Giải đề thi học kì 1 Sinh lớp 10 năm 2019 - 2020 trường THPT Thống Nhất

Giải chi tiết đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 10 năm 2019 - 2020 trường THPT Thống Nhất với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

Mã đề: 132

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Hợp chất hữu cơ nằm trong nhân tế bào, chứa đựng mọi thông tin di truyền quy định mọi đặc điểm của cơ thể sinh vật. Hợp chất này có tên là gì?

A. Lipit

B. Prôtêin

C. Axit nuclêic (ADN)

D. Cacbohiđrat

Câu 2: Chất nào có thể khuếch tán trực tiếp qua lớp phopholipit kép của màng sinh chất?

A. O2, CO2                        B. Ca2+

C. K+                                 D. H2O

Câu 3: Vì sao lưới nội chất trơn phát triển mạnh ở tế bào gan?

A. Vì gan có chức năng lọc máu

B. Vì gan có chức năng tạo kháng thể để bảo vệ cơ thể

C. Vì gan có chức năng chuyển hóa đường

D. Vì gan có chức năng giải độc

Câu 4: Tại sao khi hít phải những kim loại nặng thì có nguy cơ bị bệnh viêm phổi?

A. Kim loại nặng gây viêm mạch máu đường hô hấp

B. Hệ miễn dịch cơ thể bị suy yếu, cơ thể mất đề kháng gây viêm phổi.

C. Màng lizoxôm hư hại, enzim trong lizoxôm giải phóng tiêu hủy tế bào niêm mạc phổi

D. Sự hấp thụ O2 và thải CO2 của các tế bào niêm mạc phổi diễn ra chậm làm phổi bị viêm.

Câu 5: Ngâm tế bào A vào nước cất. Sau một thời gian thấy tế bào trương phồng lên rồi vỡ ra. Xác định tên tế bào?

A. Hồng cầu                      B. Thực vật

C. Vi khuẩn                       D. Nấm

Câu 6: Dựa vào cấu tạo của màng sinh chất em hãy cho biết hiện tượng nào dưới đây có thể xảy ra ở màng tế bào khi lai tế bào chuột với tế bào người?

A. Trong màng tế bào lai, các phân tử prôtêin của người nằm ở ngoài, các phân tử prôtêin của chuột nằm ở trong.

B. Trong màng tế bào lai, các phân tử prôtêin của người và của chuột nằm xen kẽ nhau

C. Trong màng tế bào lai, các phân tử prôtêin của người và của chuột nằm riêng biệt ở 2 phía

D. Trong màng tế bào lai, các phân tử prôtêin của người nằm ở trong, các phân tử prôtêin của chuột nằm ở ngoài.

Câu 7: Có mấy phát biểu sau đây là đúng?

(1) Mọi lá cây đều có màu xanh lục

(2) Tế bào quang hợp của lá cây luôn chứa chất diệp lục

(3) Quang hợp là quá trình chuyển hóa vật chất

(4) Ở thực vật, chỉ tế bào lá mới có thể quang hợp

A. 4                                    B. 1

C. 3                                    D. 2

Câu 8: Trong tế bào thường có các enzim sửa chữa các sai sót về trình tự nuclêôtit. Theo em, đặc điểm nào về cấu trúc của ADN giúp nó có thể sửa chữa những sai sót nêu trên?

A. Nguyên tắc bổ sung của ADN

B. Được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân

C. Có 2 mạch song song và ngược chiều nhau

D. Có nhiều liên kết H2 và cộng hóa trị nên ADN rất bền vững.

Câu 9: Xác định X trong sơ đồ sau:

A. Ức chế ngược

B. Xúc tác

C. Kích thích hoạt hóa

D. Enzim E

Câu 10: Câu có nội dung đúng sau đây là:

A. Sự vận chuyển chủ động trong tế bào cần được cung cấp năng lượng

B. Vật chất trong cơ thể luôn di chuyển từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao

C. Sự khuếch tán là 1 hình thức vận chuyển chủ động

D. Vận chuyển tích cực là sự thẩm thấu

Câu 11: Tế bào thường sử dụng năng lượng trong hợp chất hữu cơ nào?

