Bài 16. Quy trình trồng trọt trang 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93 SGK Công nghệ 10 Cánh diều

Chọn đất như thế nào để thích hợp với cây trồng nước, cây trồng cạn? Quan sát Hình 16.1 và cho biết quy trình trồng trọt gồm các bước nào Cày, bừa đất có tác dụng gì đối với cây trồng?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu hỏi tr 87

Mở đầu

Quan sát Hình 16.1 và cho biết quy trình trồng trọt gồm các bước nào

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 87 và hình vẽ để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết: 

Quy trình trồng trọt gồm các bước:

- Bước 1: Làm đất, bón lót

- Bước 2:  Gieo hạt, trồng cây

- Bước 3:  Chăm sóc

- Bước 4: Thu hoạch

Luyện tập

Cày, bừa đất có tác dụng gì đối với cây trồng?

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 87 để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết: 

Cày, bừa đất có tác dụng đối với cây trồng: cày bừa là dọn sạch cỏ dại và các vật thể cứng ở trong đất, giúp làm nhỏ và tơi xốp đất giúp đất sạch, có nhiều chất dinh dưỡng hơn giúp cây dễ hấp thụ và phát triển tốt hơn.

Hình thành kiến thức
Chọn đất như thế nào để thích hợp với cây trồng nước, cây trồng cạn?

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 87 để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết: 

- Đất thích hợp với cây trồng nước: đất phù sa, đất bùn, đất sét

- Đất thích hợp với cây trồng cạn: đất cát, đất thịt, đất đen, đất đỏ bazan,...

Luyện tập

1. Trong các loại cây trồng sau đây, cây nào không cần lên luống để trồng: lúa, rau cần ta, cà chua, khoai lang, nhãn, hoa cúc?

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 87 để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết: 

Cây không cần lên luống để trồng:  nhãn

2. Em hãy quan sát hai kiểu luống A, B ở Hình 16.2 và cho biết kiểu luống nào thích hợp cho trồng cây mùa mưa? Vì sao?

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 87 và hình vẽ để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết: 

Giữa hai kiểu luống A và B, kiểu luống thích hợp cho trồng cây mùa mưa là:

Luống B. Vì luống B cao, hẹp và thoải tránh ngập úng khi trồng cây vào mùa mưa.

Vận dụng
Hãy mô tả phương pháp làm đất và lên luống để trồng cây khoai lang.

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 87 và hình vẽ để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết: 

Phương pháp làm đất và lên luống để trồng cây khoai lang:

- Chọn đất ẩm, đất cát pha, cày, bừa đất.

- Lên luống có chiều rộng 0,8 – 1mm, cao 25 – 30cm, rãnh thoát nước 30cm.

- Tiến hành rạch hàng, trồng khoai khi cây vừa nhú mầm.

- Khoảng cách trồng: hàng cách hàng: 30 – 40cm.

Câu hỏi tr 88

Hình thành kiến thức

1. Loại phân bón nào thích hợp cho bón lót? Vì sao?

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 88 để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết: 

Loại phân bón nào thích hợp cho bón lót:

- Phân có hàm lượng hữu cơ cao (phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh). Phần lớn là phân gia súc (phân chuồng) đã ủ hoai mục và phân hữu cơ chế biến. Ngoài việc cung cấp chất dinh dưỡng, phân hữu cơ còn làm cho đất tơi xốp, giúp tăng cường hoạt động cho hệ vi sinh vật có ích trong đất, để phát huy tác dụng này cần bón lót sớm, trước hoặc ngay khi chuẩn bị gieo trồng.

- Vôi hoặc chất cải tạo đất, điều hòa pH đất: Là một loại phân dùng bón lót, đặc biệt đối với các vùng đất bị chua phèn hoặc các rau ăn quả lâu năm.

- Phân hóa học có hàm lượng đạm thấp, lên cao: Với các loại cây màu ngắn ngày thường bón lót cả lân và kali, ít dùng phân đạm bón lót. Đối với cây ăn quả và rau công nghiệp lâu năm, chủ yếu cũng bón lót lân và kali, có thể thêm ít đạm. Các loại phân hỗn hợp NPK có hàm lượng lân cao, đạm và kali thấp cũng thường dùng bón lót. 

