Giải đề thi học kì 2 lý lớp 8 năm 2019 - 2020 trường THCS Lê Lợi

Giải chi tiết đề thi học kì 2 môn lý lớp 8 năm 2019 - 2020 trường THCS Lê Lợi với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

Đề bài

Câu 1: (0,75 điểm): Một vật được kéo di chuyển trên một mặt dốc nghiêng. Lực tác dụng lên vật gồm trọng lực P, lực kéo F , lực nâng N và lực ma sát Fms của mặt dốc, có phương và chiều được mô tả trên hình. Cho biết lực nào có rthực hiện công?

Câu 2: (1,0 điểm): Hãy cho biết nhiệt năng của vật trong các mô tả sau thay đổi theo cách thực hiện công hay truyền nhiệt?

a) Miếng kim loại được cọ xát xuống mặt bàn.

b) Cục nước đá bỏ vào ly nước nóng.

Câu 3: (1,0 điểm): Vật (hay người) nào trong những tình huống sau có dạng cơ năng: thế năng trọng trường, thế năng đàn hồi, động năng?

a) Xe chạy trên đường.

b) Con chim đang bay trên trời.

c) Dây thun được kéo dãn.

Câu 4: (0,5 điểm): Một người đi xe đạp trên đường, tác dụng lực kéo không đổi 80 N vào xe. Xe chuyển động với tốc độ 72 km/h. Tính công suất của người.

Câu 5: (2,0 điểm): Trong y tế, các chuyên gia sử dụng muối dưới dạng dung dịch nước muối sinh lý (NaCl 0,9 %) để sát khuẩn, khử trùng. Dung dịch nước muối sinh lý được điều chế theo tỷ lệ 1 lít nước cất với 9 g muối tinh khiết.

a) Tại sao cho muối vào nước sau một thời gian có vị mặn?

b) Tại sao muối tan nhanh trong nước nóng, tan chậm trong nước lạnh?

Câu 6: (1,25 điểm): Nồi bằng inox hay nồi bằng thủy tinh cùng nấu một lượng thức ăn và cùng được cung cấp lượng nhiệt thì nồi nào thức ăn chín nhanh hơn? Tại sao?

Câu 7: (1,0 điểm): Hãy cho biết người chạy xe đạp xuống dốc có chuyển hóa cơ năng từ dạng nào sang dạng nào?

Câu 8: (2,5 điểm): Một ô tô đi được quãng đường dài 10 km mất 20 phút. Biết lực kéo trung bình của động cơ là 5000 N.

a) Tính công mà ô tô đã thực hiện.

b) Tính công suất của ô tô. 

Lời giải chi tiết

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAIHAY.COM

Câu 1:

Phương pháp

Công cơ học xuất hiện khi có lực tác dụng vào vật và làm cho vật chuyển dời.

Lực có phương vuông góc với phương chuyển dời của vật thì không có công cơ học.

Cách giải

Lực tác dụng lên vật không thực hiện công khi lực có phương vuống góc với quãng đường dịch chuyển của vật.

=>Các lực thực hiện công là trọng lực P, lực kéo F và lực ma sát Fms của mặt dốc vì phương của lực cùng phương với phương chuyển động.

Còn lực nâng N có phương vuông góc với phương chuyển động nên không sinh công.

Câu 2:

Phương pháp

Sử dụng lý thuyết về thực hiện công và truyền nhiệt :

- Thực hiện công là tác động vào vật một lực để vật chuyển động, khi đó nhiệt độ của vật tăng, dẫn đến nhiệt lượng tăng.

- Truyền nhiệt là truyền cho vật một nhiệt lượng.

Cách giải

a) Miếng kim loại được cọ sát xuống mặt bàn, tức là ta đã tác dụng một lực làm cho miếng kim loại chuyển động và nóng lên => nhiệt lượng tăng => Thực hiện công.

b) Cục nước đá bỏ vào ly nước nóng, tức là nhiệt độ của cục nước đá bị thay đổi => Truyền nhiệt.