A. ATP                              B. Glucozơ

C. Prôtêin                         D. Tinh bột

Câu 12: Hoa và lá đều được cấu tạo từ tế bào thực vật. Nhưng tại sao hoa đẹp và thơm hơn lá?

A. Do trong tế bào của hoa chứa nhiều loại vitamin có màu sắc khác nhau.

B. Do tế bào hoa nhận được nhiều tia sáng hơn tế bào lá

C. Do trong tế bào hoa chứa nhiều chất diệp lục hơn tế bào lá

D. Do không bào của tế bào hoa chứa nhiều sắc tố.

Câu 13: Các bào quan nào sau đây chỉ có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật?

A. Lục lạp, ribôxôm

B. Lục lạp, thành tế bào

C. Thành tế bào, nhân

D. Ti thể, lục lạp

Câu 14: Điều gì xảy ra khi đưa tế bào sống vào ngăn đá trong tủ lạnh?

A. Nước bốc hơi lạnh làm tăng tốc độ phản ứng sinh hóa tế bào nên tế bào sinh sản nhanh.

B. Nước bốc hơi lạnh làm tế bào chết do mất nước

C. Nước đóng băng làm giảm thể tích nên tế bào chết

D. Nước đóng băng làm tăng thể tích và các tinh thể nước phá vỡ tế bào.

Câu 15: Tế bào bạch cầu trong cơ thể người có 2 bào quan phát triển. Đó là 2 bào quan nào?

A. Thể gongi, riboxôm

B. Không bào, ti thể

C. Lưới nội chất hạt, lizôxôm

D. Lưới nội chất trơn, lưới nội chất hạt

Câu 16: Cho các đặc điểm sau: nhân sơ, tế bào chất không có hệ thống nội màng, bên ngoài có thành tế bào bảo vệ. Xác định tên cấu trúc này?

A. Tế bào thực vật

B, Vi khuẩn

C. Nấm

D. Tế bào động vật

Câu 17: Kích thước nhỏ đem lại ưu thế gì cho vi khuẩn?

A. Tỉ lệ S/V lớn nên vi khuẩn trao đổi chất với môi trường nhanh

B. Tỉ lệ S/V nhỏ giúp vi khuẩn hạn chế mất năng lượng khi hoạt động

C. Kẻ thù khó phát hiện

D. Dễ xâm nhập và tế bào vật chủ do tế bào vật chủ có kích thước lớn hơn tế bào vi khuẩn.

Câu 18: Chất nào được vận chuyển qua màng sinh chất nhờ sự biến dạng của màng?

A. CO2                              B. Na+

C. Hoocmon insulin           D. Rượu etilic

Câu 19: Bào quan được cấu tạo cơ bản gồm 2 thành phần là: 2 lớp photpholipit và prôtêin. Bào quan này có tên là:

A. Ribôxôm

B. Nhân

C. Màng sinh chất

D. Lưới nội chất hạt

Câu 20: Sinh vật được chia thành các giới sau:

A. Giới nấm → Giới Nguyên Sinh → Giới Khởi sinh → Giới Thực vật → Giới Động vật

B. Giới Khởi sinh → Giới Nguyên Sinh → Giới nấm → Giới Thực vật → Giới Động vật

C. Giới Thực vật → Giới Nguyên Sinh → Giới nấm → Giới Khởi sinh → Giới Động vật

D. Giới Nguyên Sinh → Giới Khởi sinh → Giới nấm → Giới Thực vật → Giới Động vật

Câu 21: Các nguyên tố hóa học chủ yếu cấu tạo nên cơ thể sống là những nguyên tố nào?

A. Ca, P, Cu, O                 B. O, H, Fe, K

C. C, H, O, N                    D. O, H, Ni, Fe

Câu 22: Cacbohidrat được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân là đường đơn 6 cacbon nào?