- VD: Supe lân, lân nung chảy, NPK 5.10.3; DAP 18-46, NPK 16.16.8; NPK 12.15.5...

Vì đối với các loại phân bón mà chất dinh dưỡng chủ yếu nằm ở trạng thái khó tiêu như phân hữu cơ, phân lân. Các loại phân này cần một thời gian nhất định cây trồng mới có thể sử dụng được. Sử dụng các loại phân bón trên dễ hòa tan, hàm lượng chất dinh dưỡng thấp có tác dụng làm xốp đất, tăng độ phì nhiêu, tăng hiệu quả sử dụng phân hóa học, đối với các loại phân vi sinh thì các chủng loại vi sinh vật sẽ phát huy vai trò của nó như phân giải chất dinh dưỡng khó tiêu thành dễ tiêu cho cây hấp thụ, hoặc hút đạm khí trời để bổ sung cho đất. => có tác dụng nâng cao hiệu quả của phân bón, nâng cao năng suất cây trồng.

2. Quan sát các phương pháp bón lót ở Hình 16.3 và cho biết mỗi phương pháp thích hợp với loại cây trồng nào? Hãy lấy ví dụ.

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 88 và hình vẽ để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết: 

Mỗi phương pháp thích hợp với loại cây trồng:

- Bón vãi: ngô, dưa chuột, dưa hấu , dưa lưới, chè

- Bón theo hàng: phù hợp với các loại cây rau và các cây trồng theo luống. VD: cây ngô, cây mía, cây lúa, ..

- Bón theo hốc: phù hợp với cây ăn quả. VD: bưởi, táo, ổi, lê, cam

- Bón theo hốc: cây mộc, cây tường vi,..

Luyện tập
Nên bón phân lót cho cây lúa và cây cam vào lúc nào?

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 88 để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết: 

Phương pháp bón lót cho cây lúa và cây bưởi:

- Cây lúa: bón theo hàng

- Cây bưởi: bón theo hốc

Vận dụng
Hãy mô tả phương pháp bón lót cho cây lúa và cây bưởi.

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 88 để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết: 

Phương pháp bón lót cho cây lúa và cây bưởi:

- Cây lúa: bón theo hàng

- Cây bưởi: bón theo hốc

Hình thành kiến thức
1. Những loại cây trồng như thế nào nên trồng trực tiếp bằng hạt ?

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 88 để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết: 

Những loại cây ăn quả, những loại cây ra hạt (hạt chắc..) nên trồng trực tiếp bằng hạt

2. Loại hạt nào thích hợp với phương pháp gieo vãi, gieo theo hàng, gieo theo hốc?

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 88 để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết: 

- Gieo vãi: hạt thóc

- Gieo theo hàng: hạt đỗ

- Gieo theo hốc: hạt ngô

Luyện tập

Hãy phân tích ưu, nhược điểm của các phương pháp gieo hạt

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 88 để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết: 

Hãy phân tích ưu, nhược điểm của các phương pháp gieo hạt:

 

 

Ưu điểm

Nhược điểm

Gieo vãi

Nhanh, ít tốn công, gây lãng phí hạt giống

Số lượng hạt nhiều khó chăm sóc

Gieo hàng, gieo hốc

Chăm sóc dễ dàng, ít lãng phí hạt giống

Tốn nhiều công


Câu hỏi tr 89

Hình thành kiến thức

Vì sao cây ăn quả thường được trồng bằng cây giống?

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 89 để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết: 

Vì cây ăn quả thường là loại cây thân gỗ lâu năm. Vì thế cây ăn quả thường được trồng bằng cây giống.

Luyện tập

Em hãy quan sát Hình 16.5 và mô tả phương pháp trồng cây cà chua, cây ổi, cây hành

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 89 và hình vẽ để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết: 

Mô tả phương pháp trồng cây cà chua, cây ổi, cây hành:

Hình A. Trồng cà chua: trồng cây vào hố

Hình B. Trồng ổi: trồng cây con có bầu và hốc cây

Hình C. Trồng hành: trồng cây con vào chính giữa hàng

Câu hỏi tr 90

Luyện tập

Hãy quan sát Hình 16.6 và cho biết phương pháp tưới nước phun mưa và tưới nhỏ giọt thích hợp cho những loại cây trồng nào?

