Ôn tập chương I trang 27 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức

Trình bày vai trò, triển vọng của trồng trọt. Kể tên một số nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam. Nêu một số phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam. Trồng trọt công nghệ cao có những đặc điểm cơ bản gì? Liên hệ với thực tiễn ở gia đình và địa phương em.

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

1. Trình bày vai trò, triển vọng của trồng trọt. Kể tên một số nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam.

Phương pháp giải:

- Trồng trọt là một ngành sản xuất quan trọng trong nền kinh tế nước ta.

- Có nhiều triển vọng trong phát triển trồng trọt ở Việt Nam.

- Một số nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam: cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây rau, cây thuốc, cây gia vị, cây hoa, cây cảnh, cây lấy gỗ,…

Lời giải chi tiết:

- Vai trò của trồng trọt:

   + Cung cấp lương thực, thực phẩm. 

   + Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.

   + Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.

- Triển vọng của trồng trọt:

   + Phát triển các vùng chuyên canh tập trung cho các loại cây trồng chủ lực như: lúa, cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, cây rau, hoa phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trong nước và xuất khẩu.

   + Áp dụng công nghệ trồng trọt tiên tiến (nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp an toàn,…) giúp năng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

   + Người nông dân Việt Nam sáng tạo, ham học hỏi sẽ chủ động cập nhật kiến thức, công nghệ mới trong trồng trọt để góp phần nâng cao vị thế của sản xuất nông nghiệp Việt Nam.

- Một số nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam:

   + Cây lương thực: lúa, ngô, khoai, sắn,…

   + Cây công nghiệp: cao su, hồ tiêu, chè, cà phê,…

   + Cây ăn quả: mít, bưởi, cam, nhãn, vãi, dưa hấu, sầu riêng, chôm chôm, xoài,..

   + Cây rau: rau muống, rau cải, rau ngót, rau mồng tơi, rau đay, su hào, bắp cải,..

   + Cây thuốc: đinh lăng, diếp cá, bạc hà, cam thảo, huyết dụ, ích mẫu, kim ngân,…

2. Nêu một số phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam. Trồng trọt công nghệ cao có những đặc điểm cơ bản gì? Liên hệ với thực tiễn ở gia đình và địa phương em.

Phương pháp giải:

- Một số phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam:

+ Trồng trọt ngoài tự nhiên.

+ Trồng trọt trong nhà có mái che.

+ Trồng trọt kết hợp.

- Học sinh tự liên hệ với thực tiễn ở gia đình và địa phương.

Lời giải chi tiết:

- Một số phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam:

   + Trồng trọt ngoài tự nhiên là phương thức trồng trọt phổ biến mà mọi công việc trong quy trình trồng trọt đều được tiến hành trong điều kiện tự nhiên. 

   + Trồng trọt trong nhà có mái che là phương thức trồng trọt thường được tiến hành ở những nơi có điều kiện tự nhiên không thuận lợi hoặc áp dụng với những cây trồng khó sinh trưởng, phát triển trong điều kiện tự nhiên.

   + Trồng trọt kết hợp là phương thức trồng trọt kết hợp giữa trồng trọt tự nhiên và trồng trọt trong nhà có mái che. 

- Những đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao:

   + Ưu tiên sử dụng các giống cây trồng mới cho năng suất cao, chất lượng tốt và thời gian sinh trưởng ngắn.

   + Đất trồng dần được thay thế bằng các loại giá thể hoặc dung dịch dinh dưỡng, giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt hơn.

   + Ứng dụng ngày càng nhiều các thiết bị, công nghệ hiện đại nhằm chủ động và nâng cao hiệu quả sản xuất, giải phóng sức lao động.

   + Người lao động có trình độ cao, quy trình sản xuất khép kín từ khâu nghiên cứu, ứng dụng sản xuất đến tiêu thụ nông sản.

- Một số phương thức trồng trọt phổ biến ở Ninh Thuận địa phương em:

   + Trồng trọt ngoài tự nhiên: cây neem, thuốc lá, bông vải, mía, điều,… 

   + Trồng trọt trong nhà có mái che: táo.

   + Phương thức trồng trọt kết hợp: nho.