A. Glucôzơ, Tinh bột

B. Glucôzơ, Xenlulôzơ

C. Xenlulôzơ, Lactozơ

D. Glucôzơ, Galactôzơ

Câu 23: Khi tiến hành ẩm bào, bằng cách nào tế bào có thể chọn được các chất cần thiết trong số hàng loạt các chất có ở xung quanh tế bào để đưa vào tế bào?

A. Dù là tế bào thì vẫn có giác quan tương tự hệ thần kinh

B. Vật chất di truyền là ADN nằm trong nhân tế bào chọn lựa

C. Phân tử lipit trên màng sinh chất để thu nhận thông tin cho tế bào

D. Trên màng sinh chất có các thụ thể đặc hiệu với một số chất xác định

Câu 24: Đem loại bỏ thành tế bào của các loại vi khuẩn có hình dạng khác nhau, sau đó cho các tế bào trần này vào dung dịch có nồng độ các chất tan bằng nồng độ các chất tan có trong tế bào thì các tế bào trần này sẽ có hình gì?

A. Hình bầu dục               B. Hình cầu

C. Hình chữ nhật              C. Hình vuông

Câu 25: Hợp chát nào sau đây không được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân

A. Prôtêin                       B. Lipit

C. Axit nuclêic                D. Cacbohiđrat

Câu 26: Tại sao chúng ta cần ăn prôtêin từ các nguồn thực phẩm khác nhau?

A. Cung cấp cho cơ thể đầy đủ các nguyên tố đa lượng cần thiết

B. Cung cấp cho cơ thể đầy đủ 20 loại axit amin

C. Giúp cho quá trình tiêu hóa tốt hơn

D. Cung cấp cho cơ thể đầy đủ các nguyên tố vi lượng cần thiết

Câu 27: Bào quan này có tên gọi là gì?

A. Bộ máy gôngi                   B. Ti thể

C. Màng sinh chất                 D. Lục lạp

Câu 28: Một nhà khoa học đã tiến hành phá hủy nhân của tế bào trứng ếch thuộc loài A sau đó lấy nhân của tế bào sinh dưỡng của loài B cấy vào. Ếch con sinh ra có đặc điểm của loài ếch nào? Vì sao?

A. Loài ếch A do ếch con mang nhân của A

B. Loài ếch B do ếch con mang nhân của loài ếch B

C. Cả 2 loài AB, vì ếch con mang mang nhân của B và được nuôi từ tế bào chất A

D. Loài ếch A do ếch con được nuôi từ tế bào chất loài A

Câu 29: Ngâm tế bào thực vật vào môi trường A thấy có hiện tượng co chất nguyên sinh. Sau đó chuyển tế bào sang môi trường B thấy có hiện tượng phản co nguyên sinh. Xác định tên 2 môi trường A và B?

A. A là môi trường ưu trương và B là môi trường nhược trương

B. A là môi trường nhược trương và B là môi trường ưu trương

C. A là môi trường đẳng trương và B là môi trường nhược trương

D. A là môi trường nhược trường và B là môi trường đẳng trương

Câu 30: Nồng độ glucôzơ trong máu là 1,2g/lít và trong nước tiểu là 0,9g/lít. Theo em tế bào sẽ vận chuyển glucôzơ bằng cách nào? Vì sao?

A. Nhập bào, vì glucôzơ có kích thước lớn

B. Thụ động, vì glucôzơ trong máu cao hơn trong nước tiểu

C. Chủ động, vì glucôzơ là chất dinh dưỡng nuôi cơ thể

D. Nhập bào, vì glucôzơ có kích thước rất lớn

Câu 31: Trong các cấp tổ chức của thế giới sống, cấp tổ chức sống cơ bản nhất là cấp nào

A. Phân tử                         B. Bào quan

C. Tế bào                           D. Cơ thể

Câu 32: Hợp chất hữu cơ được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân là các axit amin. Hợp chất hữu cơ này có tên gọi là gì?