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 90 và hình vẽ để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết: 

- Hình 16.6A: Phương pháp tưới nhỏ giọt thích hợp cho loại cây trồng: cây cảnh trồng trong nhà, cây trồng trong bồn, trồng trong hốc...

- Hình 16.6B: Phương pháp tưới phun mưa: thích hợp cho loại cây trồng: các loại rau, các cây trồng theo hàng..

Hình thành kiến thức
Loại phân bón nào thích hợp bón thúc cho cây? Vì sao?

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 90 để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết: 

Loại phân thích hợp bón thúc cho cây: phân đạm, phân kali, phân hỗn hợp. Vì dưỡng chất trong cây con lấy từ hạt, củ, hay cành giâm, đã đù mức cân bằng cho cây sinh trưởng, nếu dư đạm cây dễ sinh bệnh vì cây còn non yếu,còn kali chủ yếu cần vào lúc ra hoa, quả củ, bón trước nhiều không cần thiết cây không hấp thụ hết bị rửa trôi rất phí nếu bón nhiều lúc nhỏ cây cứng và cằn chậm phát triển nhỏ thó kém năng suất về sau.

Câu hỏi tr 91

Luyện tập

1. Nên bón thúc cho cây vào lúc nào?

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 91 để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết: 

Nên bón thúc cho cây vào lúc: 

Bón thúc cho cây vào những giai đoạn cây cần nhiều phân để sinh trưởng và phát triển. Đó là  giai đoạn cây còn nhỏ, cần phát triển thân lá mạnh, giai đoạn cây đẻ nhánh, đâm chồi, giai đoạn  hình thành hoa và giai đoạn quả đang lớn.

2. Xới xáo, làm cỏ và vun gốc có tác dụng gì?

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 91 để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết: 

Xới xáo, làm cỏ và vun gốc có tác dụng: giúp cho bộ rễ phát triển tốt. Kết hợp xới trừ cỏ dại để cạnh tranh nước và dinh dưỡng với cây trồng. Lấy đất xung quanh gốc và rãnh vun vào gốc, giúp cho cây đứng vững, bộ rễ và củ trong đất phát triển tốt.

Vận dụng
Vì sao phải hạn chế xới xáo khi trồng khoai tây, khoai lang?

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 91 để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết: 

Hạn chế xới xáo khi trồng khoai tây, khoai lang là vì đây là những loại củ trồng ở dưới đất nên khi chúng ta xới đất nhiều có thể sẽ ảnh hưởng đến rễ, củ trong đất.

Luyện tập

Em hãy quan sát 4 kiểu giàn ở Hình 16.7 và phân tích ưu, nhược điểm của mỗi kiểu giàn. Mỗi kiểu giàn thích hợp với những loại cây trồng nào? Cho ví dụ.

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 91 và hình vẽ để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết: 

A. Kiểu chữ I:

Ưu điểm:

- Thi công đơn giản, tiết kiệm vật liệu

- Mật độ trồng cao, năng suất trên cùng một diện tích có thể cao hơn các kiểu giàn khác

- Cây quang hợp tốt hơn, không bị cạnh tranh ánh sáng lẫn nhau

- Dễ dàng quản lý sâu bệnh, tiện cho chăm sóc, thu hoạch quả

- Chất lượng quả cao (Quả loại 1 từ 80-90%)

- Có thể xen canh các loại rau màu giữa các hàng, tận dụng tối đa diện tích canh tác. Tăng thu nhập, đồng thời góp phần cải tạo đất (nếu xen canh các loại cây họ đậu).

Nhược điểm:

- Việc di chuyển giữa các hàng bị hạn chế

- Phần gốc chanh bắt đầu để nhánh sát mặt đất, nên hay ẩn chứa nguy cơ sâu bệnh.

- Ngoài ra chưa thấy thêm nhược điểm gì từ cách làm giàn kiểu thẳng đứng này

Loại cây trồng thích hợp: chanh dây, chanh deo,...

B. Kiểu chữ A:

Ưu điểm:

- Đón nắng trực tiếp được cả hai bên.

