Giải Bài tập Viết trang 27 sách bài tập Ngữ văn 7 - Chân trời sáng tạoKhi viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử, em cần đáp ứng những yêu cầu nào đối với kiểu bài?
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Khi viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử, em cần đáp ứng những yêu cầu nào đối với kiểu bài? Phương pháp giải: Dựa vào mục Yêu cầu đối với kiểu bài trong SGK để thực hiện câu hỏi Lời giải chi tiết: Khi viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử, em cần đáp ứng năm loại yêu cầu đối với kiểu bài: + Yêu cầu về sự việc: Sự việc được kể lại trong văn bản là có thật và liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử. + Yêu cầu về ngôi kể. Sử dụng người kể chuyện ngôi thứ nhất (xưng “tôi”) thuật lại sự việc theo một trình tự hợp lí. + Yêu cầu về thông tin, tư liệu. Các thông tin về sự việc, nhân vật/ sự kiện chọn lọc, xác thực, được cung cấp từ những nguồn tin cậy. + Yêu cầu về sự kết hợp các yếu tố: Văn bản có sử dụng các yếu tố miêu tả, kết hợp kể chuyện với miêu tả một cách hài hoà, tự nhiên. + Yêu cầu về bố cục: Bố cục bài viết cần đảm bảo: Mở bài: Giới thiệu sự việc có thật liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử. Thân bài. Thuật lại quá trình diễn biến của sự việc, chỉ ra mối liên quan giữa sự việc với nhân vật/ sự kiện lịch sử. Kết bài. Khẳng định ý nghĩa của sự việc; ý nghĩa, tác dụng của việc tìm hiểu về nhân vật/ sự kiện lịch sử đối với bản thân. Câu 2 Nhận xét về mức độ đáp ứng các yêu cầu đối với kiểu bài của văn bản Thăm đền thờ Nguyễn Trung Trực ở Kiên Giang. Phương pháp giải: Nhận xét về mức độ đáp ứng các yêu cầu đối với kiểu bài của văn bản Thăm đền thờ Nguyễn Trung Trực ở Kiên Giang. Lời giải chi tiết: Văn bản đã đáp ứng những tiêu chí sau: + Yêu cầu về sự việc: Sự việc được kể lại trong văn bản là có thật và liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử. + Yêu cầu về ngôi kể. Sử dụng người kể chuyện ngôi thứ nhất (xưng “tôi”) thuật lại sự việc theo một trình tự hợp lí. + Yêu cầu về thông tin, tư liệu. Các thông tin về sự việc, nhân vật/ sự kiện chọn lọc, xác thực, được cung cấp từ những nguồn tin cậy. + Yêu cầu về sự kết hợp các yếu tố: Văn bản có sử dụng các yếu tố miêu tả, kết hợp kể chuyện với miêu tả một cách hài hoà, tự nhiên. + Yêu cầu về bố cục: Bố cục bài viết cần đảm bảo Câu 3 a Thực hiện các yêu cầu dưới đây với đề bài: Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật/ sự kiện trong công cuộc khai khẩn mở mang vùng đất mới hay phát triển ngành nghề truyền thống tại địa phương mà em biết a. Xác định đề tài và nêu cách thu thập tư liệu đối với đề bài. Lời giải chi tiết: (1) Với yêu cầu “xác định đề tài” Trong hai phạm vi nội dung đề tài (công cuộc khai khẩn mở mang vùng đất mới hoặc phát triển ngành nghề truyền thông tại địa phương), em có thể chọn “sự việc” liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện để thuật lại theo gợi ý sau: - Sự việc liên quan đến nhân vật, sự kiện gần gũi trong tầm hiểu biết của em. - Sự việc thuận lợi cho em trong việc quan sát thực tế, tìm kiếm tư liệu, thông tin để chuẩn bị cho bài viết. Đây cũng chính là cơ sở để em giải thích lí do chọn đề tài (hoạt động sẽ thuyết minh trong bài viết) của mình. (2) Với yều cầu “nêu cách thu thập tư liệu” của đề bài trên, em có thể gợi ra một vài định hướng như: Đi thực tế ở đâu?, Thu thập từ những nguồn nào?, Gặp những người nào mà em cho là liên quan đề tìm hiểu sự việc ?, Sử đụng công cụ hỗ trợ nào?,... trong khi thu thập tư liệu. Câu 3 b b. Đặt một số câu hỏi đề tìm ý cho bài viết theo yêu cầu của đề bài. Lời giải chi tiết: Em có thể định hướng việc tìm ý qua việc nêu và trả lời một số câu hỏi: - Có thể tìm thấy mối