Bài 10. Phương pháp chọn, tạo giống cây trồng trang 53, 54, 55, 56, 57 SGK Công nghệ 10 Cánh diều

Theo em,làm thế nào để từ các giống ngô địa phương (A) tạo ra được các giống ngô (B),(C),(D),(E) trong Hình 10.1? Hãy phân biệt giữa chọn giống và tạo giống. Quan sát Hình 10.3 và cho biết: Vì sao cần so sánh giống chọn lọc (2) với giống gốc (1) và giống đối chứng (3)

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu hỏi tr 53

Mở đầu

Theo em,làm thế nào để từ các giống ngô địa phương (A) tạo ra được các giống ngô  (B),(C),(D),(E) trong Hình 10.1?

Phương pháp giải: 

Kết hợp sách giáo khoa trang 53 và hình vẽ để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết: 

Dùng phương pháp lai giống hoặc đột biến gen..

Luyện tập

Hãy phân biệt giữa chọn giống và tạo giống

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 53 để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết: 

- Chọn giống : chọn lọc, tuyển lựa những cây trồng đã có hoặc mới tạo ra theo hướng đem lại lợi ích cho con người.

- Tạo giống: hình thành giống mới từ những nguồn - vật liệu đã có qua việc thay đổi vật chất di truyền trong tế bào.

Câu hỏi tr 55

Luyện tập

 Quan sát Hình 10.3 và cho biết: Vì sao cần so sánh giống chọn lọc (2) với giống gốc (1) và giống đối chứng (3)

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 55 và hình vẽ để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết: 

Cần so sánh giống chọn lọc (2) với giống gốc (1) và giống đối chứng (3) để tìm ra những cá thể có tiêu chí vượt trội so với giống gốc, bằng hoặc vượt trội so với giống đối chứng. Nếu kém hơn giống gốc và giống đối chứng thì tiếp tục chọn lọc cho đến khi đạt mục tiêu chọn giống.

Vận dụng

Nên áp dụng phương pháp chọn giống nào cho lúa và cây mít?

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 55 để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết: 

Nên áp dụng phương pháp chọn giống hỗn hợp cho lúa và cây mít.

Câu hỏi tr 56

Luyện tập

 Hãy so sánh các bộ phận của cây dưa hậu nhị bội (2n) và tứ bội (4n) trong Hình 10.9

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 56 và hình vẽ để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết: 

Các bộ phận

Dưa hấu nhị bội (2n)

Dưa hấu tứ bội (4n)

A. Hạt

Hạt trơn, nhẵn, nhỏ, màu nâu sẫm

Quả to, sần sùi, màu nâu vàng

B. Hoa đực

Cánh nhỏ, màu vàng sẫm

Nở to, màu vàng tươi

C. Hoa cái

Cánh hoa nhỏ, nhẵn, mịn

Cánh hoa nở to, hơi sần sùi

D. Lá

Nhỏ, màu xanh nhạt, các viền lá nhọn

To, màu xanh thẫm hơn, các đường viền lá được bo tròn

E. Tua cuốn

Ngắn, nhỏ

To, dài

G. Quả

Nhỏ, ruột màu vàng tươi, ít hạt

To, nhiều thịt quả, màu vàng nhạt, nhiều hạt.


Câu hỏi tr 57

Luyện tập

 1. Hãy giải thích vì sao giống dưa hấu tam bội (3n) trong Hình 10.10 không có hạt

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 57 và hình vẽ để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết: 

Giống dưa hấu tam bội (3n) trong Hình 10.10 không có hạt vì người ta tạo giống cây trồng bằng phương pháp đa bội thể nên tỉ lệ bất dục cao, cây không sinh sản hữu tính.

 2. Hãy nhận xét hàm lượng đường trong các giống củ cải đường nhị bội (2n) và đa bội (3n, 4n) trong Hình 10.11

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 57 và hình vẽ để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Nhận xét hàm lượng đường trong củ cải đường đa bội: củ cải đường tam bội có lượng đường cao nhất (gần 20%), củ cải đường tứ bội có lượng đường thấp nhất (gần 5%).

Luyện tập

Vì sao cây trồng biến đổi gen (GMO) bị hạn chế hoặc cấm sử dụng ở nhiều quốc gia?

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 57 và hình vẽ để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Cây trồng biến đổi gen (GMO) bị hạn chế hoặc cấm sử dụng ở nhiều quốc gia vì có những tác động tiêu cực đến môi trường và gây ảnh hưởng sức khỏe con người:

– Gây hại không chủ định cho các sinh vật khác

– Giảm hiệu quả của thuốc trừ sâu

– Chuyển gen cho các loài khác một cách không chủ đích

– Dịch cỏ dại

– Dị ứng: Nhiều trẻ em ở Mỹ và châu Âu bị dị ứng nguy hiểm khi ăn lạc và nhiều thực phẩm biến đổi gen khác.

– Tác động tiềm ẩn lên sức khỏe con người

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close