Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Vĩnh Yên

Tải về

Giải chi tiết đề thi kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2019 - 2020 trường THPT Vĩnh Yên với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

Đề bài

SỞ GD - ĐT VĨNH PHÚC

TRƯỜNG THPT VĨNH YÊN

(Đề chính thức)

ĐỀ THI HỌC KỲ  II LỚP 11 NĂM HỌC 2019-2020

Môn: NGỮ VĂN

Thời gian: 90 phút, không kể thời gian phát đề.

                       

I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)  Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Trên phạm vi toàn cầu, chúng ta phải đối mặt với một thách thức đang tiếp diễn và thay đổi từng ngày. Chúng ta không thể chủ quan và loại trừ khả năng những làn sóng lây nhiễm mới sẽ diễn ra. Việt Nam, cùng với thế giới, đang đứng trước những quyết định khó khăn trong cân bằng lợi ích sức khỏe cộng đồng và tổn thất kinh tế. Nhiều câu hỏi vẫn chưa có lời giải đáp: làm thế nào để mở lại biên giới một cách an toàn, làm thế nào để điều trị cho những người bệnh một cách hiệu quả nhất, hay làm sao để đẩy nhanh quá trình phát triển và triển khai vắc-xin? Tuy nhiên, một điều chắc chắn là trừ khi đại dịch kết thúc ở mọi nơi, số người tử vong sẽ còn tiếp tục tăng; sự phục hồi kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục bị trì hoãn, và nguy cơ lây nhiễm sẽ vẫn còn…

Tôi hy vọng rằng trong giai đoạn chúng ta đang dần xác lập một trạng thái bình thường mới, chúng ta sẽ ghi nhớ những bài học về sức khỏe cộng đồng, sự gắn kết xã hội, cũng như những gì ta có thể đạt được khi hợp tác cùng nhau. Đại dịch này đang tác động tới tất cả chúng ta, nhưng những cộng đồng nghèo khó và yếu thế sẽ là nhóm phải chịu ảnh hưởng lâu dài nhất từ những tác động về sức khoẻ cũng như kinh tế. Đây là cơ hội để chúng ta xây dựng lại những tổ chức hoà nhập và bền vững hơn.

(Chìa khóa chống đại dịch - báo vnexpreess.net, ngày 09/05/2020) 

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ văn bản trên. (0,5 điểm)

Câu 2. Chép vào bài thi câu có thành phần trạng ngữ và gạch chân thành phần trạng ngữ đó. (1,0 điểm)

Câu 3. Câu văn: “Chúng ta không thể chủ quan và loại trừ khả năng những làn sóng lây nhiễm mới sẽ diễn ra.” Xác định nghĩa sự việc và nghĩa tình thái của câu  (1,0 điểm)

Câu 4. Viết vào bài thi 04 từ thể hiện ý nghĩa bình luận (từ bình luận). (0,5 điểm)

Câu 5. Sức khỏe cộng đồng là sức khỏe toàn xã hội. Hãy viết đoạn văn từ 5-7 câu về sự hợp tác cùng nhau để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. (1,0 điểm)

II. LÀM VĂN (6.0 điểm)

Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.


Gió theo lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?

                                       (Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử - SGK Ngữ văn 11, tập 2, trang 39)

                                                …………………Hết…………………

Học sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

Lời giải chi tiết

Hướng dẫn làm bài

Phần I. Đọc hiểu

1.

* Phương pháp: Căn cứ vào các phong cách ngôn ngữ đã học: sinh hoạt, nghệ thuật, khoa học, báo chính, chính luận, hành chính.

* Cách giải:

- Phương cách ngôn ngữ: báo chí

2.

* Phương pháp: phân tích, tổng hợp

* Gợi ý:

- Trên phạm vi toàn cầu, chúng ta phải đối mặt với một thách thức đang tiếp diễn và thay đổi từng ngày

3.

* Phương pháp: phân tích, tổng hợp

* Cách giải:

- Nghĩa sự việc: làn sóng lây nhiễm mới

- Nghĩa tình thái: không thể chủ quan và loại trừ khả năng

4.

* Phương pháp: phân tích, tổng hợp

* Cách giải:

- Đối mặt, thách thức, không thể chủ quan, quyết định khó khăn,…

5.

* Phương pháp: phân tích, tổng hợp

* Cách giải:

- Gợi ý:

Sức khỏe cộng đồng là sức khỏe toàn xã hội, sức khỏe của mọi người trong quan hệ và tác động với nhau trong môi trường xã hội rộng lớn. Sự hợp tác cùng nhau thể hiện trong quan điểm, thái độ và hành động của mọi người trong cả cộng đồng xã hội cùng vì nhau, cùng chăm sóc, chia sẻ và cùng chung sức phòng chống mọi bệnh tật.

