Giải câu hỏi trắc nghiệm trang 5, 6 vở thực hành Toán 9 tập 2

Điểm nào sau đây thuộc đồ thị hàm số (y = frac{1}{3}{x^2})? A. (left( {3;1} right)). B. (left( { - 3;1} right)). C. (left( {3; - 3} right)). D. (left( { - 3;3} right)).

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Chọn phương án đúng trong mỗi câu sau:

Câu 1

Trả lời Câu 1 trang 5 Vở thực hành Toán 9

Điểm nào sau đây thuộc đồ thị hàm số \(y = \frac{1}{3}{x^2}\)?

A. \(\left( {3;1} \right)\).

B. \(\left( { - 3;1} \right)\).

C. \(\left( {3; - 3} \right)\).

D. \(\left( { - 3;3} \right)\).

Phương pháp giải:

Thay hoành độ của các điểm vào hàm số \(y = \frac{1}{3}{x^2}\) để tìm tung độ. Từ đó tìm được điểm thuộc đồ thị.

Lời giải chi tiết:

Thay \(x = 3\) vào hàm số \(y = \frac{1}{3}{x^2}\) ta có: \(y = \frac{1}{3}{.3^2} = 3\). Do đó, điểm (3; 3) thuộc đồ thị hàm số \(y = \frac{1}{3}{x^2}\).

Thay \(x =  - 3\) vào hàm số \(y = \frac{1}{3}{x^2}\) ta có: \(y = \frac{1}{3}.{\left( { - 3} \right)^2} = 3\). Do đó, điểm (-3; 3) thuộc đồ thị hàm số \(y = \frac{1}{3}{x^2}\).

Chọn D

Câu 2

Trả lời Câu 2 trang 5 Vở thực hành Toán 9

Điểm A(-2; -2) thuộc đồ thị hàm số \(y = a{x^2}\) khi

A. \(a =  - 1\).

B. \(a = 1\).

C. \(a =  - \frac{1}{2}\).

D. \(a = \frac{1}{2}\).

Phương pháp giải:

Thay \(x =  - 2;y =  - 2\) vào hàm số \(y = a{x^2}\), giải phương trình tìm được a.

Lời giải chi tiết:

Thay \(x =  - 2;y =  - 2\) vào hàm số \(y = a{x^2}\) ta có: \( - 2 = a.{\left( { - 2} \right)^2}\), suy ra \(a = \frac{{ - 1}}{2}\). Do đó, \(a = \frac{{ - 1}}{2}\) thì điểm A(-2; -2) thuộc đồ thị hàm số \(y = a{x^2}\).

Chọn C

Câu 3

Trả lời Câu 3 trang 5 Vở thực hành Toán 9

Cặp điểm nằm trên đồ thị \(y = 2{x^2}\) có tung độ bằng 4 là

A. \(\left( {2;4} \right)\) và \(\left( { - 2;4} \right)\).

B. \(\left( {4;2} \right)\) và \(\left( {4; - 2} \right)\).

C. \(\left( {\sqrt 2 ;4} \right)\) và \(\left( { - \sqrt 2 ;4} \right)\).

D. \(\left( {4;\sqrt 2 } \right)\) và \(\left( {4; - \sqrt 2 } \right)\).

Phương pháp giải:

Thay \(y = 4\) vào hàm số \(y = 2{x^2}\) để tìm x, từ đó tìm được tọa độ điểm thuộc đồ thị hàm số.

Lời giải chi tiết:

Thay \(y = 4\) vào hàm số \(y = 2{x^2}\) ta có: \(4 = 2.{x^2}\), suy ra \({x^2} = 2\) nên \(x =  \pm \sqrt 2 \).

Vậy các cặp điểm \(\left( {\sqrt 2 ;4} \right)\) và \(\left( { - \sqrt 2 ;4} \right)\) nằm trên đồ thị \(y = 2{x^2}\) có tung độ bằng 4.

Chọn C

Câu 4

Trả lời Câu 4 trang 6 Vở thực hành Toán 9

Hình bên là đồ thị của hàm số nào?

 

A. \(y = \frac{1}{4}{x^2}\).

B. \(y = \frac{1}{2}{x^2}\).

C. \(y = {x^2}\).

D. \(y = 2{x^2}\).

Phương pháp giải:

Dựa vào đồ thị ta thấy những điểm (0; 0), (2; 2); (-2; 2) đều thuộc đồ thị hàm số \(y = \frac{1}{2}{x^2}\).

Lời giải chi tiết:

Đồ thị hàm số trên đi qua các điểm (0; 0), (2; 2); (-2; 2). Do đó, đồ thị hàm số cần tìm là \(y = \frac{1}{2}{x^2}\).

Chọn B

Câu 5

Trả lời Câu 5 trang 6 Vở thực hành Toán 9

Điểm M(-2; -3) nằm trên đồ thị của hàm số nào dưới đây?

A. \(y =  - \frac{3}{4}{x^2}\).

B. \(y =  - \frac{3}{2}{x^2}\).

C. \(y = \frac{3}{4}{x^2}\).

D. \(y = \frac{3}{2}{x^2}\).

Phương pháp giải:

Thay \(x =  - 2\) vào hàm số \(y =  - \frac{3}{4}{x^2}\), tìm được tung độ nên tìm được điểm nằm trên đồ thị hàm số \(y =  - \frac{3}{4}{x^2}\).

Lời giải chi tiết:

Thay \(x =  - 2\) và hàm số \(y =  - \frac{3}{4}{x^2}\) ta có: \(y =  - \frac{3}{4}.{\left( { - 2} \right)^2} =  - 3\). Do đó, điểm M(-2; -3) nằm trên đồ thị của hàm số \(y =  - \frac{3}{4}{x^2}\)

Chọn A

  • Giải bài 1 trang 6 vở thực hành Toán 9 tập 2

    Cho hàm số (y = 0,25{x^2}). Hoàn thành bảng giá trị sau vào vở:

  • Giải bài 2 trang 6 vở thực hành Toán 9 tập 2

    Cho hình lăng trụ đứng có đáy là hình vuông cạnh a (cm) và chiều cao 10cm. a) Viết công thức tính thể tích V của lăng trụ theo a và tính giá trị của V khi (a = 2cm). b) Nếu độ dài cạnh đáy tăng lên hai lần thì thể tích của hình lăng trụ thay đổi thế nào?

  • Giải bài 3 trang 6 vở thực hành Toán 9 tập 2

    Diện tích toàn phần (Sleft( {c{m^2}} right)) của hình lập phương, tức là tổng diện tích xung quanh và diện tích đáy hai mặt của hai mặt đáy là một hàm số của độ dài cạnh a (cm). a) Viết công thức của hàm số này. b) Sử dụng công thức nhận được ở câu a để tính độ dài cạnh của một hình lập phương có diện tích toàn phần là (54c{m^2}).

  • Giải bài 4 trang 7 vở thực hành Toán 9 tập 2

    Vẽ đồ thị của các hàm số sau: a) (y = 3{x^2}); b) (y = - frac{1}{3}{x^2}).

  • Giải bài 5 trang 8 vở thực hành Toán 9 tập 2

    Biết đường cong trong hình bên là một parabol (y = a{x^2}). a) Tìm hệ số a. b) Tìm tung độ của điểm thuộc parabol có hoành độ (x = - 2). c) Tìm các điểm thuộc parabol có tung độ (y = 8).

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close