A. Lipit                           B. Axit nuclêôtit

C. Cacbohiđrat              D. Prôtêin

II. TỰ LUẬN

Câu 1: Nếu tăng nhiệt độ lên quá cao so với nhiệt độ tối ưu của một enzim thì dẫn tới điều gì?

Câu 2: Enzim là chất xúc tác sinh học. Enzim làm tăng tốc độ của phản ứng sinh hóa trong tế bào bằng cách nào?

 

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Thực hiện: Ban chuyên môn HocTot.Nam.Name.Vn

I. TRẮC NGHIỆM

1C

2A

3D

4B

5A

6A

7D

8A

9A

10A

11A

12D

13B

14D

15C

16B

17B

18C

19C

20B

21C

22D

23D

24B

25B

26B

27D

28C

29A

30C

31C

32D

Câu 1: (NB)

Cách giải:

Hợp chất hữu cơ nằm trong nhân tế bào, chứa đựng mọi thông tin di truyền quy định mọi đặc điểm của cơ thể sinh vật là Axit nuclêic (ADN).

Chọn C

Câu 2: (NB)

Cách giải:

O2, CO2 có thể khuếch tán trực tiếp qua lớp phopholipit kép của màng sinh chất

Chọn A

Câu 3: (TH)

Cách giải:

Vì gan có chức năng giải độc nên lưới nội chất trơn phát triển mạnh ở tế bào gan.

Chọn D

Câu 4: (VD)

Cách giải:

Khi hít phải những kim loại nặng thì có nguy cơ bị bệnh viêm phổi vì hệ miễn dịch cơ thể bị suy yếu, cơ thể mất đề kháng gây viêm phổi.

Chọn B

Câu 5: (NB)

Cách giải:

Tế bào trương phồng lên rồi vỡ ra → Hồng cầu.

3 tế bào còn lại sẽ không vỡ bởi chúng có thành tế bào bảo vệ

Chọn A

Câu 6: (VD)

Cách giải:

B. Trong màng tế bào lai, các phân tử prôtêin của người và của chuột nằm xen kẽ nhau có thể xảy ra do prôtêin xuyên màng và các photpholipit có thể di chuyển trong màng được.

Chọn A

Câu 7: (TH)

Cách giải:

Có 2 ý đúng là: 2, 3

Chọn D

Câu 8: (TH)

Cách giải:

2 mạch của ADN cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung → giúp nó có thể sửa chữa những sai sót về trình tự nuclêôtit.

Chọn A

Câu 9: (NB)

Cách giải:

X là ức chế ngược

Chọn A

Câu 10: (TH)

Cách giải:

Câu có nội dung đúng là A.

Chọn A

Câu 11: (NB)

Cách giải:

Tế bào thường sử dụng năng lượng ATP

Chọn A

Câu 12: (VD)

Cách giải:

Hoa đẹp và thơm hơn lá do không bào của tế bào hoa chứa nhiều sắc tố.

Chọn D

Câu 13: (VD)

Cách giải:

Lục lạp, thành tế bào chỉ có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật.

Chọn B

Câu 14: (VD)

Cách giải:

Khi đưa tế bào sống vào ngăn đá trong tủ lạnh, nước trong tế bào đóng băng làm tăng thể tích và các tinh thể nước phá vỡ tế bào.

Chọn D

Câu 15: (TH)

Cách giải:

Tế bào bạch cầu trong cơ thể người có 2 bào quan phát triển là lưới nội chất hạt, lizôxôm.

Chọn C

Câu 16: (NB)

Cách giải:

Tế bào vi khuẩn là nhân sơ, tế bào chất không có hệ thống nội màng, bên ngoài có thành tế bào bảo vệ.

Chọn B

Câu 17: (TH)

Cách giải:

Kích thước nhỏ thì tỉ lệ S/V nhỏ giúp vi khuẩn hạn chế mất năng lượng khi hoạt động.