3. Có những ngành nghề nào trong trồng trọt? Em thấy mình phù hợp với ngành nghề nào? Vì sao?
Phương pháp giải:

- Có các ngành nghề trong trồng trọt là kĩ sư trồng trọt, kĩ sư bảo vệ thực vật, kĩ sư chọn giống cây trồng.

- Mỗi ngành nghề trong trồng trọt có những nhiệm vụ riêng và yêu cầu những phẩm chất khác nhau. Học sinh cần dựa vào sở thích, thế mạnh và sự phù hợp của bản thân để lựa chọn ngành nghề phù hợp trong lĩnh vực trồng trọt.

Lời giải chi tiết:

- Có các ngành nghề trong trồng trọt là:

   + Kĩ sư trồng trọt là những người làm nhiệm vụ giám sát và quản lí toàn bộ quá trình trồng trọt; nghiên cứu cải tiến và ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào trồng trọt.

   + Kĩ sư bảo vệ thực vật là những người làm nhiệm vụ nghiên cứu và phòng trừ các tác nhân gây hại để bảo vệ cây trồng.

   + Kĩ sư chọn giống cây trồng là những người làm nhiệm vụ bảo tồn và phát triển các giống cây trồng hiện có; nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng mới.

- Bản thân em thấy mình phù hợp với nghề kĩ sư trồng trọt vì em là một người yêu thiên nhiên, thích chăm sóc cây trồng. Em muốn mình có thể nghiên cứu cải tiến và ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật trên thế giới để giúp bà con nông dân tăng năng suất, chất lượng nông sản, từ đó đưa nông sản Việt Nam ngày càng tiến xa trên thị trường quốc tế.

4. Hãy trình bày mục đích, yêu cầu kĩ thuật của các công việc làm đất, bón phân lót.

Phương pháp giải:

- Làm đất là khâu kĩ thuật quan trọng có tác dụng làm đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng, đồng thời diệt cỏ dại và mầm mống sâu, bệnh, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt. Làm đất gồm các công việc sau: cày đất, bừa/ đập đất, lên luống.

- Bón phân lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng nhằm mục đích chuẩn bị sẵn “thức ăn” cho cây trồng hấp thụ ngay khi rễ vừa phát triển, tạo điều kiện để cây phát triển khỏe mạnh ngay từ ban đầu.

Lời giải chi tiết:

- Mục đích, yêu cầu kĩ thuật của các công việc làm đất:

- Mục đích, yêu cầu kĩ thuật của công việc bón phân lót:

   + Mục đích: chuẩn bị sẵn “thức ăn” cho cây trồng hấp thụ ngay khi rễ vừa phát triển, tạo điều kiện để cây phát triển khỏe mạnh ngay từ ban đầu.

   + Yêu cầu kĩ thuật: 

       Lựa chọn loại phân lót phù hợp.

       Sử dụng phân lót đúng thời điểm, đúng lúc.

       Sử dụng phân lót đúng lượng.

       Sử dụng phân bón đúng phương pháp đúng cách.

       Sử dụng phân bón đúng thời tiết.

5. Trình bày quy trình kĩ thuật gieo trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng.

Phương pháp giải:
- 2 quy trình kĩ thuật gieo trồng
- 5 quy trình kĩ thuật chăm sóc
- 4 quy trình kĩ thuật phòng trừ sâu, bệnh
Lời giải chi tiết:

- Quy trình kĩ thuật gieo trồng:

   + Gieo hạt (áp dụng đối với loại cây ngắn ngày).

   + Trồng cây con (áp dụng rộng rãi với nhiều loại cây trồng ngắn ngày và dài ngày).

- Quy trình kĩ thuật chăm sóc:

   + Tỉa, dặm cây.

   + Làm cỏ, vun xới.

   + Tưới nước.

   + Tiêu nước.

   + Bón phân thúc.

- Quy trình kĩ thuật phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng:

   + Biện pháp canh tác và sử dụng chống sâu bệnh.

   + Biện pháp thủ công.

   + Biện pháp hóa học.

   + Biện pháp sinh học và kiểm dịch thực vật.

6. Nêu một số phương pháp thu hoạch sản phẩm trồng trọt đang được áp dụng ở gia đình/ địa phương em. Cho ví dụ minh họa.

Phương pháp giải:

Một số phương pháp thu hoạch sản phẩm trồng trọt: hái, nhổ, đào, cắt, máy thu hoạch.

