Giải câu 1, 2, 3 trang 45, 46

Giải Cùng em học Tiếng Việt 3 tập 1 tuần 13 câu 1, 2, 3 trang 45, 46 với lời giải chi tiết. Câu 3: Gạch dưới các từ địa phương có trong các câu sau

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Cô gái đẹp và hạt gạo

       Ngày xưa, ở một làng Ê-đê có cô H’Bia xinh đẹp nhưng rất lười biếng. Cô lại không biết yêu quý cơm gạo. Một hôm H’Bia ăn cơm để cơm đổ vãi lung tung. Thấy vậy cơm hỏi:

       - Cô đẹp là nhờ cơm gạo, sao cô khinh rẻ chúng tôi thế?

       H’Bia giận dữ quát:

       - Ta đẹp là do công mẹ công cha chứ đâu thèm nhờ đến các người.

       Nghe nói vậy thóc gạo tức lắm. Đêm khuya, chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng.

       Hôm sau, biết thóc gạo giận mình bỏ đi, H’Bia ân hận lắm. Không có cái ăn, H’Bia phải đi đào củ, trồng bắp từ mùa này qua mùa khác, da đen sạm. Thấy H’Bia đã nhận ra lỗi của mình và chăm chỉ làm lụng, thóc gạo lại rủ nhau kéo về. Từ đó, H’Bia càng biết quý thóc gạo, càng chăm làm và xinh đẹp hơn xưa.

(Theo Truyện cổ Ê-đê)

a) Trước kia, H’Bia là người như thế nào?

b) Vì sao thóc gạo bỏ H’Bia để đi vào rừng?

c) Sau khi thóc gạo giận H’Bia bỏ đi, H’Bia như thế nào?

d) Câu chuyện về H’Bia giúp em nhận ra điều gì?

Lời giải chi tiết:

a) Trước kia, H’Bia là cô giáo xinh đẹp nhưng rất lười biếng và không biết quý cơm gạo.

b) Thóc gạo bỏ H’Bia vào rừng vì cô ăn cơm đổ vãi lung tung, thậm chí cô còn giận dữ quát cơm : Ta đẹp là do công cha mẹ chứ đâu thèm nhờ đến các người.

c) Sau khi thóc gạo giận H’Bia bỏ đi, H’Bia rất ân hận. Cô phải đi đào củ, trồng bắp từ mùa này sang mùa khác, da đen sạm.

d) Câu chuyện về H’Bia giúp em nhận ra bài học : Chúng ta phải biết quý trọng lúa gạo và công sức lao động của người nông dân.

Câu 2

Khoanh vào những từ viết sai chính tả và viết lại cho đúng:

a. bứt rứt

b. dóc rách

c. rẻo rai

d. roanh nghiệp

e. dan rối

g. rầm mưa

Lời giải chi tiết:

Những từ viết sai chính tả đó là: b, c, d, e, g

Sửa lại: dóc rách -> róc rách; rẻo rai -> dẻo dai; roanh nghiệp -> doanh nghiệp, dan rối -> gian dối; rầm mưa -> dầm mưa

Câu 3

Gạch dưới các từ địa phương có trong các câu sau:

a. Thoáng thấy bóng mẹ về, thằng Dần mừng rỡ nhảy chân sáo:

- U đi đâu từ non trưa đến giờ? Có mua được gạo hay không? Sao u lại về không thế?

b. Nó giả vờ nghển cổ như phân bua:

- Ủa, chớ con giun đâu mất rồi hè?

Lời giải chi tiết:

a. Thoáng thấy bóng mẹ về, thằng Dần mừng rỡ nhảy chân sáo:

- U đi đâu từ non trưa đến giờ? Có mua được gạo hay không? Sao u lại về không thế?

b. Nó giả vờ nghển cổ như phân bua:

- Ủa, chớ con giun đâu mất rồi ?

HocTot.Nam.Name.Vn

  • Giải câu 4, 5, 6, vui học trang 46, 47, 48

    Giải Cùng em học Tiếng Việt 3 tập 1 tuần 13 câu 4, 5, 6, vui học trang 46, 47, 48 với lời giải chi tiết. Câu 4: Khoanh vào những dấu câu dùng sai rồi viết lại cho đúng

close