Giải Bài tập đọc hiểu: Buổi học cuối cùng trang 12 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diềuPhương án nào nêu đúng cách hiểu nhan đề Buổi học cuối cùng? Nêu lên những biểu hiện khác thường mà chú bé Phrăng quan sát và cảm nhận được về “buổi học cuối cùng”. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Câu 1 (trang 12, SBT Ngữ văn 7, tập 1) Phương án nào nêu đúng cách hiểu nhan đề Buổi học cuối cùng? A. Buổi học kết thúc năm học tại ngôi trường của chú bé Phrăng ở vùng An-dát và Lo-ren B. Buổi học cuối cùng dạy tiếng Pháp của thầy Ha-men, trước khi trường phải dạy bằng tiếng Đức C. Buổi học cuối cùng của chú bé Phrăng trước khi quân Đức vào chiếm đóng vùng An-dát và Lo-ren D. Buổi học cuối cùng của chú bé Phrăng trước khi chuyển đến trường mới Phương pháp giải: Chú ý nhan đề, đọc nội dung văn bản Lời giải chi tiết: Đáp án B Câu 2 Câu 2 (trang 12, SBT Ngữ văn 7, tập 1) Nêu lên những biểu hiện khác thường mà chú bé Phrăng quan sát và cảm nhận được về “buổi học cuối cùng”. Phương pháp giải: Đọc kĩ phần (1), (2) của văn bản và chú ý bối cảnh của buổi học: khung cảnh buổi sáng, người dân đọc cáo thị, không khí lớp học, cách ăn mặc và thái độ của thầy Ha-men; ngoài lớp học có gì khác Lời giải chi tiết: + Quang cảnh trường bình lặng như một buổi sáng chủ nhật. + Không khí lớp học có cái gì đó khác thường, trang trọng. + Thành phần tham dự lớp học cũng khác: có cả những người dân làng, ai nấy đều có vẻ buồn rầu, thầy Ha-men ăn mặc trang trọng hơn mọi ngày: mặc chiếc áo ranh đơ gốt màu xanh, diềm lá sen, gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu mà thầy chỉ dung trong những hôm thanh tra hoặc phát phần thưởng. + Thái độ của thầy Ha–men cũng khác: Phrang đi trễ nhưng thầy vẫn nhẹ nhàng nhắc nhở cậu bé vào chỗ. Giọng nói của thầy vô cùng xúc động và trang nghiêm. Thầy bước lên bục giảng với giọng nói dịu dàng và trang nghiêm. Câu 3 Câu 3 (trang 12, SBT Ngữ văn 7, tập 1) (Câu hỏi 3, SGK) Phân tích một số chi tiết cụ thể (suy nghĩ, cách nhìn nhận về thầy Ha-men và thái độ đối với việc học tiếng Pháp) để làm rõ diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” trong “buổi học cuối cùng”. Phương pháp giải: Chú ý diễn biến tâm trạng thể hiện qua những suy nghĩ, cách nhìn nhận về thầy Ha-men và thái độ đối với việc học tiếng Pháp của chú bé Lời giải chi tiết: Ban đầu, chú bé Phrăng rất sợ vì đi học muộn, khi nhân thấy: "Thấy Ha-nen đi đi lại lại với cây thuốc sắt khủng khiếp kẹp dưới nách. Phải mở cửa đi vào giữa sự lặng ngắ đó, các bạn tưởng tượng xem tôi đỏ mặt tía tai và sợ đến chứng nào?". Sau đó, lại thấy: “Thế mà không. Thầy Ha-men nhìn tôi chẳng giận dữ và bảo tôi thật dịu tháng …”. Tiếp theo là liên tiếp những ngạc nhiên: ngạc nhiên “nhận ra thầy giáo chúng tôi mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt”; “Nhưng điều làm tôi ngạc nhiên hơn cả, là trông thấy ở phía cuối lớp, trên những hàng ghế thường bỏ trống...". Rồi sau đó, chú bé choáng váng sau khi “thầy Ha-men đã bước lên bục, rồi vẫn với giọng dịu dàng và trang trọng như lúc tôi mới vào”, thầy thông báo về sự kiện theo lệnh “từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát và Lo-ren... Thầy giáo mới ngày mai sẽ đến. Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con.”. Tử việc hiểu ra cái mệnh lệnh của “Quân khốn nạn ... vừa niêm yết ở trụ sở xã.”, chú bé ngồi suy nghĩ và thấy ân hận vì chuyện học tiếng Pháp của mình, tư nhiên chú cảm thấy: “Những cuốn sách vừa nãy tôi còn thấy chán ngán đến thế, mang nặng đến thế, quyển ngữ pháp, quyển thánh sử của tôi giờ đây dường như những người bạn cố tri mà tôi sẽ rất đau lòng phải giã từ. Cũng giống như thầy Ha-men. Cứ nghĩ thầy sắp ra đi và tôi không còn được gặp thầy nữa, là tôi quên cả những lúc thầy phạt, thầy vụt thước kẻ.”. Rồi cứ thế, chú ngồi nghĩ mông lung, cho đến khi thầy Ha-men gọi tên chú đọc bài, nhưng chú đã lúng túng, đọc không to và dõng dạc, “cứ đứng đung đưa người trước chiếc ghế dài, lòng rầu rĩ, không dám ngẩng đầu lên”. Cuối cùng, chú như bừng tỉnh sau khi nghe lời thầy Ha-men nói về tiếng Pháp: “đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó”. Từ giờ phút ấy, Phrăng như thay đổi hoàn toàn về tinh thần và thái độ học tiếng Pháp: “Rồi thầy cầm một quyển ngữ pháp và đọc bài học cho chúng tôi. Tôi kinh ngạc thấy sao mình hiểu đến thế. Tất cả những điều thầy nói, tôi thấy thật dễ dàng, dễ dàng. Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế, và cả thầy giáo nữa, chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến thế”. Thái độ và tình yêu tiếng Pháp hết mực của chú bé được thể hiện ở các chi tiết trong giờ tập viết, tất cả đều hết sức tập trung, “ngay cả những trò nhỏ nhất cũng vậy, chúng đang cặm cụi vạch những nét sổ với một tấm lòng, một ý thức, như thế trong suy nghĩ rất ngây thơ mà đáng trân trọng của chú bé khi nghĩ đến tiếng chim bồ câu gù trên mái nhà trường: “...chim bồ câu gù thật khẽ, và tôi vừa nghe vừa tự nhủ: “Liệu người ta có bắt cả chúng nó cũng phải hót bằng tiếng Đức không nhỉ?”. Phrăng sợ rằng khi tất cả phải học và nói bằng tiếng Đức, thì đến tiếng chim gù cũng phải là tiếng Đức. Kết thúc phần (4), Phrăng nghĩ: “Ôi! Tôi sẽ nhớ mãi buổi học cuối cùng này!”. Đây chính là biểu hiện rõ nhất tâm trạng và tình cảm, thái độ của chú bé đối với tiếng Pháp. Câu 4 Câu 4 (trang 12, SBT Ngữ văn 7, tập 1) (Câu hỏi 4, SGK) Đọc phần (5) của văn bản Buổi học cuối cùng, liệt kê các chi tiết miêu tả thầy Ha-men (về hành động, ngôn ngữ, ngoại hình). Các chi tiết này đã giúp tác giả khắc hoạ được tâm trạng gì của thầy Ha-men? Phương pháp giải: Chú ý các chi tiết trong phần (5) Lời giải chi tiết: Trong phần (5) có nhiều chi tiết miêu tả đặc sắc: thầy Ha-men “người tái nhợt”, “nghẹn ngào, không nói được hết câu”, “cầm một hòn phấn và dằn mạnh hết sức, thầy cố viết thật to: NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM!” và “đầu dựa vào tường”, “chẳng nói”, chỉ “giơ tay ra hiệu”,… Đây là những chi tiết rất cảm động về thầy Ha-men ở những giây phút cuối cùng của buổi học. Tiếng “đồng hồ nhà thờ điểm mười hai giờ” và “tiếng kèn của bọn lính Phổ đi tập về vang lên ngoài cửa sổ” như báo hiệu giờ phút kết thúc của buổi học, cũng là giờ phút chấm dứt việc dạy và học bằng tiếng Pháp ở cả vùng. Ở vào thời điểm ấy, nỗi đau đớn, sự xúc động trong lòng thầy Ha-men đã lên tới cục điểm và bộ lộ ra trong những