Phần II. Làm văn

* Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

* Cách giải:

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Giới thiệu tác giả Hàn Mặc Tử

- Giới thiệu chung về tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ (vị trí, hoàn cảnh sáng tác)

2. Phân tích

a. Khổ 1: Cảnh thôn Vĩ và hi vọng hạnh phúc của thi nhân

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ”

- Hai cách hiểu:

+ Đó là lời của người con gái thôn Vĩ Dạ với giọng hờn giận, trách móc nhẹ nhàng. Nhân vật “anh” chính là Hàn Mặc Tử.

+ Có thể hiểu đây là lời của Hàn Mặc Tử, Hàn Mặc Tử phân thân và tự hỏi chính mình.

→ Câu thơ mở đầu có chức năng như lời dẫn dắt, giới thiệu người đọc đến với thôn Vĩ của người con gái mà thi nhân thương nhớ.

“Nhìn nắng hang cau nắng mới lên”

- “Nắng mới lên”: nắng đầu tiên của ngày mới, ấm áp, trong trẻo, tinh khiết.

- “Nắng hàng cau”: cây cau là cây cao nhất trong vườn, được đón nhận ánh nắng đầu tiên

→ Nắng mới buổi sớm, trong trẻo, tinh khôi

“Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”

- “Mướt”: ánh lên vẻ mượt mà, óng ả, tràn đầy nhựa sống

- “Xanh như ngọc”: màu xanh sáng ngời, long lanh

→ Cả vưỡn Vĩ như được tắm gội bởi sương đêm, đang chìm trong giấc ngủ thì được đánh thức và bừng lên trong ánh nắng hồng ban mai. Nắng mai rót vào khu vườn, cứ đầy dần lên theo từng đốt cau. Đến khi ngập tràn , thì nó biến cả khu vườn thành một đảo ngọc, vừa thanh khiết, vừa cao sang.

→ Bức tranh thôn Mĩ hiện lên thật đẹp, thơ mộng.

- Sự xuất hiện của con người thôn Vĩ:

“Lá trúc che ngang mặt chữ điền”

- “Mặt chữ điền”: Theo quan niệm người Huế, mặt chữ điền là khuôn mặt đẹp, phúc hậu.

- “Lá trúc che ngang”: gợi vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng của người con gái Huế.

→ Hình ảnh thơ được miêu tả theo hướng cách điệu hóa, chỉ gợi lên vẻ đẹp của con người, không chỉ rõ là ai cụ thể. Ở đây, thiên nhiên và con người hòa hợp trong vẻ đẹp kín đáo, trữ tình.

→ Niềm vui khi nhận được tín hiệu tình cảm của người thiếu nữ, hy vọng lóe sáng về tình yêu, hạnh phúc.

b. Khổ 2: Cảnh xứ Huế và dự cảm hạnh phúc chia lìa

“Gió theo lối gió, mây đường mây”

Nghệ thuật:

- Cách ngắt nhịp 4/3

- Tiểu đối

→ Thông thường, gió và mây là hai sự vật không thể tách rời, “gió thổi mây bay” nhưng tác giả lại miêu tả mây và gió có sự chia tách → Gợi tả một không gian chia lìa, đôi đường đôi ngả.

“Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay”

- Nghệ thuật: nhân hóa

- “Lay”: Sự chuyển động nhẹ, khẽ

- Nhịp điệu thơ chậm rãi

→ Bức tranh thiên nhiên ảm đạm, hắt hiu, thưa vắng, gợi tâm trạng buồn đau, nặng trĩu tâm tư của tác giả.

“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay”

- “Sông trăng” là hình ánh sáng tạo thẩm mĩ độc đáo, mới mẻ của Hàn Mặc Tử, một dòng sông lấp lánh đầy ánh trăng.

- Trong ca dao và thơ văn xưa nay, “thuyền” và “bến”, “trăng” là những hình ảnh ẩn dụ biểu tượng cho người con trai, người con gái trong tình yêu.

- Câu hỏi tu từ kết hợp với đại từ phiếm chỉ “ai” gợi sự mơ hồ bất định, tâm trạng lo âu, khắc khoải, trăn trở của tác giả.

→ Thuyền chở trăng là thuyền chở tình yêu, hạnh phúc của thi nhân. Bến trăng là bến bờ hạnh phúc. Liệu con thuyền tình yêu có vượt thời gian để “kịp” cập bến bờ hạnh phúc hay không? Câu hỏi chất chứa bao niềm khắc khoải, sự chờ đợi mỏi mòn tình yêu, hạnh phúc của thi nhân, ẩn trong đó là sự hồ nghi, thất vọng.

* Nghệ thuật:

- Đoạn trích thể hiện nhuần nhuyễn thể thơ thất ngôn, các biện pháp nghệ thuật điệp từ, so sánh, sử dụng câu hỏi tu từ…

* Đánh giá chung:

- Đoạn thơ thể hiện những rung động tinh tế trước thiên nhiên qua đó bộc lộ tình yêu thiên nhiên, con người xứ Huế tha thiết, đậm sâu. Cảnh và tình đẹp nhưng buồn.

- Bút pháp tả cảnh tài hoa độc đáo của tác giả làm nên nét riêng của Đây thôn Vĩ Dạ.

3. Kết luận

HocTot.Nam.Name.Vn

Tải về

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close