- Không tốn nhiều diện tích, có thể sử dụng ở trên tầng thượng của mỗi gia đình.

Nhược điểm: Lối đi giữa các hàng bị thu hẹp, chật chội.

- Loại cây trồng thích hợp: cà chua,...

C. Kiểu chữ X:

Ưu điểm: 

- Tăng mật độ, tăng năng suất.

- Phù hợp với gia đình có ít người, không cần nhiều nhân công chăm sóc.

Nhược điểm: nông dân tốn rất nhiều công để buộc cố định ngọn, nhánh vào giàn dóc vì chúng có đặc điểm bò lan, cần chỗ vịn. Vì thế dưa, bí cứ bò đến đâu thì cần phải đi buộc vào dàn hàng ngày đến đó. Nếu không buộc được vào giàn ở mỗi đoạn thì ngọn dưa bí bò dài sẽ tuột khỏi giàn chữ X.

Loại cây trồng thích hợp: dưa, bí, cà chua,...

D. Kiểu mái bằng:

Ưu điểm:

- Phù hợp với khu đất bằng phẳng, mảnh đất vuông vắn

- Dễ thi công, không cần tính toán phức tạp

Nhược điểm:

- Khi cây phủ giàn sẽ che đi nhiều ánh sáng, phần bên dưới dàn khó xen canh loại cây khác

- Khó chăm sóc, khó xử lý bệnh (Do giàn ở trên đầu, phần bên trên giàn hầu như không xử lý thuốc được)

- Chất lượng quả bị ảnh hưởng nhiều.

- Dàn dễ sập nếu thi công không cẩn thận, vật liệu thi công không chắc chắn, khi sập giàn sẽ ảnh hưởng nguyên cả giàn

Loại cây trồng thích hợp: chanh dây, bầu, bí, mướp,...

Vận dụng
Mô tả phương pháp làm giàn cho cây cà chua và cây bầu.

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 91 để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết: 

Mô tả phương pháp làm giàn cho cây cà chua:

- Chuẩn bị 1 thanh ngang dài khoảng 3 mét từ tre, nứa, trúc.

- Chuẩn bị thêm khoảng 10 thanh tre, trúc, nứa dài khoảng 2 mét. 

- Cắm 2 cọc nghiêng bắt chéo kiểu chữ A. Đặt thanh ngang ở giữa, chạy dọc và buộc chặt.

Mô tả phương pháp làm giàn cho cây bầu:

- Chuẩn bị 4 thanh gỗ làm 4 cọc trụ; 4 cây làm thanh ngang; và khoảng 6 - 8 cây nứa, trúc, hoặc tre chẻ từng thanh.

- Cắm 4 cọc trụ song song với nhau và điều chỉnh độ cao như bạn mong muốn, thường độ cao cho các dòng cây leo như mướp, bầu, bí là khoảng 2 m - 2,5 m.

- Cố định 4 thành ngang chắc chắn bằng dây thép (hoặc có thể tận dụng dây điện cũ cũng rất chắc, bền).

- Lần lượt buộc các cây trúc, nứa hoặc thanh tre lên cho đều ở phía trên cùng.

Câu hỏi tr 92

Luyện tập

1. Vì sao cần cắt tỉa cho cây trồng?

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 92 để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết: 

Cần cắt tỉa cho cây trồng vì: để cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt hơn ta cần cắt bỏ các cành lá thừa, các cành lá mọc chen chúc, cành lá vô hiệu hóa, yếu, sâu bệnh,... giúp tập trung chất dinh dưỡng đi nuôi những phần khỏe của cây, giúp cây phát triển tốt, có lợi cho người trồng.

2. Em hãy gọi tên và mô tả các biện pháp cắt tỉa cho cây trồng trong Hình 16.8

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 92 để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết: 

 Em hãy gọi tên và mô tả các biện pháp cắt tỉa cho cây trồng trong Hình 16.8

- Tỉa chồi: tỉa bỏ chồi vô hiệu ở nách lá khi mới nhú

- Tỉa quả: tỉa bỏ những quả mọc chen chúc trong chùm để đảm bảo các quả còn lại phát triển tốt, tránh tình trạng chen chúc, kém phát triển

- Tỉa lá: Tỉa những lá bị sâu, úa vàng của cây

- Tỉa cành: Tỉa bớt cành yếu để cây tập trung phát triển

- Bấm ngọn: Bấm ngọn để khống chế chiều cao của cây, kích thích phân cành 

- Tỉa hoa: Tỉa những chùm hoa héo, những chùm hoa mọc ở nơi không có chất dinh dưỡng để cây tập trung nuôi những chỗ sinh trưởng tốt


Câu hỏi tr 93

Hình thành kiến thức

Phòng, trừ tổng hợp sâu, bệnh hại cây trồng có tác dụng gì?

