Giải đề thi học kì 1 hoá lớp 9 năm 2019 - 2020 Sở giáo dục Vĩnh PhúcGiải chi tiết đề thi học kì 1 môn hoá lớp 9 năm 2019 - 2020 Sở giáo dục Vĩnh Phúc với cách giải nhanh và chú ý quan trọng PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Hãy viết vào bài thi chữ cái in hóa trước đáp án đúng Câu 1. Oxit nào sau đây phản ứng được với nước (ở điều kiện thường) tạo ra dung dịch bazơ? A. Na2O. B. PbO. C. FeO. D. CuO. Câu 2. Chất tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng là A. Ag. B. Cu. C. ZnO. D. SO2. Câu 3. Bazơ nào sau đây bị nhiệt phân hủy? A. KOH. B. NaOH. C. Cu(OH)2. D. Ba(OH)2. Câu 4. Cặp chất đều tác dụng được với dung dịch NaOH là A. CuSO4, Fe(OH)3. B. CO2, SO2. C. KOH, CuCl2. D. CuO, SO2. Câu 5. Chất dùng để khử chua đất trồng trọt trong nông nghiệp là A. CaO. B. CaSO4. C. Ca(NO3)2. D. CaCl2. Câu 6. Cho 5,4 gam kim loại Al tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được V lít H2(đktc). Giá trị của V là A. 6,72. B. 4,48. C. 0,672. D. 0,448. PHẦN II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 7. (2,5 điểm). Cho các chất sau: SO2, CuCl2, MgO, Mg, Ba(OH)2. Viết phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) khi cho các chất trên tác dụng với: a) Dung dịch NaOH b) Dung dịch H2SO4 loãng Câu 8. (2,0 điểm). Cho 4 dung dịch riêng biệt: NaOH, HCl, Ba(OH)2, NaCl được đựng trong 4 lọ mất nhãn. Bằng phương pháp hóa học, hãy trình bày cách nhận biết dung dịch trong mỗi lọ. Viết các phương trình hóa học xảy ra (nếu có) Câu 9. (2,5 điểm). Hòa tan x gam Al2O3 bằng 400 ml dung dịch H2SO4 0,3M vừa đủ (D = 1,2 g/ml). a) Viết phương trình phản ứng xảy ra. b) Tính x. c) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch muối thu được sau phản ứng. HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Thực hiện: Ban chuyên môn HocTot.Nam.Name.Vn
PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Câu 1: Phương pháp: Dựa vào kiến thức đã học về oxit sgk hóa 9 – trang 4 Hướng dẫn giải: Na2O tác dụng với nước ở điều kiện thường tạo ra dd bazo PTHH: Na2O + H2O → 2NaOH Chọn A Câu 2: Phương pháp: Các oxit bazơ và các kim loại đứng trước H trong dãy điện hóa sẽ phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng. Hướng dẫn giải: A,B loại vì Ag, Cu là kim loại đứng sau H trong dãy điện hóa C. Thỏa mãn: PTHH: ZnO + H2SO4 → ZnSO4 + H2O D. Loại vì SO2 là oxit axit Chọn C Câu 3: Phương pháp: Các bazơ không tan trong nước dễ bị nhiệt phân hủy Hướng dẫn giải: KOH, NaOH, Ba(OH)2 là các dd bazo tan nên không bị nhiệt phân Cu(OH)2 là bazo không tan nên bị phân hủy theo PTHH: Chọn C Câu 4: Phương pháp: Dựa vào tính chất hóa học của dd NaOH: Tác dụng được oxit axit, dd axit, dd muối (điều kiện: tạo ra chất kết tủa hoặc bay hơi) Hướng dẫn giải: A. Loại Fe(OH)3 không có pư B. Thỏa mãn PTHH minh họa: CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O C. Loại KOH D. Loại CuO Chọn B Câu 5: Phương pháp: Đất bị chua là đất có môi trường axit → Chọn chất cho thêm vào đất để trung hòa bớt lượng axit Hướng dẫn giải: Chọn CaO cho vào đất, CaO sẽ tan vào trong nước tạo ra