Câu 3:

Phương pháp

Sử dụng lý thuyết về thế năng trọng trường, thế năng đàn hồi, động năng:

- Thế năng trọng trường là thế năng được xác định bởi vị trí của vật so với mặt đất.

- Thế năng đàn hồi là thế năng phụ thuộc vào độ biến dạng đàn hồi.

- Động năng là năng lượng mà vật có được do chuyển động.

Cách giải

a) Xe chạy trên đường có tồn tại cơ năng dưới dạng động năng vì xe đang chuyển động.

b) Con chim đang bay trên trời có cơ năng tồn tại dưới dạng động năngthế năng trọng trường vì con chim đang chuyển động và ở một độ cao xác định so với mặt đất.

c) Dây thun được kéo dãn có cơ năng tồn tại dưới dạng thế năng đàn hồi vì dây chun có độ biến dạng.

Câu 4:

Phương pháp

Sử dụng công thức tính công suất \(P = F.v\)

Cách giải

Đổi 72 km/h = 20 m/s

Công suất của người là:

\(P = F.v = 80.20 = 1600{\rm{W}}\)

Câu 5:

Phương pháp

-Sử dụng lý thuyết về cấu tạo chất: giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách.

-Sử dụng tính chất chuyển động vì nhiệt của các nguyên tử, phân tử: Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.

Cách giải

a) Giữa các phân tử nước có khoảng cách với nhau, khi thả muối vào nước thì các phân tử muối sẽ xen lẫn vào các phân tử nước, khi xen lẫn thì các phân tử muối sẽ hòa tan và tạo thành dung dịch muối có vị mặn.

b) Ta có: nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.

=>Ta hòa tan muối trong nước nóng nhanh hơn trong nước lạnh là vì: Nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh nên làm cho các phân tử muối và nước chuyển động nhanh hơn.

Câu 6:

Phương pháp

-Sử dụng lý thuyết về tính dẫn nhiệt của các chất:

Chất rắn dẫn nhiệt tốt nhất, trong chất rắn kim lại dẫn nhiệt tốt nhất.

- Bảng dẫn nhiệt của một số chất:

 

Cách giải

Dựa vào bảng dẫn nhiệt của một số chất ta thấy khả năng dẫn nhiệt của thủy tinh kém hơn khả năng dẫn nhiệt của inox.

Vì khả năng dẫn nhiệt của inox lớn hơn khả năng dẫn nhiệt của thủy tinh nên nồi làm bằng inox sẽ làm chín thức ăn nhanh hơn nồi bằng thủy tinh.

Câu 7:

Phương pháp

Sử dụng lý thuyết về sự bảo toàn và chuyển hóa cơ năng.

Cách giải

Khi xe còn trên đỉnh dốc, nó ở một độ cao nhất định so với mặt đường nên  xe đã được tích trữ cơ năng dưới dạng thế năng trọng trường. Khi xuống dốc, vận tốc tăng, thế năng trọng trường đã dần chuyển hóa thành động năng.

Vậy người chạy xe đạp xuống dốc có chuyển hóa cơ năng từ dạng thế năng trọng trường sang dạng động năng.

Câu 8:

Phương pháp

Sử dụng các công thức \(\left\{ \begin{array}{l}A = F.s\\P = \dfrac{A}{t}\end{array} \right.\)

Cách giải

Đổi 10km = 10000 m và 20 phút = 20.60 = 1200 s

a)Công mà ô tô đã thực hiện là:

\(A = F.s = 5000.10000 = {5.10^7}(J)\)

b) Công suất của ô tô là:

\(P = \frac{A}{t} = \dfrac{{{{5.10}^7}}}{{1200}} = \dfrac{{125000}}{3} \approx 41667{\rm{W}}\)

Kết luận:

a) A = 5.107 N

b) P = 41667 W

HocTot.Nam.Name.Vn

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close