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 93 để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết: 

Phòng, trừ tổng hợp sâu, bệnh hại cây trồng có tác dụng :

- Trừ mầm mống sâu, bệnh và nơi ẩn náu của sâu

- Tránh thời kì sâu, bệnh phát sinh mạnh

- Tăng sức chống chịu cho cây

- Thay đổi điều kiện sống và nguồn thức ăn của sâu, bệnh.

- Tăng khả năng chống chịu sâu, bệnh.

Luyện tập
Nêu các biện pháp trừ sâu bệnh hại cây trồng

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 93 để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết: 

Các biện pháp trừ sâu bệnh hại cây trồng:

- Biện pháp cơ giới (ngắt ổ trứng, bẫy, bả.,..)

- Sử dụng thiên địch

- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (ưu tiên sử dụng thuốc thảo mộc, thuốc bảo vệ thực vật khi sâu, bệnh hại có nguy cơ phát sinh thành dịch).

Luyện tập
1. Nên thu hoạch vào lúc nào để có được sản phẩm đạt năng suất và chất lượng tốt nhất?

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 93 để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết: 

Để có được sản phẩm đạt năng suất và chất lượng tốt nhất, chúng ta nên thu hoạch đúng thời điểm và đúng cách tùy từng loại cây trồng.

2. Khi thu hoạch, làm thế nào để tránh gây thương tổn cho sản phẩm?

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 93 để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết: 

Khi thu hoạch, để tránh gây thương tổn cho sản phẩm, chúng ta nên thu hoạch bằng phương pháp thủ công, sử dụng kéo cắt với từng loại sản phẩm. Không nên thu hoạch bằng máy móc có thể gây tổn thương cho sản phẩm.

Vận dụng
1. Em hãy mô tả quy trình trồng trọt một loại cây phổ biến ở địa phương em.

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 93 để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Mô tả quy trình trồng trọt cây cà chua:

1. Làm đất, bón lót

a. Làm đất, bón lót: 

- Chọn đất trồng cách xa các khu công nghiệp, bệnh viện, nhà máy

- Đất tơi xốp, nhẹ, nhiều mùn, tầng canh tác dày, thoát nước tốt.

- Vệ sinh vườn trồng, dọn sạch tàn dư thực vật của vụ trước, rải vôi trước khi cày xới để diệt một số nấm hại trên mặt đất, phơi ải 7-10 ngày trước khi trồng.

- Sử dụng màng phủ nông nghiệp để giữ ẩm, hạn chế dinh dưỡng bị rửa trôi, hạn chế cỏ dại, sâu bệnh.

b. Lên luống: 

- Mùa khô lên luống 15-20cm, rãnh 30cm, mặt luống rộng 1,2m trồng hàng đôi.

- Mùa mưa lên luống 25-30cm, rãnh 30cm, mặt luống rộng 90cm, trồng hàng đơn.

- Mặt luống phải làm bằng phẳng để tăng độ bền màng phủ.

c. Bón phân lót: sử dụng phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh, vôi, urê, lân super, kali.

- Sử dụng phân bón lá theo khuyến cáo in trên bao bì.

- Sử dụng thêm phân bón lá Canxi – Bo trước khi ra hoa và sau khi đậu quả.

2. Gieo hạt, trồng cây

a. Gieo hạt: 

- Ngâm hạt 6 – 10h, vớt ra ủ nứt nanh rồi đem gieo

- Gieo hạt – hạt: 3 – 4 cm.

- Gieo xong phủ lớp trấu và đất bột dày 0,5 cm và tưới đẫm.