dd kiềm Ca(OH)2; dd kiềm này sẽ trung hòa bớt lượng axit có trong đất, từ đó làm cho đất bớt chua. PTHH minh họa: CaO + H2O → Ca(OH)2 Chọn A Câu 6: Phương pháp: - Tính số mol của Al: \({n_{Al}} = \dfrac{{{m_{Al}}}}{{{M_{Al}}}}\) - Tính số mol H2: Viết PTHH xảy ra, tính toán mol H2 theo số mol Al - Tính thể tích H2:\({V_{{H_2}}}(dktc) = {n_{{H_2}}} \times 22,4\) Hướng dẫn giải: \(\begin{align}& {{n}_{Al}}=\frac{{{m}_{Al}}}{{{M}_{Al}}}=\frac{5,4}{27}=0,2\,(mol) \\& PTHH:\,2Al+6HCl\xrightarrow{{}}2AlC{{l}_{3}}+3{{H}_{2}}\uparrow \\& Theo\,PTHH:{{n}_{{{H}_{2}}}}=\frac{3}{2}{{n}_{Al}}=\frac{3}{2}\times 0,2=0,3\,(mol) \\& \Rightarrow {{V}_{{{H}_{2}}(dktc)}}={{n}_{{{H}_{2}}}}\times 22,4=0,3\times 22,4=6,72\,(l) \\\end{align}\) Chọn A PHẦN II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 7: Phương pháp: a) Xem lại tính chất hoá học của dd NaOH + Tác dụng với oxit axit + Tác dụng với dd axit + Tác dụng với dd muối (điều kiện: sản phẩm tạo thành có chất kết tủa hoặc bay hơi) b) Xem lại tính chất hoá học của dd H2SO4 loãng + Tác dụng được với oxit bazơ + Tác dụng được với muối (điều kiện: axit tạo thành yếu hơn axit H2SO4 hoặc muối tạo thành không tan) + Tác dụng với kim loại đứng trước H trong dãy điện hóa học của kim loại. Hướng dẫn giải: a) Các chất phản ứng với dung dịch NaOH là: SO2; CuCl2 PTHH: SO2 + NaOH → NaHSO3 hoặc SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + 2NaCl b) Các chất tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng: MgO, Mg, Ba(OH)2 PTHH: MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2↑ Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2H2O Câu 8: Phương pháp: - Lấy mỗi chất 1 ít ra các ống nghiệm khác nhau và đánh số thứ tự tương ứng - Chọn thuốc thử phù hợp để phân biệt các chất. Ta thấy các chất ở đây thuộc axit, bazo, muối => Chọn chỉ thị phổ biến nhất để phân biệt axit – bazo; chọn thuốc thử để phân biệt ion Ba2+ Viết các PTHH xảy ra (nếu có) Hướng dẫn giải: Lấy mỗi dung dịch 1 ít cho ra các ống nghiệm khác nhau và đánh số thứ tự tương ứng - Cho quỳ tím lần lượt vào các ống nghiệm trên + quỳ tím chuyển sang màu đỏ thì dd trong ống nghiệm là dd HCl + quỳ tím chuyển sang màu xanh thì dd trong ống nghiệm là dd NaOH và Ba(OH)2 (dãy I) + quỳ tím không chuyển màu thì dd trong ống nghiệm là NaCl - Cho dd H2SO4 lần lượt vào các dung dịch ở dãy I + xuất hiện kết tủa trắng thì dd trong ống nghiệm đó là Ba(OH)2 PTHH: H2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ (trắng)+ 2H2O + không có hiện tượng gì thì dd trong ống nghiệm là dd NaOH PTHH: H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O Câu 9: Phương pháp: a) Oxit bazo + axit → muối + nước b) Tính mAl2O3 - Tính số mol H2SO4: n = V×CM (Chú ý: V tính ở đơn vị lít) - Tính số mol Al2O3: Dựa vào PTHH => Số mol Al2O3 theo số mol của H2SO4 - Tính mAl2O3: mAl2O3 = nAl2O3× MAl2O3 c) Tính khối lượng dd H2SO4 - Tính khối lượng dd sau = mAl2O3 + mddH2SO4 - Nồng độ phần trăm muối tính theo công thức: \(C\% muoi = \dfrac{{{m_{muoi}}}}{{{m_{dd\,sau}}}}.100\% \) Hướng dẫn giải: HocTot.Nam.Name.Vn
|