A. Hoạt động cơ bản - Bài 23A: Thế giới hoa và quảGiải bài 23A: Thế giới hoa và quả phần hoạt động cơ bản trang 50, 51, 52 sách VNEN Tiếng Việt 4 với lời giải dễ hiểu
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Nói về loài cây, loài hoa trồng ở sân trường hoặc trước cửa lớp, trong lớp học của em Lời giải chi tiết: - Tán cây bàng như những chiếc ô xanh khổng lồ, tỏa bóng mát cho chúng em vui chơi. - Hè đến, hàng bằng lăng trước sân trường nhuộm tím cả vùng trời, tô điểm cho mái trường Tiểu học của em. - Những bông hồng rung rinh trong nắng như đón chào chúng em tới trường. Câu 2 Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài văn sau: Hoa học trò Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán hoa lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau. Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm của bông phượng. Hoa phượng là hoa học trò. Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên mất màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây, báo một tim thắm: Mùa hoa phượng bắt đầu. Đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy? Bình minh của hoa phượng là màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. Ngày xuân dần hết, số hoa tăng lên, màu cũng đậm dần. Rồi hòa nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: Hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ. (Theo Xuân Diệu) Câu 3 Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa: - Phượng: cây bóng mát có hoa màu đỏ, hoa mọc thành từng chùm, nở vào mùa hè. - Phần tử: một bộ phận, một phần trong cái chung. - Vô tâm: không để ý đến những điều lẽ ra cần để ý. - Tin thắm: tin vui (thắm: đỏ). Câu 4 Cùng luyện đọc. Câu 5 Thảo luận, trả lời câu hỏi: Chọn ý trả lời đúng: 1) Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt? a. Phượng không phải là một đóa mà là cả một góc trời đỏ rực. b. Lá phượng xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. c. Lá phượng ban đầu xếp lại, e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. d) Hoa phượng vào lúc bình minh lên màu càng tươi dịu. 2) Màu hoa phượng thay đổi như thế nào theo thời gian? a. Lúc đầu màu hoa rực lên, chói lọi, khi tàn hoa có màu đỏ non. b. Buổi bình minh hoa màu tươi dịu, chiều tối màu hoa đậm dần, rực rỡ. c. Lúc đầu hoa màu đỏ non, số hoa tăng lên, màu đậm dần, hè đến hoa đỏ rực. d. Buổi sáng, hoa màu đỏ non, có mưa, màu tươi dịu; buổi chiều, nắng lên, hoa đậm dần. 3) Theo em, vì sao tác giả lại gọi hoa phượng là “hoa học trò”? a. Vì phượng là cây hoa gần gũi, quen thuộc với nhiều học trò. b. Vì phượng thường được trồng ở sân trường, hoa nở vào mùa thi. c. Vì thấy phượng nở hoa, học trò nghĩ đến kì thi và những ngày nghỉ. d. Vì hoa phượng gắn với kỉ niệm của rất nhiều học trò về mái trường. Lời giải chi tiết: 1) Vẻ đẹp của hoa phượng có điểm đặc biệt: Phượng không phải là một đóa mà là cả một góc trời đỏ rực. => Đáp án đúng là: a 2) Màu hoa phượng thay đổi theo thời gian: Lúc đầu hoa màu đỏ non, số hoa tăng lên, màu đậm dần, hè đến hoa đỏ rực. => Đáp án đúng là: c 3) Tác giả gọi hoa phượng là “hoa học trò”: Vì hoa phượng gắn với kỉ niệm của rất nhiều học trò về mái trường. => Đáp án đúng là: d Câu 6 Chọn một đoạn của bài văn và thi đọc. Câu 7 Tìm hiểu về dấu gạch ngang 1) Tìm những câu có chứa dấu gạch ngang (-) trong các đoạn văn sau: a) Thấy tôi sán đến gần, ông hỏi tôi: - Cháu con ai? - Thưa ông, cháu là con ông Thư. (Duy Khán) b) Con cá sấu này màu da xám ngoét như da cây bần, gai lưng mọc chừng ba bốn đốt ngón tay, trông dễ sợ. Cái đuôi dài - bộ phận khỏe nhất của con vật kinh khủng dùng để tấn công - đã bị trói xếp vào bên mạn sườn. (Đoàn Giỏi) c) Để quạt điện được bền, người dùng nên thực hiện các biện pháp sau đây: - Trước khi bật quạt, đặt quạt nơi chắc chắn để chân quạt tiếp xúc đều với đất nền. - Khi điện đã vào quạt, tránh để cánh quạt bị vướng víu, quạt không quay được sẽ làm nóng chảy cuộn dây trong quạt. - Hằng năm, tra dầu mỡ vào ổ trục, bộ phận điều khiển hướng quay của quạt, nhưng không nên tra quá nhiều, vì dầu mỡ sẽ chảy vào làm hỏng dây bên trong quạt. - Khi không dùng, cất quạt vào nơi khô, mát, sạch sẽ, ít bụi bặm. (Theo Phạm Đình Cương) 2) Trong mỗi đoạn văn trên, dấu gạch ngang có tác dụng gì? Viết kết quả vào phiếu học tập. Lời giải chi tiết: Ghi nhớ
|