Tuần 33 trang 90 SGK Hoạt động trải nghiệm 3 Cánh diều

An toàn trong cuộc sống

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

An toàn trong cuộc sống

Câu 1: Nhận diện thực phẩm không an toàn 

- Quan sát và thảo luận về các thực phẩm không an toàn

Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Tuần 33 trang 90, 91, 92 | Cánh diều

Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Tuần 33 trang 90, 91, 92 | Cánh diều

- Chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp.

Phương pháp giải:

Em quan sát tranh và thảo luận với các bạn.

Lời giải chi tiết:

- Tranh 1 và tranh 4 là các loại thực phẩm không an toàn

+ Tranh 1: các loại quả bị thối, mốc. Khi ăn vào có thể khiến chúng ta bị đau bụng, buồn nôn thậm chí là ngộ độc thực phẩm.

+ Tranh 4: thức ăn không được che đậy kỹ càng, để cho ruồi nhặng đậu vào khiến vi khuẩn, mầm bệnh  bị bám vào thức ăn. Nếu ăn vào có thể bị đau bụng, tiêu chảy,... 

- Học sinh tự thực hiện.

Câu 2

Nhận biết nguy cơ của việc ăn uống không an toàn.

- Quan sát tranh vào thảo luận về những nguy cơ do ăn uống không an toàn

- Chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp.

Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Tuần 33 trang 90, 91, 92 | Cánh diều

 

Phương pháp giải:

Em quan sát tranh và thảo luận với các bạn.

Lời giải chi tiết:

- Những nguy cơ do ăn uống không an toàn:

1- Đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy.

2- Buồn nôn, nôn.

3- Mắc các bệnh về giun, sán,..

4- Ngộ độc thực phẩm

- Học sinh tự thực hiện

Nguy cơ ngộ độc thực phẩm

Câu 1: Kể về một lần em (hoặc chứng kiến người khác) bị ngộ độc do ăn uống không an toàn theo gợi ý:

- Thực phẩm đã ăn.

- Những biểu hiện bị ngộ độc do ăn uống.

Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Tuần 33 trang 90, 91, 92 | Cánh diều

Phương pháp giải:

Em dựa vào gợi ý để kể về trải nghiệm của mình.

Lời giải chi tiết:

Gợi ý: 

Vào năm ngoái, em và bạn từng bị ngộ độc do ăn thức ăn bị quá hạn sử dụng. Cả hai đứa  em đều có biểu hiện nôn, ói, sốt, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.

close