- Có thể sử dụng phương pháp gieo vãi hoặc gieo theo hàng.

b. Trồng cây: 

- Trồng cây ra ruộng lúc chiều muộn hoặc sáng sớm

- Cây đem đi trồng phải khỏe, to, mập, cứng cáp, rễ thẳng, không bị sâu bệnh và dập nát.

- Tuyệt đối không tưới nước cho cây con 4 – 7 ngày trước khi nhổ đi trồng ra ruộng sản xuất, trước khi nhổ đi 4 – 5 giờ, phải tưới đẫm nước cho đất mềm, nhổ cây không bị đất rễ hoặc hỏng cây.

- Khi trồng cần lấp kín phần bầu đất không vùi quá sâu.

- Ở chính giữa hố đã bón lót, bổ hốc sâu bằng chiều cao của bầu

- Đặt cây giống nhẹ nhàng vào giữa hốc và lắp ngang miệng bầu

3. Chăm sóc

a. Tưới nước: 

- Nếu sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt thì sau khi trồng xong thì đặt dây tưới dọc theo luống.

- Trồng xong cần tưới đủ ẩm để cây nhanh chóng phục hồi.

- Từ khi trồng đến hồi xanh tưới 1-2 lần/ngày, sau đó tùy điều kiện thời tiết và độ ẩm đất tưới để tưới, đảm bảo ẩm độ đất khoảng 60-70%;

- Khi cây cà chua ra hoa cần lượng nước nhiều hơn, đảm bảo ẩm độ đất 70-80%.

- Mùa mưa chú ý thoát nước, không để ruộng cà chua ứ đọng nước lâu.

- Nếu xuất hiện nhiều bệnh héo xanh chuyển sang tưới hốc

b. Bón thúc: sử dụng phương pháp bón vào gốc.

c. Xới xáo, làm cỏ, vun gốc: Sau trồng 7-10 ngày xới phá váng, sau trồng 20-25 ngày kết hợp bón phân cho cây cà chua, vun cao luống, để tránh tình trạng đọng nước giữa hàng, bộ rễ phát triển kém.

d. Làm giàn: Khi cây cao 40-60cm làm giàn theo kiểu chữ A để giúp cây phân bố đều trên luống, thuận tiện cho việc chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh.

e. Cắt tỉa:

- Tỉa chồi: Cần tỉa kịp thời khi nhánh mới nhú ra 3-5cm để dinh dưỡng tập trung nuôi quả, thường xuyên tỉa bỏ mầm nách vô hiệu. Dùng tay đẩy gãy, không dùng móng tay ngắt hoặc dùng kéo cắt vì dễ nhiễm bệnh qua vết thương.

- Tỉa lá: Tỉa bớt lá chân, lá già của cây đã chuyển sang màu vàng để vườn thông thoáng, nhất là những vườn rậm rạp, dễ gây nhiễm bệnh trong mùa mưa. Tuy nhiên, mùa khô cần để lá chân để che bớt nắng tránh bị rám quả.

- Tỉa quả: Mỗi chùm quả chỉ để 4-6 quả, ngắt cuối cành mang quả để dinh dưỡng tập trung nuôi quả tạo cho quả lớn đều cỡ, giá trị thương phẩm cao.

- Bấm ngọn: Đối với giống có thời gian sinh trưởng dài, cao cây, trong giai đoạn gần cuối thu hoạch nên bấm ngọn để quả lớn đều, thu tập trung giúp.

g. Phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng:

- Các đối tượng sâu hại chính trên cà chua như sâu đục quả, ruồi hại lá, bọ phấn, bọ cưa, bọ trĩ, sâu khoang, sâu xám. Bệnh hại như bệnh chết cây con trong vườn ươm, bệnh xoăn lá, bệnh mốc sương, bệnh héo xanh vi khuẩn, bệnh héo rũ, bệnh lá vi khuẩn, tuyến trùng hại rễ.

- Biện pháp phòng trừ: Phòng trừ tổng hợp

+ Luân canh cây trồng.

+ Chọn giống chống chịu.

+ Vặt bỏ, thu gom, tiêu hủy lá già, lá bệnh trên ruộng.

+ Bón phân, tưới nước cân đối, hợp lý theo nhu cầu của cây.

+ Thường xuyên thăm ruộng, phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời các đối tượng gây hại theo hướng dẫn của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.