quan hệ giữa sự việc có thật và nhân vật sự kiện lịch sử liên quan qua các tư liệu, bằng chứng nào? - Bài viết chủ yếu dùng loại tư liệu thu thập được từ nơi người viết tham quan hay qua sách vở, báo chí, truyền thông, qua lời kể của các nhân chứng là người dân địa phương,... hay phối hợp các tư liệu ấy? - Có nên và có thể sử dụng tranh ảnh mình họa (chân dung nhân vật, ảnh hiện vật,...) trong bài viết? Sau đó ghi lại bất cứ ý tưởng nào nảy sinh trong quá trình thu thập tài liệu và tìm ý cho bài viết. c c. Lập dàn ý cho bài viết và tự nhận xét về mức độ phủ hợp giữa dàn ý với yêu cầu của đề bài. Lời giải chi tiết: c. Dựa vào sơ đồ dàn ý kiểu bài thuật lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật, sự kiện lịch sử dưới đây và lựa chọn, sắp xếp ý, cụ thể hoá thành dàn ý:
d d. Viết đoạn văn mở bài và đoạn văn khoảng 200 chữ triển khai một ý chính trong phần thân bài. Lời giải chi tiết: - Với yêu cầu viết đoạn văn mở bài, lưu ý đáp ứng hai ý cần có của mở bài: + Nêu được sự việc có thật liên quan đến nhân vật, sự kiện lịch sử mà văn bản sẽ thuật lại. - Với yêu cầu viết đoạn văn khoảng 200 chữ thuật lại một phần diễn biến của sự việc, em có thể chọn viết đoạn thuật lại một sự việc cụ thể nào đó, nhưng cần nêu được một số bằng chứng (tư liệu, trích dẫn lời nhân chứng,...) có liên quan đến nhân vật, sự kiện lịch sử. - Khi viết đoạn văn cần bám sát vào đàn ý và yêu cầu của đề bài, tránh lạc đề. * Đoạn văn mẫu tham khảo: a. Đoạn mở bài: Tháng tư vừa rồi, trường em có tổ chức một buổi tham quan nằm trong chuỗi hoạt động ngoại khóa của trường. Điểm đến lần này là Đền Hùng tại Việt Trì-Phú Thọ. Đây là nơi thờ phụng các đời Vua Hùng và tôn thất của nhà vua. Nơi đây gắn với Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức hàng năm vào ngày 10 tháng 3 Âm lịch. Đây là một dịp để thế hệ con cháu đến viếng đền, tưởng nhớ đến những người đã có công dựng nước. b. Đoạn triển khai ý chính: Dưới chân núi là khung cảnh uy nghiêm, hùng vĩ của núi Nghĩa Lĩnh với rừng cây và sương mù bao phủ. Nơi thờ các vị vua được đặt trên núi với ba đền chính là đền Hạ, đền Trung và đền Thượng. Đền Hạ tương truyền là nơi mẹ Âu Cơ đẻ ra một bọc trăm trứng. Trăm trứng ấy đẻ ra trăm người con, năm mươi người theo cha xuống biển, bốn chín người theo mẹ lên núi. Người con ở lại làm vua, lấy tên là Hùng Vương (thứ nhất). Đền Trung là nơi các vị vua họp bàn chính sự. Đền Thượng là lăng thờ Hùng Vương thứ sáu. Lễ hội đền Hùng được tổ chức hàng năm bao gồm những hoạt động văn hóa, văn nghệ mang tính chất nghi thức truyền thống và những hoạt động văn hóa dân gian khác… Các hoạt động văn hóa mang tính chất nghi thức còn lại đến ngày nay là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Dưới tán lá mát rượi của những cây trò, cây mỡ cổ thụ và âm vang trầm bổng của trống đồng, đám rước như một con rồng uốn lượn trên những bậc đá huyền thoại để tới đỉnh núi Thiêng. Câu 3 đ đ. Dựa vào bảng kiểm trong SGK để đánh giá, nhận xét hai đoạn văn đã viết và rút kinh nghiệm để viết các đoạn còn lại nhằm hoàn chỉnh bài viết khi có điều kiện. Lời giải chi tiết: - Bảng kiểm thường được dùng để đánh giá một văn bản hoàn chỉnh. Tuy vậy, em vẫn có thể trích ra một số tiêu chí liên quan đến kĩ năng viết đoạn mở bài, đoạn thân bài và kĩ năng kể lại sự việc có thật nói chung từ bảng kiểm để đánh giá đoạn mở bài và đoạn thân bài. Chẳng hạn, với đoạn mở bài có thể tự đánh giá theo tiêu chí sau:
Với các đoạn văn thuộc phân thân bài có thể tự đánh giá theo tiêu chí sau:
- Em cần sắp xếp thời gian tiếp tục phát triển dàn ý đã lập thành bài viết hoàn chỉnh, dùng bảng kiểm kĩ năng kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử để tự đánh giá kĩ năng viết của bân thân.
|