cử chỉ, hành động khác thường. Nhưng chính vào giây phút ấy, cậu học trò Phrăng “chưa bao giờ cảm thấy thầy lớn lao đến thế”. Hành động ấy của thầy như muốn khẳng định nước Pháp không thể sụp đổ, tiếng Pháp không thể mất đi. Hành động ấy là sự thể hiện một cách sâu sắc nhất, thiêng liêng nhất tình yêu Tổ quốc thiết tha và sâu lắng của thầy Ha-men. Câu 5 Câu 5 (trang 12, SBT Ngữ văn 7, tập 1) (Câu hỏi 5, SGK) Câu chuyện đã gợi lên trong em những suy nghĩ và tình cảm như thế nào? Em rút ra bài học gì cho bản thân sau khi học xong truyện? Phương pháp giải: Nêu ý kiến cá nhân của em Lời giải chi tiết: Buổi học cuối cùng là một câu chuyện tự nhiên, chân thực và cảm động, chứa đựng ý nghĩa thật sâu xa. Có thể coi truyện ngắn này là bài ca về lòng yêu nước không chỉ của dân tộc Pháp mà là của chung các dân tộc trên toàn thế giới. Thông qua truyện, tác giả khẳng định rằng: muốn giữ vững được chủ quyền độc lập tự do của đất nước, trước hết mỗi người dân phải có ý thức giữ gìn và bảo vệ tài sản tinh thần vô giá mà tổ tiên, ông cha để lại: đó là ngôn ngữ, là tiếng nói thiêng liêng của dân tộc tự bao đời. Câu 6 Câu 6 (trang 12,13 SBT Ngữ văn 7, tập 1) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Xong bài giảng, chuyển sang viết tập. Thầy Ha-men đã chuẩn bị cho ngày hôm đó những tờ mẫu mới tinh, trên có viết bằng chữ rông thật đẹp: Pháp, An-dát, Pháp, An-dát. Những tờ mẫu treo trước bàn học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới khắp xung quanh lớp. Ai nấy đều chăm chú hết sức và cứ im phăng phắc! Chỉ nghe thấy tiếng ngòi bút sột soạt trên giấy. Có lúc, những con bọ dừa bay vào nhưng chẳng ai để ý, ngay cả những trò nhỏ nhất cũng vậy, chúng đang cặm cụi vạch những nét sổ với một tấm lòng, một ý thức, như thể cái đó cũng là tiếng Pháp... Trên mái nhà trường, chim bồ câu gù thật khẽ, và tôi vừa nghe vừa tự nhủ: – Liệu người ta có bắt cả chúng nó cũng phải hót bằng tiếng Đức không nhỉ? a) Nội dung chính của đoạn trích là gì? b) Tác giả muốn làm nổi bật điều gì qua đoạn trích này? c) Em thích chi tiết nào trong đoạn trích? Vì sao? Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích và trả lời các câu hỏi Lời giải chi tiết: a. Nội dung chính của đoạn trích là miêu tả lại không khí của giờ tập viết tiếng Pháp trong buổi học cuối cùng b) Với đoạn trích này, tác giả muốn làm nổi bật tình yêu tiếng mẹ đẻ của các em học sinh sau khi được thầy Ha-men truyền giảng. Với các em, tiếng Pháp là tất cả: “Ai nấy đều chăm chú hết sức và cứ im phăng phắc! Chỉ nghe thấy tiếng ngòi bút sột soạt trên giấy. Có lúc, những con bọ dừa bay vào nhưng chẳng ai để ý, ngay cả những trò nhỏ nhất cũng vậy, chúng đang cặm cụi vạch những nét sổ với một tấm lòng, một ý thức, như thể cái đó cũng là tiếng Pháp...”. Tác giả dùng cái động để nói về cái tĩnh (tiếng ngòi bút chạy trên giấy, tiếng côn trùng bay vào cửa sổ, tiếng bồ câu gù khẽ,... làm nổi bật không khí trang nghiêm, yên lặng khác thường của lớp học); đến lượt cái tĩnh ấy lại là nền cho những xao động cuộn sóng trong lòng người về buổi học cuối cùng, về tình cảnh mất chủ quyền đất nước, mất cả tiếng nói của cha ông, quyền dạy và học tiếng nói của dân tộc mình...
|