số lượng loài ít hơn quần xã rừng rụng lá theo mùa.

- Giải thích: Có sự khác nhau về số lượng loài ở hai quần xã trên là do môi trường sống ở các khu vực này khác nhau. Ở khu vực quần xã rừng rụng lá theo mùa có khí hậu ôn đới thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loài động, thực vật → số lượng loài đa dạng hơn. Còn ở vùng sa mạc, điều kiện sống khắc nghiệt (nắng nóng, thiếu nước) nên chỉ có một số ít loài có thể tồn tại, sinh trưởng và phát triển → số lượng loài ít đa dạng hơn.

CH tr 187

CH1:

Nêu một số ví dụ về loài ưu thế, loài đặc trưng

Phương pháp giải

Loài ưu thế là loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã, ảnh hưởng quyết định tới nhân tố sinh thái của môi trường do có số lượng nhiều và sinh khối lớn.

Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã hoặc có số cá thể nhiều hơn hẳn các loài khác trong quần xã.

Lời giải chi tiết

- Ví dụ về loài ưu thế: Trong quần xã rừng ở Vườn quốc gia Ba Vì, một số loài cây gỗ như sồi xanh, thành ngạch là loài ưu thế; lúa là loài ưu thế trong quần xã ruộng lúa; bò rừng Bison là loài chiếm ưu thế trong quần xã đồng cỏ lớn ở Bắc Mỹ;…

- Ví dụ về loài đặc trưng: Cá cóc Tam Đảo là loài đặc trưng của rừng nhiệt đới Tam Đảo; cây  tràm là loài đặc trưng của quần xã  rừng U Minh; cây cọ là loài đặc trưng ở quần xã vùng đồi Phú Thọ;…

CH2:

Nêu ý nghĩa của một số biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học

Phương pháp giải

Bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã là bảo vệ sự đa dạng loài, bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật trong  quần xã.

Lời giải chi tiết

Ý nghĩa của một số biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học: giúp bảo vệ sự đa dạng loài, bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật, bảo vệ kịp thời những sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng

Tham Gia Group Dành Cho 2K10 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close