Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Lương Thế VinhTải vềGiải chi tiết đề thi kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2019 - 2020 trường THPT Lương Thế Vinh với cách giải nhanh và chú ý quan trọng Đề bài
I. Phần Đọc – hiểu (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: 1. Giá trị sống là giá trị của chính mình. Vì không có mình thì làm gì có cuộc sống! Bàn về giá trị cuộc sống là bàn về chính ta với các câu hỏi như: ta là gì; ta phải làm gì để sống cho đúng một con người. …Và khi sống mà ta được nhiều người kính trọng, quý mến và noi gương thì tức là ta đã xác định và thể hiện được các giá trị sống. 2. Trong đa số năm tháng của đời mình, ít khi ta sống một mình. Hơn nữa cuộc sống mà chỉ có mỗi một mình ta thôi thì đó là một cuộc đời buồn. …Do vậy, khi sống ta cần người khác. Tầm quan trọng của người khác đối với ta thay đổi mức độ tùy theo tuổi tác của ta. Khi trẻ chúng ta ít cần người khác, đến tuổi trung niên ta cần họ nhiều hơn và khi ốm yếu già cả thì ta rất cần người khác. Vì sự cần người khác của ta thay đổi, cho nnên giá trị cuộc sống của ta cũng thay đổi theo tuổi tác. Vào thời trai trẻ, ta ít cần người khác, nên ít nghĩ đến mình. Cuộc sống tràn trề sinh lực. Vì vậy mà vào thời kỳ đó ta dễ quên mình để theo đuổi lý tưởng cao đẹp, mà đa phần là có lợi cho việc chung. Nhờ sự xả thân của tuổi trẻ, xã hội, đất nước sẽ có nhiều tiến bộ về kinh tế, chính trị, xã hội… (http//vietnamnet.vn) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn bản trên. Câu 2: Theo anh/chị vì sao tác giả nhận định rằng : Giá trị sống là giá trị của chính mình? Câu 3: Căn cứ vào văn bản, anh/chị hãy cho biết các giá trị sống được thể hiện như thế nào? II. Phần Làm văn (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung văn bản ở phần đọc hiểu, anh/chị viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của mình về chủ đề: Sống sao cho giá trị. Câu 2 (5,0 điểm) Anh (chị) hãy phân tích quan niệm về thời gian qua đoạn thơ sau: Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua, Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất. Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật, Không cho dài thời trẻ của nhân gian, Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn. ( Trích “Vội vàng”, Xuân Diệu, sách giáo khoa Ngữ văn tập 2, lớp 11) Lời giải chi tiết Phần I. Đọc hiểu 1. * Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: Miêu tả, biểu cảm, tự sự, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ. * Cách giải: - Phương thức biểu đạt: nghị luận 2. * Phương pháp: Phân tích, tổng hợp * Cách giải - Tác giả cho rằng giá trị sống là giá trị của chính mình, vì không có mình thì sẽ không có cuộc sống. 3. * Phương pháp: phân tích, tổng hợp * Cách giải: - Khi sống mà ta được nhiều người kính trọng, quý mến và noi gương thì tức là ta đã xác định và thể hiện được các giá trị sống. Phần II. Làm văn Câu 1: * Phương pháp: Phân tích, tổng hợp * Gợi ý: - Giải thích: + Giá trị là cái dựa vào đó để xem xét một con người đáng quý đến mức nào về mặt nghề nghiệp, tài năng, đạo đức và trí tuệ, họ dựa vào những giá trị đó để đánh giá giá trị sống. + Giá trị sống là kim chỉ nam cho mỗi người, những điều mà một con người cho là tốt, là quan trọng phải cố gắng đạt được, chính vì vậy mà giá trị sống chi phối hành vi hướng thiện của con người. - Giá trị sống của mỗi người một khác, không phải ai cũng có giá trị sống giống nhau vì vậy mà mỗi người sẽ có hướng đi và sự cố gắng riêng. + Có những người giá trị sống của họ là trở thành người giàu có, thành đạt. + Có những người giá trị sống là việc sống nhàn hạ, ăn ngon, mặc đẹp. + Có những người giá trị sống là mỗi ngày làm việc thiện, làm đẹp cho đời…. - Dù đích đến của chúng ta là gì, giá trị sống ra sao nhưng nó mang đến những điều tốt đẹp không chỉ cho bản thân mà còn giúp cho xã hội tốt lên, giúp ích cho mọi người xung quanh thì đó là những giá trị đáng được ngợi ca, trân trọng. - Liên hện bản thân Câu 2: * Phương pháp: - Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng). - Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học. * Cách giải: Yêu cầu hình thức: - Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. Yêu cầu nội dung: 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Xuân Diệu là một nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh). Ông đã đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện một quan niệm sống mới mẻ ùng những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo. Ông là nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ với một giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết. - Vội vàng được in trong tập Thơ thơ, là một trong những tập thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám. 2. Phân tích Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già - Thời gian tuyến tính, một đi không trở lại - Nghệ thuật: + Cách ngắt nhịp ¾ trong cả hai câu thơ diễn tả bước đi của thời gian + Điệp cấu trúc: điệp cấu trúc kiểu câu định nghĩa. + Cặp từ đối lập: tới – qua, non – già. → Tác giả muốn nhấn mạnh quy luật bước đi, sự vận hành của thời gian, tuần tự, không trở lại. Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất. - Mùa xuân đi qua mang theo tuổi thanh xuân của con người, quy luật mang tính tác động tiêu cực. Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật, Không cho dài thời trẻ của nhân gian, Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn. - Nghệ thuật: Dựng lên những cặp đối lập: + Rộng >< chật + Xuân tuần hoàn >< tuổi trẻ + Còn trời đất >< chẳng còn tôi mãi → Sự vô hạn, vô cùng của trời đất nhưng đời người thì hữu hạn. - “Lượng trời chật”: chật khi lấy đi tuổi trẻ, tuổi xuân của mỗi con người. - “Không cho dài thời trẻ của nhân gian/ Tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại” → Tuổi trẻ là thời gian đẹp đẽ của mỗi con người, tuổi trẻ sẽ không bao giờ quay trở lại → Cảm xúc của nhà thơ: bâng khuâng, tiếc nuối. 3. Kết luận HocTot.Nam.Name.Vn
|