Giải đề thi học kì 2 lý lớp 10 năm 2019 - 2020 Sở GD - ĐT Bắc Ninh

Giải chi tiết đề thi học kì 2 môn lý lớp 10 năm 2019 - 2020 Sở GD - ĐT Bắc Ninh với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

Đề bài

I.TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0 điểm)

            Hãy chọn phương án trả lời đúng.

Câu 1: Khi nhiệt độ trong một bình tăng cao, áp suất của khối khí trong bình cũng tăng lên đó là vì

A. số lượng phân tử tăng 

B. phân tử khí chuyển động nhanh hơn

C. phân tử va chạm với nhau nhiều hơn 

D. khoảng cách giữa các phân tử tăng

Câu 2: Trong các hệ thức sau đây hệ thức nào không phù hợp với định luật Bôilơ Mariốt?

A.\(p \sim \frac{1}{V}\)             B. \(V \sim \frac{1}{p}\)  

C. \(V \sim p\)             D.\({p_1}{V_1} = {p_2}{V_2}\)

Câu 3: Câu nào sai trong các câu sau? Động năng của vật không đổi khi vật

A.chuyển động thẳng đều

B. chuyển động với gia tốc không đổi

C. chuyển động tròn đều

D. chuyển động cong đều.

Câu 4: Trong các đại lượng sau đây, đại lượng nào không phải là thông số trạng thái của một lượng khí?

A.Thể tích                             B.Khối lượng

C.Nhiệt độ tuyệt đối               D.Áp suất

Câu 5: Đặc điểm và tính chất nào dưới đây liên quan đến chất rắn vô định hình?

A.Có dạng hình học xác định 

B. Có cấu trúc tinh thể

C. Có tính dị hướng 

D. Không có nhiệt độ nóng chảy xác định

Câu 6: Trong hệ tọa độ (p,T) đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng tích?

A. Đường hypebol 

B. Đường thẳng kéo dài qua gốc tọa độ

C. Đường thẳng không đi qua gốc tọa độ 

D. Đường thẳng cắt trục p tại điểm p = p0

II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

a) Phát biểu nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí.

b) Thế nào là sự rơi tự do?

Câu 2: (2,0 điểm)

Một vật nhỏ khối lượng 1 kg bắt đầu chuyển động thẳng, nhanh dần đều từ trạng thái đứng yên. Sau 10s vật đạt vận tốc 5 m/s.

a) Tính gia tốc chuyển động của vật

b) Tính độ lớn động lượng của vật sau 15 s kể từ khi bắt đầu chuyển động. Biết vật vẫn giữ gia tốc chuyển động như trên.

Câu 3: (3,0 điểm)

Từ điểm M (có độ cao so với mặt đất bằng 1,5 m) ném lên một vật với vận tốc đầu 10 m/s. Biết khối lượng của vật bằng 1 kg. Lấy g = 10 m/s2. Chọn gốc thế năng tại mặt đất.

a) Tính cơ năng của vật.

b) Tính độ cao cực đại mà vật lên tới (so với mặt đất).

c) Giả sử ngay khi vật lên tới độ cao cực đại thì được cung cấp vận tốc 10 m/s thẳng đứng, hướng xuống. Tính tốc độ của vật ngay trước khi chạm đất. 

Lời giải chi tiết

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAIHAY.COM

I.TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

1.B

2.C

3.B

4.B

5.D

6.B

 

Câu 1:

Phương pháp

Sử dụng lý thuyết thuyết động học phân tử chất khí.

Cách giải

Khi chuyển động, mỗi phân tử khí va chạm với thành bình, bị phản xạ và truyền động lượng cho thành bình, rất nhiều phân tử va chạm với thành bình tạo nên một lực đẩy vào thành bình. Lực này tạo ra áp suất của khí lên thành bình. Do vậy khi nhiệt độ trong một bình tăng cao => chuyển động này càng nhanh => động lượng tăng nhanh => áp lực lên thành bình tăng => áp suất của khối khí trong bình cũng tăng lên.

Chọn B

Câu 2:

Phương pháp

Sử dụng biểu thức của định luật Bôilơ Mariốt : \(p \sim \frac{1}{V}\) hay \(pV = \cos nt\)

Cách giải

Biểu thức của định luật Bôilơ Mariốt : \(p \sim \frac{1}{V}\) hay \(pV = \cos nt\)

Chọn C

Câu 3:

Phương pháp

Sử dụng biểu thức \({{\rm{W}}_d} = \frac{1}{2}m{v^2}\)

Cách giải

Ta có: \({{\rm{W}}_d} = \frac{1}{2}m{v^2}\). Động năng của vật không đổi khi vận tốc không đổi.

