Giải Bài tập Tiếng Việt trang 64 sách bài tập Ngữ văn 7 - Chân trời sáng tạoNối các từ ngữ có ý nghĩa giống nhau ở 2 cột. Xác định từ ngữ địa phương theo vùng miền bằng cách đánh dấu chéo (X) vào bảng sau:
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Nối các từ ngữ có ý nghĩa giống nhau ở 2 cột.
Phương pháp giải: Dựa vào phần Thực hành Tiếng Việt trong SGK và kiến thức của bản thân nối những từ có ý nghĩa tương đương nhau Lời giải chi tiết: 1đ; 2c; 3d; 4b; 5a. Câu 2 Xác định từ ngữ địa phương theo vùng miền bằng cách đánh dấu chéo (X) vào bảng sau:
Phương pháp giải: Dựa vào thực hành Tiếng việt trong SGK và những hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết:
Câu 3 Tìm các từ ngữ địa phương trong đoạn văn sau và giải thích nghĩa của chúng: Người nhà quê hồi mình con nít toàn người nghèo, sân nhà quê hồi ấy cũng rặt sân đất, nên nhà nào cũng cặm cái giàn trước nhà, suốt sáu tháng mưa, sân chìm trong nước cũng có chỗ mà đem phơi củi, hay gối, chiếu. Những ngày hứng nắng trên giàn luôn có thứ gì đó ngóng nắng, khi cám mốc, khi thì mớ bột gạo thừa trong lúc làm bánh, khi thì mớ cơm nguội hay mớ lá dừa khô dùng để nhen lửa, mấy trái đậu bắp già làm giống cho mùa sau,... Phơi trên giàn mọi thứ khô mau, vì nắng ngun ngút trên mặt, gió lộng phía lưng. Phương pháp giải: Xác định đúng từ ngữ địa phương và giải nghĩa chúng Lời giải chi tiết: * Các từ ngữ địa phương được gạch chân: Người nhà quê hồi mình con nít toàn người nghèo, sân nhà quê hồi ấy cũng rặt sân đất, nên nhà nào cũng cặm cái giàn trước nhà, suốt sáu tháng mưa, sân chìm trong nước cũng có chỗ mà đem phơi củi, hay gối, chiếu. Những ngày hứng nắng trên giàn luôn có thứ gì đó ngóng nắng, khi cám mốc, khi thì mớ bột gạo thừa trong lúc làm bánh, khi thì mớ cơm nguội hay mớ lá dừa khô dùng để nhen lửa, mấy trái đậu bắp già làm giống cho mùa sau,... Phơi trên giàn mọi thứ khô mau, vì nắng ngun ngút trên mặt, gió lộng phía lưng. * Nghĩa của các từ: - Hồi (từ địa phương miền Nam): lúc, khi. - Con nít (từ ngữ địa phương miền Nam): trẻ con. - Cặm: (từ địa phương miền Nam): dựng. - Trái (từ địa phương miền Nam): quả. - Mau (từ địa phương miền Nam): nhanh Câu 4 Chỉ ra đặc điểm của văn bản mạch lạc trong đoạn trích dưới đây: Đã có lúc ngồi nhìn người hàng cốm xẻ từng mẻ cốm sang chiếc lá sen to để gói lại cho khách hàng, tôi đã tẩn mẩn ngẫm nghĩ nhiều. Ờ mà thật vậy, sao cứ phải là lá sen mới gói được cốm? Mà sao cứ phải là rơm tươi của cây lúa mới đem buộc được gói cốm? Có một khi tôi đã thử tưởng tượng người ta dùng giấy bóng kính tốt đẹp đểgói cốm và dùng dây lụa để buộc gói cốm, nhưng mới thoáng nghĩ như thế, tôi đã thấy tất cả một sự lố lăng, tất cả một sự thô kệch, nói tóm lại là tất cả một sự... khó thương! Còn gì là cốm nữa! Làm vậy, cốm có còn là cốm đâu! Cốm, một món quà trang nhã của Thần Nông đem từ những đồng quê bát ngát của tổ tiên ta lại cho ta, không thể khứng chịu được những cái gì phàm tục. Vì thế, ăn miếng cốm cho ra miếng cốm, người ta cũng cần phải tỏ ra một chút gì thanh lịch, cao quý; phải biết tiếc từng hạt rơi, hạt vãi, và nhất