Giải Bài tập đọc hiểu: Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập trang 32 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Cánh diềuTải vềGiải Bài tập đọc hiểu: Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập trang 32 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Cánh diều Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tải về
Câu 1 Trả lời câu hỏi 1 Bài tập đọc hiểu: Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập, SBT trang 32 Ngữ văn 6 Cánh diều Yếu tố nào sau đây không có trong văn bản Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập? A. Nhan đề văn bản B. Sa pô C. Các thông tin chính D. Các số thứ tự đánh dấu thông tin Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản trong SGK Lời giải chi tiết: Đáp án D Câu 2 Trả lời câu hỏi 2 Bài tập đọc hiểu: Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập, SBT trang 32 Ngữ văn 6 Cánh diều Nhận định nào đúng về các câu trong văn bản? A. Các câu đều có vị ngữ là một động từ. B. Các câu đều có vị ngữ là một tính từ. C. Các câu đều có vị ngữ được mở rộng. D. Các câu đều có từ hai vị ngữ trở lên. Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản trong SGK Lời giải chi tiết: Đáp án C Câu 3 Trả lời câu hỏi 3 Bài tập đọc hiểu: Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập, SBT trang 32 Ngữ văn 6 Cánh diều Theo em, trong văn bản, phương thức tự sự có được tác giả sử dụng không? Nếu có, hãy nêu tác dụng của phương thức đó. Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản trong SGK Lời giải chi tiết: - Trong văn bản có sử dụng phương thức tự sự. - Tự sự là phương thức chủ yếu được sử dụng để tác giả thuật lại sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Tuyên ngôn Độc lập, giúp người đọc hình dung được quá trình Người viết văn bản đó, những việc Người đã làm để hoàn thành bản Tuyên ngôn Độc lập. Câu 4 Trả lời câu hỏi 4 Bài tập đọc hiểu: Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập, SBT trang 32 Ngữ văn 6 Cánh diều (Câu hỏi 3, SGK) Ghi lại mỗi thông tin cụ thể trong phần (2) của văn bản (tương ứng với từng mốc thời gian) bằng một câu:
Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản trong SGK Lời giải chi tiết:
Câu 5 Trả lời câu hỏi 5 Bài tập đọc hiểu: Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập, SBT trang 33 Ngữ văn 6 Cánh diều (Câu hỏi 5, SGK) Em thấy thông tin nào trong văn bản cần chú ý nhất? Vì sao? Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản trong SGK Lời giải chi tiết: Trong văn bản cần chú ý nhất tới thông tin Bác đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Vì đây là dấu mốc quan trọng nhất, khẳng định nền độc lập, nhân quyền cũng như chủ quyền của toàn dân tộc Việt Nam. Là một đất nước có tên riêng, thể chế riêng, lãnh thổ riêng. Câu 6 Trả lời câu hỏi 6 Bài tập đọc hiểu: Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập, SBT trang 33 Ngữ văn 6 Cánh diều (Câu hỏi 6, SGK) Tờ lịch bên nhắc đến sự kiện lịch sử nào và cho em biết những thông tin gì về sự kiện ấy? Cách trình bày thông tin về sự kiện lịch sử ở tờ lịch này có gì khác với văn bản Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập”. Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản trong SGK và đọc kĩ tờ lịch, các mốc thời gian, địa điểm, sự kiện Lời giải chi tiết: - Tờ lịch nhắc đến sự kiện lịch sử ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam 2-9-1945. - Qua tờ lịch em biết những thông tin về sự kiện ấy: + Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 2-9-1945, Bác Hồ thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra đất nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. + Bản tuyên ngôn khẳng định Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập. + Toàn thể dân tộc quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy. - Cách trình bày thông tin về sự kiện lịch sử: + Tờ lịch: Trình bày ngắn gọn theo hình thức một đoạn văn, tập trung sự kiện, ý nghĩa của ngày 2-9-1945 + Văn bản Hồ Chí minh và “Tuyên ngôn Độc lập”: Trình bày theo các dấu mốc sự kiện lịch sử dẫn tới ngày 2-9-1945, đem đến cái nhìn chi tiết cụ thể, theo dốc mốc thời gian dẫn tới sự kiện lịch sử đó. Bên cạnh đó là hình ảnh minh họa thu hút người đọc. HocTot.Nam.Name.Vn
|