Chuyển động có gia tốc không đổi là chuyển động thẳng biến đổi đều, khi đó \(v = {v_0} + at\)

=> Vận tốc của vật vẫn biến đổi nên động năng cũng biến đổi.

Chọn B

Câu 4:

Phương pháp

Sử dụng lý thuyết khí lý tưởng.

Cách giải

Ba thông số trạng thái của khí lý tưởng là thể tích, áp suất và nhiệt độ tuyệt đối.

Chọn B

Câu 5:

Phương pháp

Sử dụng lý thuyết chất rắn vô định hình:

Chất rắn vô định hình không có cấu trúc tinh thể, do đó không có dạng hình học xác định, không có nhiệt độ nóng chảy xác định và có tính đẳng hướng.

Cách giải

Chất rắn vô định hình không có cấu trúc tinh thể, do đó không có dạng hình học xác định, không có nhiệt độ nóng chảy xác định và có tính đẳng hướng.

Chọn D

Câu 6:

Phương pháp

Sử dụng lý thuyết về đường đẳng tích.

Cách giải

 

Trong hệ tọa độ (p,T), đường thẳng kéo dài qua gốc tọa độ biểu diễn đường đẳng tích.

Chọn B

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1:

Phương pháp

Sử dụng lý thuyết thuyết động học phân tử chất khí.

Sử dụng lý thuyết định nghĩa sự rơi tự do.

Cách giải

a)

Nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí

- Chất khí được cấu tạo từ các phân tử có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng.

- Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng, chuyển động này càng nhanh thì nhiệt độ chất khí càng cao.

- Khi chuyển động hỗn loạn các phân tử khí va chạm vào thành bình gây áp suất lên thành bình.

b)

Sự rơi tự do là sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực.

Câu 2:

Phương pháp

Sử dụng các công thức \(\left\{ \begin{array}{l}a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}}\\v = {v_0} + at\\p = mv\end{array} \right.\)

Cách giải

Tóm tắt

m = 1 kg

\(\Delta t = 10{\rm{s}};{v_0} = 0;v = 5m/{\rm{s}}\)

a = ?

p = ? sau t = 15s

Lời giải

a)

Gia tốc chuyển động của vật là:

\(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}} = \frac{{v - {v_0}}}{{\Delta t}} = \frac{{5 - 0}}{{10}} = 0,5m/{s^2}\)

b)

Sau 15s vận tốc của vật là:

\(v' = {v_0} + at = 0 + 0,5.15 = 7,5m/s\)

Độ lớn động lượng của vật sau 15 s là:

\(p = mv' = 1.7,5 = 7,5\) (kg.m/s)

Kết luận:

a) a = 0,5 m/s2

b) p = 7,5 kg.m/s

Câu 3:

Phương pháp

Cách giải

a)

Chọn gốc thế năng tại mặt đất. Như vậy, tại điểm M ta có:

Động năng tại M là: \({W_d} = \frac{1}{2}m{v^2} = \frac{1}{2}{.1.10^2} = 50J\)

Thế năng tại M là: \({W_t} = mgh = 1.10.1,5 = 15J\)

Cơ năng của vật là: \(W = {W_d} + {W_t} = 65J\)

b)

Ta có: \(W = {W_{{t_{\max }}}} = mg{h_{\max }}\)

\( \Leftrightarrow 65 = 1.10.{h_{\max }} \Leftrightarrow {h_{\max }} = 6,5m\)

c)

Ngay khi lên đến độ cao cực đại thì vật được cung cấp vận tốc 10 m/s thẳng đứng, hướng xuống => vật chuyển động nhanh dần đều.

Áp dụng công thức độc lập với thời gian:

\({v^2} - v_0^2 = 2gh \Leftrightarrow {v^2} - {10^2} = 2.10.6,5\\ \Leftrightarrow v = 15,17m/s\)

Vậy tốc độ của vật ngay trước khi chạm đất là v = 15,17 m/s.

Kết luận:

a) W = 65 J

b) hmax = 6,5 m

c) v = 15,17 m/s 

HocTot.Nam.Name.Vn

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close