là phải ăn từng chút một, lấy ngón tay nhón lấy từng chút một, chứ không được phũ phàng. (Vũ Bằng, Cốm Vòng) Phương pháp giải: Xem lại đặc điểm của văn bản mạch lạc trong SGK và trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: Vũ Bằng đã triển khai vấn đề từ nhỏ (lá sen và rơm tươi gói cốm) đến lớn (món quà trang nhã mà tổ tiên truyền lại), từ cụ thể (cốm phải ra cốm) đến khái quát (sự thanh lịch, cao quý trong thưởng thức). Đây là một trình tự hợp lí của các ý, thể hiện qua trình tự hợp lí của câu, của đoạn. Câu 5 Tính mạch lạc đã được thể hiện trong đoạn trích dưới đây như thế nào? Chân rõ ràng không mỏi, nhưng tâm rã rời, cứ chạy theo đeo đuổi miết trên những giàn phơi. Hụt hơi, chới với. Có lần về nhà kêu má Tết này làm những món này này, những món mà mình nhìn thấy mang theo trên suốt chặng đường từ nhà ngoại về. Má cười, người ta có đâu có nghĩa là mình phải có. Mình dại hơn cả tuổi mười ba, không hiểu câu đó mấy, nên vẫn muốn má bày thật nhiều thứ trên giàn phơi nhà mình, chớ không phải còm nhom chút dưa kiệu, dưa hành, chút chuối khô,... Nên Chạp sau mình vân nhắc, má lại nói ta đâu cần phải có cái mà người ta có. Cũng may qua mỗi Chạp mỗi mùa phơi mình mỗi lớn, bài học của người của ta má không nhắc nữa, mình bỗng bâng quơ nhớ. Nhận ra trên giàn cũng phơi những thân phận người. Ngó qua khoảng sân đã rợp những cây mông gà, vạn thọ biết ai ăn Tết lớn ai chị đìu hiu, như ngó qua cái sào phơi quần áo biết nhà ai đông, nhà ai đơn chiếc, ai khả giả, ai nghèo. Nắng gió khiến mọi niềm vui, nỗi buồn bày ra như một cuộc diễu hành, không che giấu khách qua đường. Căn chòi của bà già chèo đò hay chở mình qua sông trồng mãi, cho đến ngày cuối Chạp bỗng trên đồng củi có phơi vài tàu lá chuối, biết tối nay trên sân nhỏ bà sẽ ngồi canh nồi bánh tét đến giao thừa. Mình bỗng nghe nhẹ nhõm khi nhìn theo bóng nhỏ đưa chiếc đò về bên kia sông. Chật vật mấy, cuối Chạp cũng có cái đem phơi, đem nhuộm nắng, cũng có bụi bông vạn thọ, và bông trang, bông lồng đèn nở rực rỡ trên rào... Phương pháp giải: Xem lại tính mạch lạc trong SGK và trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: Tính mạch lạc đã được thể hiện trong đoạn trích qua sự kết nối ý tứ, cảm xúc giữa các đoạn, từ “Chân rõ ràng không mỏi, nhưng tâm rã rời, cứ chạy theo đeo đuổi miết trên những giàn phơi” thể hiện sự theo đuổi giá trị vật chất cho đến “má lại nói ta đâu cần phải có cái mà người ta có” thể hiện sự nhắc nhở của người lớn, cho đến “Mình bỗng nghe nhẹ nhõm khi nhìn theo bóng nhỏ đưa chiếc đò về bên kia sông” thể hiện sự trưởng thành của cái tôi và cuối cùng kết lại bằng sự hài lòng với những điều giản đị trong cuộc sống: “Chật vật mấy, cuối Chạp cũng có cái đem phơi, đem nhuộm nắng, cũng có bụi bông vạn thọ, và bông trang, bông lồng đèn nở rực rỡ trên rào...". Câu 6 Liệt kê ít nhất 5 từ ngữ địa phương ở vùng miền em sống, sau đó tìm các từ ngữ đồng nghĩa ở các địa phương khác Phương pháp giải: Dựa vào sự hiểu biết của bản thân đưa ra 5 từ ngữ địa phương và tìm ra những từ đồng nghãi với chúng ở những địa phương khác Lời giải chi tiết:
|