Ôn tập chương IV trang 82 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thứcNêu các biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Nêu các bước trong quy trình nuôi cá trong ao. Em hãy kể một số biện pháp phòng, trị bệnh cho thủy sản.
Phương pháp giải: Có nhiều biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản: xây dựng khu bảo tồn biển; hạn chế đánh bắt gần bờ; thả các loài thuỷ sản quý hiếm vào một số nội thuỷ, vũng và vịnh ven biển; nghiêm cấm đánh bắt thuỷ sản bằng những hình thức có tính huỷ diệt; bảo vệ môi trường sống của các loài thuỷ sản. Lời giải chi tiết: Các biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản: - Xây dựng các khu bảo tồn biển, bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái và phát triển nguồn lợi thuỷ sản. - Hạn chế đánh bắt ở khu vực gần bờ, đặc biệt là vào mùa sinh sản; mở rộng vùng khai thác xa bờ. - Thả các loài thuỷ sản quý hiếm vào một số nội thuỷ, vũng và vịnh ven biển nhằm làm tăng nguồn lợi, ngăn chặn giảm sút trữ lượng của những loài thuỷ sản quý hiếm. - Nghiêm cấm đánh bắt thuỷ sản bằng những hình thức có tính huỷ diệt (sử dụng thuốc nổ, kích điện,…). - Bảo vệ môi trường sống của các loài thuỷ sản.
Các bước trong quy trình nuôi cá trong ao: Chuẩn bị ao nuôi cá → Chuẩn bị cá giống → Chăm sóc và phòng trị bệnh cho cá → Thu hoạch cá nuôi trong ao. Lời giải chi tiết:
Các bước trong quy trình kĩ thuật nuôi cá trong ao: - Bước 1: Chuẩn bị ao nuôi cá. - Bước 2: Chuẩn bị cá giống. - Bước 3: Chăm sóc và phòng trị bệnh cho cá. - Bước 4: Thu hoạch cá nuôi trong ao.
Một số biện pháp phòng, trị bệnh cho thủy sản: nâng cao sức đề kháng của động vật thủy sản, ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh, quản lí môi trường nuôi, trị bệnh, hạn chế dùng kháng sinh và hóa chất trong nuôi trồng thủy sản. Lời giải chi tiết:
- Nâng cao sức đề kháng của động vật thủy sản: + Đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng trong khẩu phần như các vitamin, chất khoảng, acid béo không no. + Dùng vaccine là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất cho động vật thuỷ sản. - Ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh. - Quản lí môi trường nuôi: Cần quản lí môi trường nuôi tốt để tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của động vật thủy sản. - Trị bệnh: Khi động vật thuỷ sản có biểu hiện bệnh, phải xác định được nguyên nhân gây bệnh, từ đó quyết định biện pháp điều trị thích hợp. - Hạn chế dùng kháng sinh và hóa chất trong nuôi trồng thủy sản.
- Cần đo nhiệt độ nước ao nuôi cá vì: nhiệt độ của nước trong ao nuôi cá có ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cá. - Nhiệt độ phù hợp nhất với cá nuôi trong ao là: 25oC đến 28oC. Lời giải chi tiết:
- Cần đo nhiệt độ nước ao nuôi cá vì: Cá là loại động vật biến nhiệt (thân nhiệt của cá phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường nước). Nhiệt độ của nước trong ao nuôi cá có ảnh hưởng tới sự hô hấp, tiêu thụ thức ăn, đồng hoá thức ăn, miễn nhiễm đối với bệnh tật và sự tăng trưởng của cá. Nếu nhiệt độ quá lạnh có thể làm cá bị chết rét, còn nhiệt độ quá cao làm cá bị chết nóng. Vì vậy nên cần đo và theo dõi thường xuyên để kiểm soát và xử lí. - Nhiệt độ phù hợp nhất với cá nuôi trong ao là: 25oC đến 28oC. Ngoài khoảng nhiệt độ này, cá ăn kém, sinh trưởng chậm.
Trong ao nuôi cá, màu sắc của nước ảnh hưởng đến khả năng quang hợp tạo khí oxygen của tảo sống trong nước. Vì vậy, phải đo độ trong khi nuôi cá. Lời giải chi tiết:
- Nắm bắt được chỉ số độ trong của nước ao nuôi cá, từ đó đánh giá được chất lượng nước trong ao nuôi.
+ Duy trì chất lượng nước, tạo điều kiện tốt để cá phát triển khỏe mạnh và mang lại hiệu quả kinh tế cao. + Xử lí kịp thời khi nước quá trong hay quá đục.
Dựa vào bảng trên, học sinh tự tính toán chi phí cần thiết để nuôi 10 con cá vàng trong 6 tháng đầu. Lời giải chi tiết:
|