A. Hoạt động cơ bản - Bài 27C: Liên kết câu bằng từ ngữ nối

Giải bài 27C: Liên kết câu bằng từ ngữ nối phần hoạt động cơ bản trang 102, 103 sách VNEN Tiếng Việt 5 với lời giải dễ hiểu

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Chơi: Ai nhanh ai đúng?

Các nhóm nhận phiếu, thảo luận rồi chọn những từ ngữ trong ngoặc có thể dùng để thay thế từ in đậm trong phiếu:

(nhưng, tuy nhiên, do đó, vì thế, ngoài ra, vậy nên, mặt khác, chính vì thế, trái lại, đồng thời,..)

Miêu tả một em bé hoặc một chú mèo, một cái cây, một dòng sông mà ai cũng miêu tả giống nhau thì không ai thích đọc. Vì vậy, ngay trong quan sát để miêu tả, người viết phải tìm ra cái mới, cái riêng.

(Theo Phạm Hổ)

Nhóm chọn được nhiều từ đúng hơn sẽ thắng cuộc.

Câu 2

Tìm hiểu cách liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối

So sánh hai câu văn ở hoạt động 1 với hai câu văn sau và trả lời câu hỏi:

Miêu tả một em bé hoặc một chú mèo, một cái cây, một dòng sông mà ai cũng miêu tả giống nhau thì không ai thích đọc.  Khi quan sát để miêu tả, người viết phải tìm ra cái mới, cái riêng.

a) Đoạn văn nào thể hiện rõ hơn sự liên kết giữa các câu? Vì sao?

b) Để thể hiện mối quan hệ về nội dung giữa các câu trong bài, ta có thể sử dụng những từ ngữ nào?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ 2 đoạn văn để xem có từ ngữ nào khác biệt giữa các câu.

Lời giải chi tiết:

a) Đoạn văn ở hoạt động 1 thể hiện rõ sự liên kết giữa các câu. Vì có từ “Vì vậy” có tác dụng kết nối câu thứ 1 và câu thứ 2.

b) Những từ ngữ có tác dụng giống như quan hệ từ vì vậy ở đoạn văn trên là tuy nhiên, mặc dù, nhưng, thậm chí, cuối cùng, ngoài ra, mặt khác...

Ghi nhớ

Để thể hiện mối quan hệ về nội dung giữa các câu trong đoạn, giữa các đoạn trong bài, ta có thể liên kết các câu, các đoạn ấy với nhau bằng quan hệ từ hoặc một số từ ngữ có tác dụng kết nối như: nhưng, tuy nhiên, thậm chí, ngoài ra, mặt khác, trái lại, đồng thời, vì thế, trước hết, trước tiên, cuối cùng,…

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close