Giải bài tập Chuyện cơm hến trang 64 vở thực hành ngữ văn 7Những chi tiết cho thấy cơm hến là một món ăn bình dân. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Bài tập 1 Bài tập 1 (trang 64 VTH Ngữ văn lớp 7 Tập 1) Những chi tiết cho thấy cơm hến là một món ăn bình dân. Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích, tìm những câu, chi tiết có trong văn bản nói về các nguyên liệt làm cơm hến, cách người dân thưởng thức cơm hến Lời giải chi tiết: Những chi tiết cho em thấy cơm hến là món ăn bình dân: - Tôi xin giới thiệu một ngày “Hạnh phúc trời hành” của dân Huế tui, bắt đầu bằng món cơm hến. Những món ăn Huế như bún bò, cháo lòng, … bây giờ trở thành phố biển khắp nơi (dù đã mất đi bản chất cay của nó) chỉ món cơm hến này là không nơi nào có. Bài tập 2 Bài tập 2 (trang 65 VTH Ngữ văn lớp 7 Tập 1) Đặc điểm phong cách ăn uống của người Huế thể hiện qua món cơm hến: Phương pháp giải: Món cơm hến cho thấy đặc điểm gì trong phong cách ăn uống của người Huế? Lời giải chi tiết: Món cơm hến cho thấy đặc điểm trong phong cách ăn uống của người Huế: - Không bỏ đi món cơm nguội, củng cố quan niệm rằng trên đời chẳng có một vật gì đáng phải bỏ đi. - Rất kiên định trong lập trường ăn uống của mình. Bài tập 3 Bài tập 3 (trang 65 VTH Ngữ văn lớp 7 Tập 1) Những vấn đề được bàn tới trong văn bản Chuyện cơm hến: Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: Chuyện cơm hến không phải chỉ đơn giản là văn bản giới thiệu một món ăn. Tác giả còn bàn về nét riêng trong khẩu vị của người Huế, về sự giữ gìn một món ăn lâu đời. Bài tập 4 Bài tập 4 (trang 65 VTH Ngữ văn lớp 7 Tập 1) Lí do tác giả quan niệm “một món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hóa”. Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản từ “Trước hết, nói về cơm” ... “chỉ tạo nên những “đồ giả” Lời giải chi tiết: Tác giả cho rằng “một món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hoá” vì món ăn đặc sản phải cần được bảo tồn và giữ gìn, không thể để có các ý đồ cải biện, phá phách. Bài tập 5 Bài tập 5 (trang 65 VTH Ngữ văn lớp 7 Tập 1) Suy nghĩ của em về ý thức giữ gìn giữa bản sắc văn hóa của người dân địa phương qua hình ảnh chị bán hàng cùng gánh cơm hến và bếp lửa: Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích từ “Tôi nhớ lần ấy…theo bước chân người…” và nêu cảm nhận về ý thức gìn gữ bản sắc văn hóa của cư dân bản địa Lời giải chi tiết: Hình ảnh chị bán hàng cùng gánh cơm hến và bếp lửa gợi cho thấy người dân Huế đang hết lòng giữ gìn bản sắc văn hoá. Cho dù món ăn có phức tạp, nhiều công đoạn nhưng nó vẫn luôn được mọi người trân trọng và bảo tồn. Bài tập 6 Bài tập 6 (trang 65 VTH Ngữ văn lớp 7 Tập 1) Những từ ngữ cho thấy lời văn của bài tản văn Chuyện cơm hến giống như lời tác giả đang trò chuyện với bạn đọc: Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản, xác định những cụm từ, những cách diễn đạt có tính chất khẩu ngữ, nhất là khẩu ngữ của người Huế Lời giải chi tiết: Những từ ngữ cho thấy lời văn của bài tản văn “Chuyện cơm hến” giống như lời tác giả đang trò chuyện với bạn đọc: - Trươc hết, nói về cơm hến. - Xin tiếp tục chuyện cơm hến. - Tôi nhớ lần ấy, … Bài tập 7 Bài tập 7 (trang 65 VTH Ngữ văn lớp 7 Tập 1) Cảm nhận về cái tôi tác giả thể hiện trong Chuyện cơm hến: Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản và nêu cảm nhận của mình về cái tôi tác giả Lời giải chi tiết: Cái tôi của tác giả được thể hiện trong “Chuyện cơm hến” rất thẳng thắn và chân thực. Điều này thể hiện trong những quan điểm mà tác giả đưa ra về món cơm hến. Bài tập 8 Bài tập 8 (trang 65 VTH Ngữ văn lớp 7 Tập 1) Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về một nét sinh hoạt thể hiện vẻ đẹo của con người và truyền thống văn hóa nơi em đang sống. Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức của mình về một nét sinh hoạt truyền thống đặc sắc ở địa phương em Gợi ý: - Nét sinh hoạt truyền thống văn hóa đó là gì? - Nét sinh hoạt, truyền thống văn hóa đó có gì đặc biệt? - Em có cảm nhận gì về nét sinh hoạt, truyền thống văn hóa đó? Lời giải chi tiết: Quê tôi là một làng quê nhỏ thuộc vùng ngoại ô thành phố, giống với những làng quê khác, nơi tôi sống cũng có những tập tục lễ hội rất riêng, một trong số đó là hội thi đấu vật. Hội thi đấu vật được tổ chức bốn năm một lần, vào tháng Giêng hàng năm. Trước mội trận đấu khoảng hai tuần, các đô vật từ khắp nơi sẽ đổ về nhà văn hoá làng tôi để đăng ký tham dự. Đến ngày thi đấu, các đô vật sẽ thể hiện hết khả năng và sức mạnh của mình để hạ gục đối thủ. Trong quá trình diễn ra hội thi, ta không chỉ được quan sát nhiều đô vật khoẻ mạnh, cường tráng mà còn được cảm nhận không khí hết sức náo nhiệt, đầy sôi động. Hội thi đấu vật vẫn được tiếp diễn qua từng năm, và ngày càng được mọi người trong làng quan tâm, yêu thích. Tôi tin rằng, nét đẹp truyền thống này sẽ còn tồn tại và tiếp tục phát triển.
|