Lời giải chi tiết:

Một số phương pháp thu hoạch sản phẩm trồng trọt đang được áp dụng ở gia đình/ địa phương em:

- Lúa: Cắt.

- Ngô: Hái.

- Sắn, khoai tây, khoai lang: Đào.

- Cây ăn quả: bưởi, táo, ổi, xoài, dưa chuột,...: Hái.

- Các loại rau lá: rau muống, rau cải, rau mồng tơi, rau khoai lang,…: Hái.

- Các loại rau củ: su hào, bắp cải, lạc,…: Nhổ.

7. Kể tên một số hình thức nhân giống vô tính cây trồng. Cây con được tạo ra bằng hình thức này có đặc điểm gì?
Phương pháp giải:

- Một số hình thức nhân giống vô tính cây trồng:

   + Giâm cành.

   + Ghép cành.

   + Chiết cành.

- Cây con được tạo ra bằng hình thức này có đặc điểm giống với cây mẹ.

Lời giải chi tiết:

- Một số hình thức nhân giống vô tính cây trồng:

   + Giâm cành: Cắt một đoạn cành bánh tẻ (không quá non hoặc quá già) có đủ mắt, nhúng phần gốc vào phần dung dịch kích thích ra rễ, sau đó cắm xuống đất ẩm cho cành ra rễ và phát triển thành cây mới.

   + Ghép: Dùng một bộ phận sinh dưỡng của cây (mắt ghép, gốc ghép, chồi ghép) ghép vào một cây khác (gốc ghép), sau đó bó lại.

   + Chiết cành: Chọn cành khỏe mạnh trên cây mẹ. Lấy dao tách một đoạn vỏ ở vị trí cần chiết, sau đó dùng thuốc kích thích ra rễ và hỗn hợp đất thích hợp bó vào đoạn cành vừa tách vỏ, bọc nylon ra ngoài rồi dùng dây buộc chặt hai đầu. Sau một thời gian, khi đoạn cành được bó đất đã mọc rễ thì cắt khỏi cây mẹ rồi đem trồng.

- Cây con được tạo ra bằng hình thức này có đặc điểm: giữ được các đặc điểm quý của cây mẹ, tạo được cây giống đồng đều với số lượng lớn.

8. Lập kế hoạch và tính toán chi phí trồng một loại cây em yêu thích.

Phương pháp giải:

Tùy theo sở thích của mình, học sinh có thể lập kế hoạch và tính toán chi phí trồng một loại cây như các loại cây hoa: hoa hồng, hoa ly, hoa lan, hoa huệ..; các loại cây ăn quả: cây bưởi, cây ổi, cây xoài..; các loại rau: rau cải, rau ngót, rau mồng tơi..

Lời giải chi tiết:

- Lập kế hoạch và tính toán chi phí trồng cây ớt.

- Chuẩn bị nguyên vật liệu, dụng cụ:

   + Hạt giống: Một ít hạt ớt khô làm giống.

   + Chậu nhựa chuyên dụng: Đường kính khoảng 15 – 20 cm.

   + Đất trồng: Đất cát pha.

   + Phân bón: phân bón cây loại NPK.

   + Dụng cụ trồng và tưới nước: bộ dụng cụ trồng rau, bình tưới nước.

- Trồng, chăm sóc và thu hoạch:

   + Bước 1: Chuẩn bị đất trồng ớt: Cho đất cát pha vào thùng xốp, cách miệng khoảng 5 - 7 cm.

   + Bước 2: Gieo hạt ớt: Xử lí hạt ớt bằng nước ấm 3 sôi 2 lạnh (53oC) trong 30 phút, hong khô dưới ánh nắng Mặt Trời, gieo hạt vào bầu đã được xử lý thuốc để ngăn ngừa mầm bệnh, sâu hại tấn công. Khi cây có từ 4 - 5 lá thật (30 - 35 ngày sau gieo), thì chuyển cây con ra trồng. Có thể trồng theo khoảng cách: 50 x 30 cm hoặc 70 x 60 cm.

   + Bước 3: Chăm sóc cây ớt


Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close