Giải bài tập Bản tin về hoa anh đào trang 57 vở thực hành ngữ văn 7

Nhan đề Bản tin về hoa anh đào gợi lên những suy đoán về nội dung của bài tản văn:

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài tập 1

Bài tập 1 trang 57 VTH Ngữ văn 7 Tập 2

 

Nhan đề Bản tin về hoa anh đào gợi lên những suy đoán về nội dung của bài tản văn:

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, nêu suy đoán của mình hoặc nêu những khả năng suy đoán về nội dung tác phẩm

Lời giải chi tiết:

Nhan đề Bản tin về hoa anh đào gợi lên ở người đọc suy đoán rằng: văn bản sẽ đưa đến cho chúng ta thông tin hay các khía cạnh khác nhau của hoa anh đào.

Bài tập 2

Bài tập 2 trang 58 VTH Ngữ văn 7 Tập 2

Những từ ngữ thể hiện trực tiếp ý kiến đánh giá của tác giả đối với các bản tin nhỏ mà người bạn nhà báo đã viết về hoa anh đào.

Nhận xét của em về ý kiến đánh giá đó:

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và xác định

Lời giải chi tiết:

- Liệt kê những từ ngữ thể hiện trực tiếp ý kiến đánh giá của tác giả đối với các bản tin nhỏ mà người bạn nhà báo đã biết về hoa anh đào:

+ vô cùng ý nghĩa

+ nâng niu

+ nể phục

- Em nhận thấy tác giả đã đưa ra những ý kiến rất chân thành, nghiêm túc. Quan điểm đánh giá được dựa trên sự hiểu biết về tình hình báo chí và xã hội.

Bài tập 3

Bài tập 3 trang 58 VTH Ngữ văn 7 Tập 2

Tác giả cho rằng để viết một bản tin về hoa anh đào, người bạn của mình đã phải vượt qua nhiều “khó khăn”, “chướng ngại” vì:

Những “khó khăn”, “chướng ngại” được nêu lên đó cho ta biết cách sống và thái độ ứng xử với thiên nhiên của con người trong cuộc sống hiện đại:

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và xác định

Lời giải chi tiết:

- Tác giả cho rằng viết một bản tin về hoa anh đào, người bạn của mình đã phải vượt qua nhiều “khó khăn”, “chướng ngại” vì để cho ra đời một bài báo thì người kí giả phải cân nhắc đến rất nhiêu yếu tố: yêu cầu của toà soạn, tâm lí tiếp nhận của độc giả, cuộc tranh đâu giữa người viết khi muốn truyền tải một nội dung không phù hợp với xu thế hiện tại, …

- Những “khó khăn”, “chướng ngại” được nêu lên đó cho ta biết cách sống và thái độ ứng xử với thiên nhiên của con người trong cuộc sống hiện đại: con người đang bị cuốn theo một cuộc sống tấp nập, hối hả nên đã không còn để ý đến những vẻ đẹp đời thường của thiên nhiên. Con người dường như đang thờ ơ trước cái đẹp mà chỉ quan tâm đến những câu chuyện đời thường vặt vãnh.

Bài tập 4

Bài tập 4 trang 58 VTH Ngữ văn 7 Tập 2

Giữa tác giả và nhân vật được nói tới trong bài tản văn có sự đồng điệu về tâm hồn:

Điều đó thể hiện ở:

Phương pháp giải:

Chú ý những từ ngữ có thể nói lên sự đồng điệu giữa tác giả và người bạn của mình - một kí giả.

Lời giải chi tiết:

Sự đồng điệu về tâm hồn giữa tác giả và nhân vật được nói tới trong bài tản văn là khá đậm nét.

Điều đó thể hiện ở: Tác gỉả đã đặt mình vào vị trí người đọc để thể hiện tâm trạng háo hức chờ đợi những bản tin về hoa anh đào. Tác gỉả cũng đặt mình vào vị trí của một người viết để hiểu được những khó khăn, những trăn trở của kí giả. Vấn đề mà tác giả đề cập trong văn bản giờ đây không còn là vấn đề cá nhân nữa mà là của toàn xã hội. Văn bản mang đến hồi chuông cảnh tỉnh về lối sống của con người.

Bài tập 5

Bài tập 5 trang 58 VTH Ngữ văn 7 Tập 2

 Thông điệp chính mà tác giả muốn gửi tới người đọc qua tản văn Bản tin về hoa anh đào:

Phương pháp giải:

Chú ý những câu văn, chi tiết bộc lộ trực tiếp thái độ của tác giả

Lời giải chi tiết:

Tác giả muốn chúng ta hướng tới thái độ biết nâng niu cái đẹp của thiên nhiên, điều chỉnh thái độ sống hời hợt của mình để tìm được hạnh phúc đích thực và sự kết nối giao hoà với tạo vật xung quanh.

Bài tập 6

Bài tập 6 trang 58 VTH Ngữ văn 7 Tập 2

Suy nghĩ của em về điều mong muốn mà tác giả thể hiện ở đoạn cuối văn bản:

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn cuối của văn bản, gợi ý:

- Tác giả đã bộc lộ mong muốn gì?

- Em có đồng tình, chia sẻ với những điều được tác giả phát biểu không?

- Theo em, trong cuộc sống hiện nay, tâm hồn của con người đang “đói” những gì?

Lời giải chi tiết:

Tác giả mong muốn ngành báo chí cần có những thay đổi tích cực trong cách lựa chọn nội dung và phát triển nhân cách con người

close