Giải Bài tập 8 trang 46 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sốngĐọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Nét sinh hoạt nào của cư dân làng Vân được nói tới trong đoạn trích? Nếu những chi tiết miêu tả nét văn hoá độc đáo của làng Vân trong đoạn trích. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Làng Văn bị vây bọc quanh bởi nhiều con sông; và tôi nghĩ rằng đây là một thế đất cần thiết cho sự giữ bí quyết, bởi vì cho đến nay, chưa ai bắt chước đượcrượu làng Vân cả. Một đoàn những cụ già y phục dáng lễ hội đứng chờ chúng tôi,vẽ thành một hàng dài vui mắt ngay trên nền chiếu hoa trải thành hai hàng trên thềm nhà; trên đó bày đủ các thức ăn để nguội chừng đã lâu do chúng tôi đến trễ. Chúng tôi rủ nhau ngồi xuống chiếu trước những chai rượu Vẫn trong suốt. Một người nhà bưng ra những chiếc mâm đồng vàng ánh như còn mới, trên đó có chạm hoa văn nhỏ bằng đầu kim găm, lãm chấm phủ kín cả mặt đồng. Mỗi (Hoàng Phủ Ngọc Tường, Rượu làng Vân, in trong Miền gái đẹp, NXB Thuận Hoá, Thừa Thiên – Huế, 2001, tr, 28 – 30) Câu 1 Nét sinh hoạt nào của cư dân làng Vân được nói tới trong đoạn trích? Phương pháp giải: Đọc đoạn trích trong SBT và chỉ ra nét sinh hoạt của người dân làng Vân được nói đến trong đoạn trích Lời giải chi tiết: Nét sinh hoạt văn hóa được nói đến trong đoạn trích là cách tiếp khách của cư dân làng Vân. Câu 2 Nếu những chi tiết miêu tả nét văn hoá độc đáo của làng Vân trong đoạn trích. Phương pháp giải: Tìm ra những chi tiết miêu tả nét sinh hoạt văn hóa độc đáo của cư dân làng Vân trong đoạn trích. Lời giải chi tiết: Những chi tiết miêu tả nét sinh hoạt văn hóa độc đáo của cư dân làng Vân trong đoạn trích: + Một đoàn những cụ già y phục dáng lễ hội đứng trước chờ chúng tôi ...do chúng tôi đến trễ. + Một người nhà bưng ra những chiếc mâm đồng ... phủ kín cả mặt đồng + Mỗi mâm, có cụ già bê từng món thức ăn ... hạ thấp ngọn măng sông xuống. + Cụ già lại lấy ... hâm thức ăn. + Phực một tiếng, ánh lửa ... thực khách. Câu 3 Khung cảnh bữa tiệc đón khách ở làng Vân được miêu tả như thế nào? Phương pháp giải: Chỉ ra cách tác giả miêu tả khung cảnh đón tiếp khách ở làng Vân. Lời giải chi tiết: Khung cảnh đón tiếp khách ở làng Vân được chú trọng nhiều đến ánh sáng, âm thanh. Ánh sáng đèn được giảm tối đa để bừng lên ánh sáng của các mâm rượu. Ánh sáng nhảy múa trên gương mặt thực khách. Trong không gian đó, vẳng lên tiếng hát quan họ. Ngoài ra còn có những chai rượu Vân, những chiếc mâm đồng và hoạt động của con người. Câu 4 Việc các bậc cao niên trong làng tiếp khách thể hiện đặc điểm gì của người dân nơi đây? Phương pháp giải: Chỉ ra đặc điểm của người dân làng Vân qua chi tiết các cao niên tiếp khách. Lời giải chi tiết: Người dân làng Vân để cho các cao niên tiếp khách để thể hiện sự tôn trọng đối với khách. Bởi vì những vị cao niên là những người có nhiều kiến thức, kinh nghiệm và sự hiểu biết ở trong làng. Họ đón khách sẽ thể hiện được sự trang trọng và vẻ đẹp văn hóa của người làng Vân nhất. Do đó, đây là một cách biểu hiện nét đẹp văn hóa, sự mến khách của người làng Vân. Câu 5 Đọc đoạn trích, em cảm nhận được gì về thái độ ứng xử với văn hoá vùng miền của tác giả? Phương pháp giải: Đưa ra cảm nhận của bản thân về thái độ ứng xử với văn hóa vùng miền của tác giả. Lời giải chi tiết: Tác giả là người rất trân trọng và đề cao văn hóa vùng miền. Những dấu ấn về buổi tiếp khách ở làng Vân vẫn in đậm trong trí nhớ của tác giả. Điều đó cho thấy sự mến mộ, thích thú của tác giả trước nét đẹp văn hóa của con người làng Vân. Câu 6 Rượu làng Vân là loại rượu quê khả nổi tiếng. Có nhiều làng quê trên đất nước Việt Nam là những làng nghề chuyên sản xuất những sản phẩm truyền thống. Kể tên và chia sẻ nét văn hoá độc đáo của những làng nghề mà em biết. Phương pháp giải: Kể tên và chia sẻ nét văn hóa độc đáo của những làng nghề mà bản thân biết. Lời giải chi tiết: Em biết đến làng Vòng với nghề nổi tiếng là làm cốm. Cốm làng Vòng mang một hương vị rất riêng, thơm ngon và hấp dẫn. Hạt cốm dẻo, thơm mùi lá sen, ăn rất đậm vị. Đây là sản phẩm đặc trưng của một làng nghề văn hóa truyền thống của Hà Nội. Câu 7 Xác định các biện pháp hại từ được dùng trong câu văn dưới đây và nêu tác dụng của những biện pháp tu từ đó: Đã lâu rồi nhưng tôi không thể nào quên bữa tiệc hôm ấy ở làng Vân, với những vết sáng xanh biếc đầy bí ẩn nhảy múa trên gương mặt của những thực khách ngồi chim trong bóng tối; trông nó giống như một cuộc tiệc của một bộ lạc bản khai nào đó trong ảnh lửa rừng đêm thằm của lịch sử nhân loại. Phương pháp giải: Xác định biện pháp tu từ và chỉ ra tác dụng của biện pháp đó trong đoạn văn đưa ra ở SBT Lời giải chi tiết: Biện pháp tu từ được dùng ở câu văn này là nhân hoá và so sánh. + Nhân hóa: những vết sáng xanh biếc đầy bí ẩn nhảy múa trên gương mặt của những thực khách ngồi chìm trong bóng tối. + So sánh: trông nó giống như một cuộc tiệc của một bộ lạc bán khai nào đó trong ánh lửa rừng đêm thẳm của lịch sử nhân loại. Tác dụng: Cho thấy buổi tiếp khách ở làng Vân có ánh sáng rực rỡ, có tiếng cười nói vui vẻ và có cả những con người với thái độ nồng hậu đãi khách. Qua đây nhấn mạnh đến dấu ấn của tác giả về buổi tiếp khách làng Vân.
|