Giải câu hỏi trắc nghiệm trang 21 vở thực hành Toán 9 tập 2Tổng hai nghiệm của phương trình (2{x^2} - 4x + 1 = 0) là A. 2. B. -2. C. (frac{1}{2}). D. ( - frac{1}{2}).
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Chọn phương án đúng trong mỗi câu sau: Câu 1 Trả lời Câu 1 trang 21 Vở thực hành Toán 9 Tổng hai nghiệm của phương trình \(2{x^2} - 4x + 1 = 0\) là A. 2. B. -2. C. \(\frac{1}{2}\). D. \( - \frac{1}{2}\). Phương pháp giải: Xét phương trình bậc hai một ẩn \(a{x^2} + bx + c = 0\left( {a \ne 0} \right)\). Nếu \(\Delta ' > 0\) thì áp dụng định lí Viète tổng các nghiệm là \({x_1} + {x_2} = \frac{{ - b}}{a}\). Lời giải chi tiết: Vì \(\Delta ' = {\left( { - 2} \right)^2} - 2 = 2 > 0\) nên tổng hai nghiệm của phương trình \(2{x^2} - 4x + 1 = 0\) là \({x_1} + {x_2} = \frac{4}{2} = 2\) Chọn A Câu 2 Trả lời Câu 2 trang 21 Vở thực hành Toán 9 Tích hai nghiệm của phương trình \(2{x^2} + 4x - 9 = 0\) là A. \(\frac{9}{2}\). B. \( - \frac{9}{2}\). C. -2. D. 2. Phương pháp giải: Xét phương trình bậc hai một ẩn \(a{x^2} + bx + c = 0\left( {a \ne 0} \right)\). Nếu \(\Delta ' > 0\) thì áp dụng định lí Viète tích các nghiệm là \({x_1}.{x_2} = \frac{c}{a}\) Lời giải chi tiết: Vì \(\Delta ' = 22 > 0\) nên tích hai nghiệm của phương trình \(2{x^2} + 4x - 9 = 0\) là \({x_1}.{x_2} = \frac{{ - 9}}{2}\) Chọn B Câu 3 Trả lời Câu 3 trang 21 Vở thực hành Toán 9 Hai số 3 và -5 là nghiệm của phương trình A. \({x^2} - 2x - 15 = 0\). B. \({x^2} + 2x - 15 = 0\). C. \({x^2} - 15x + 2 = 0\). D. \({x^2} + 15x - 2 = 0\). Phương pháp giải: Nếu hai số có tổng bằng S và tích bằng P thì hai số đó là nghiệm của phương trình \({x^2} - Sx + P = 0\) (điều kiện \({S^2} - 4P \ge 0\)). Lời giải chi tiết: Hai số 3 và -5 có tổng là -2 và tích là -15 nên hai số là nghiệm của phương trình \({x^2} + 2x - 15 = 0\). Chọn B Câu 4 Trả lời Câu 4 trang 21 Vở thực hành Toán 9 Tổng bình phương các nghiệm của phương trình \({x^2} - 5x + 3 = 0\) là A. 5. B. 3. C. 19. D. 22. Phương pháp giải: + Tính \(\Delta \). + Viết định lí Viète ta có để tính \({x_1} + {x_2};{x_1}.{x_2}\). + Biến đổi \(x_1^2 + x_2^2 = {\left( {{x_1} + {x_2}} \right)^2} - 2{x_1}{x_2}\), từ đó tính được tổng bình phương các nghiệm. Lời giải chi tiết: Vì \(\Delta = {\left( { - 5} \right)^2} - 4.1.3 = 23 > 0\) nên phương trình đã cho có hai nghiệm phân biệt \({x_1}\) và \({x_2}\). Theo định lí Viète ta có: \({x_1} + {x_2} = 5;{x_1}.{x_2} = 3\) Ta có: \(x_1^2 + x_2^2 = {\left( {{x_1} + {x_2}} \right)^2} - 2{x_1}{x_2} = {5^2} - 2.3 = 19\) Chọn C Câu 5 Trả lời Câu 5 trang 21 Vở thực hành Toán 9 Nếu phương trình \({x^2} - 2mx - m = 0\) có một nghiệm là -1 thì nghiệm của lại là: A. 2. B. -2. C. -m. D. m. Phương pháp giải: Xét phương trình \(a{x^2} + bx + c = 0\left( {a \ne 0} \right)\). Nếu \(a - b + c = 0\) thì phương trình có một nghiệm là \({x_1} = - 1\), còn nghiệm kia là \({x_2} = - \frac{c}{a}\). Lời giải chi tiết: Vì \(x = - 1\) là một nghiệm của phương trình nên ta có nghiệm còn lại của phương trình là: \(x = \frac{{ - \left( { - m} \right)}}{1} = m\) Chọn D
|