4. Thu hoạch

- Khi quả cà chua đã đẫy, vỏ quả căng, bóng láng chuyển từ xanh sang màu đỏ là quả đã chín có thể thu hoạch.

- Thu hái quả và xếp vào sọt nhẹ nhàng, tránh dập quả. Để riêng những quả bị bệnh hay bị tổn thương.

- Sản phẩm thu hoạch không bị dính đất, cát, đưa vào két nhựa hoặc giỏ tre theo yêu cầu khách hàng.

- Nếu phải vận chuyển đi xa thì có thể thu hái ngay ở thời kỳ chín xanh (3/4 quả chuyển màu), nếu ăn tươi thì thu hái ở thời kỳ chín.

2. Hãy áp dụng quy trình trồng trọt để trồng và chăm sóc một số loại cây trồng phổ biến trong vườn nhà hoặc ở địa phương.

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 93 để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Ở địa phương em, mọi người thường trồng cây lương thực: lúa; các loại cây ăn quả: bưởi, táo, ổi, xoài, nhãn; các loại rau: rau muống, rau cải, rau mồng tơi. Mọi người đã biết áp dụng các phương pháp xen canh, luân canh, tăng vụ để tăng năng suất cây trồng. 

Chăm sóc

a. Tưới nước: 

- Nếu sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt thì sau khi trồng xong thì đặt dây tưới dọc theo luống.

- Trồng xong cần tưới đủ ẩm để cây nhanh chóng phục hồi.

- Từ khi trồng đến hồi xanh tưới 1-2 lần/ngày, sau đó tùy điều kiện thời tiết và độ ẩm đất tưới để tưới, đảm bảo ẩm độ đất khoảng 60-70%;

- Khi cây cà chua ra hoa cần lượng nước nhiều hơn, đảm bảo ẩm độ đất 70-80%.

- Mùa mưa chú ý thoát nước, không để ruộng cà chua ứ đọng nước lâu.

- Nếu xuất hiện nhiều bệnh héo xanh chuyển sang tưới hốc

b. Bón thúc: sử dụng phương pháp bón vào gốc.

c. Xới xáo, làm cỏ, vun gốc: Sau trồng 7-10 ngày xới phá váng, sau trồng 20-25 ngày kết hợp bón phân cho cây cà chua, vun cao luống, để tránh tình trạng đọng nước giữa hàng, bộ rễ phát triển kém.

d. Làm giàn: Khi cây cao 40-60cm làm giàn theo kiểu chữ A để giúp cây phân bố đều trên luống, thuận tiện cho việc chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh.

e. Cắt tỉa:

- Tỉa chồi: Cần tỉa kịp thời khi nhánh mới nhú ra 3-5cm để dinh dưỡng tập trung nuôi quả, thường xuyên tỉa bỏ mầm nách vô hiệu. Dùng tay đẩy gãy, không dùng móng tay ngắt hoặc dùng kéo cắt vì dễ nhiễm bệnh qua vết thương.

- Tỉa lá: Tỉa bớt lá chân, lá già của cây đã chuyển sang màu vàng để vườn thông thoáng, nhất là những vườn rậm rạp, dễ gây nhiễm bệnh trong mùa mưa. Tuy nhiên, mùa khô cần để lá chân để che bớt nắng tránh bị rám quả.

- Tỉa quả: Mỗi chùm quả chỉ để 4-6 quả, ngắt cuối cành mang quả để dinh dưỡng tập trung nuôi quả tạo cho quả lớn đều cỡ, giá trị thương phẩm cao.

- Bấm ngọn: Đối với giống có thời gian sinh trưởng dài, cao cây, trong giai đoạn gần cuối thu hoạch nên bấm ngọn để quả lớn đều, thu tập trung giúp.

g. Phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng:

- Các đối tượng sâu hại chính trên cà chua như sâu đục quả, ruồi hại lá, bọ phấn, bọ cưa, bọ trĩ, sâu khoang, sâu xám. Bệnh hại như bệnh chết cây con trong vườn ươm, bệnh xoăn lá, bệnh mốc sương, bệnh héo xanh vi khuẩn, bệnh héo rũ, bệnh lá vi khuẩn, tuyến trùng hại rễ.

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close