Chọn B

Câu 18: (NB)

Cách giải:

Hoocmon insulin được vận chuyển qua màng sinh chất nhờ sự biến dạng của màng.

Chọn C

Câu 19: (NB)

Cách giải:

Màng sinh chất được cấu tạo cơ bản gồm 2 thành phần là: 2 lớp photpholipit và prôtêin.

Chọn C

Câu 20: (NB)

Cách giải:

Sinh vật được chia thành các giới sau: Giới Khởi sinh → Giới Nguyên Sinh → Giới nấm → Giới Thực vật → Giới Động vật.

Chọn B

Câu 21: (NB)

Cách giải:

Các nguyên tố hóa học chủ yếu cấu tạo nên cơ thể sống là C, H, O, N.

Chọn C

Câu 22: (NB)

Cách giải:

Cacbohidrat được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân là glucôzơ, galactôzơ.

Chọn D

Câu 23: (NB)

Cách giải:

Trên màng sinh chất có các thụ thể đặc hiệu với một số chất xác định nên tế bào có thể chọn được các chất cần thiết trong số hàng loạt các chất có ở xung quanh tế bào để đưa vào tế bào.

Chọn D

Câu 24: (VD)

Cách giải:

Chúng sẽ có hình cầu.

Chọn B

Câu 25: (NB)

Cách giải:

Lipit không được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.

Chọn B

Câu 26: (TH)

Cách giải:

Chúng ta cần ăn prôtêin từ các nguồn thực phẩm khác nhau nhằm cung cấp cho cơ thể đầy đủ 20 loại axit amin.

Chọn B

Câu 27: (NB)

Cách giải:

Đó là lục lạp.

Chọn D

Câu 28: (VD)

Cách giải:

Ếch con sinh ra có đặc điểm của cả 2 loài AB, vì ếch con mang mang nhân của B và gen tế bào chất của A

Chọn C

Câu 29: (VD)

Cách giải:

A là môi trường ưu trương, B là môi trường nhược trương

Chọn A

Câu 30: (VD)

Cách giải:

Tế bào sẽ vận chuyển glucôzơ chủ động, vì glucôzơ là chất dinh dưỡng nuôi cơ thể, tế bào máu sẽ lấy lại glucôzơ, nên nó phải vận chuyển ngược chiều građien nồng độ.

Chọn C

Câu 31: (NB)

Cách giải:

Cấp tổ chức sống cơ bản nhất là tế bào.

Chọn C

Câu 32: (NB)

Cách giải:

Prôtêin được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân là các axit amin.

Chọn D

II. TỰ LUẬN

Câu 1: (TH)

Cách giải:

Nếu tăng nhiệt độ lên quá cao so với nhiệt độ tối ưu của một enzim thì enzim bị giảm mức độ hoạt động và có thể bị bất hoạt.

Câu 2: (TH)

Cách giải:

- Trong phân tử enzim có cấu trúc không gian đặc biệt gọi là trung tâm hoạt động tương thích với cấu hình không gian của cơ chất mà nó tác động, là nơi enzim liên kết tạm thời với cơ chất.

- Khi xúc tác: Enzim liên kết với cơ chất → enzim-cơ chất → enzim tương tác với cơ chất → enzim biến đổi cấu hình cho phù hợp với cơ chất → giải phóng enzim và sản phẩm.

Enzim không bị biến đổi, không bị mất đi sau phản ứng mà có thể tiếp tục liên kết với các phân tử cơ chất tiếp theo → với 1 lượng nhỏ mà tốc độ phản ứng vẫn nhanh hơn xúc tác hóa học.

- Do cấu trúc của trung tâm hoạt động của enzim mỗi loại enzim chỉ tác động lên một loại hoặc một số loại cơ chất nhất định → Tính đặc thù của enzim. Enzim sẽ không bị phản ứng với các chất không cần thiết lẫn trong hỗn hợp → tốc độ phản ứng tăng.

HocTot.Nam.Name.Vn

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close