Giải Bài tập 6 trang 6 sách bài tập Ngữ văn 11 - Kết nối tri thứcNội dung trọng tâm của đoạn trích là gì? Đoạn trích có phát hiện gì đáng chú ý về giá trị của tác phẩm Vợ nhặt? Bạn nhận xét như thế nào về phát hiện đó. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi: Câu 1 Câu 1 (trang 7, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một): Nội dung trọng tâm của đoạn trích là gì? Phương pháp giải: Đọc kĩ lại đoạn trích và đưa ra nội dung chính của cả đoạn. Lời giải chi tiết: Nội dung trọng tâm: Vợ nhặt đã sáng tạo ra một tình huống độc đáo để bộc lộ đời sống tinh thần của những người cùng đinh ở thời điểm trước Cách mạng tháng Tám. Câu 2 Câu 2 (trang 7, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một): Đoạn trích có phát hiện gì đáng chú ý về giá trị của tác phẩm Vợ nhặt? Bạn nhận xét như thế nào về phát hiện đó. Phương pháp giải: Đọc kĩ lại đoạn trích và đưa ra điểm đáng chú ý. Từ đó rút ra nhận xét cá nhân. Lời giải chi tiết: - Phát hiện đáng chú ý là: Hành động liều lĩnh của cả hai nhân vật Tràng và thị đã tạo thành một gia đình thời tao loạn. → Đây là một phát hiện đặc biệt, góc nhìn mới lạ của tác giả về những người lao động bị dồn vào đường cùng. Câu 3 Câu 3 (trang 7, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một): Việc nêu bằng chứng của tác giả có đặc điểm gì đáng chú ý? Phương pháp giải: Đọc kĩ lại đoạn trích đặc điểm của việc đưa ra các bằng chứng cho những luận điểm đưa ra về giá trị của tác phẩm Vợ nhặt. Lời giải chi tiết: Đặc điểm của những bằng chứng: Đưa ra bằng chứng cùng với lời nhận xét, suy ra của chính tác giả, tạo nên sự liên kết giữa các bằng chứng. Câu 4 Câu 4 (trang 7, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một): Nhận xét về cách mở và kết đoạn của tác giả. Phương pháp giải: Đọc kĩ lại đoạn trích nhận xét về cách mở đầu và kết đoạn của tác giả. Lời giải chi tiết: Phần mở đầu tác giả đưa ra lời gợi mở về nội dung chính của vấn đề tác giả muốn trình bày là tình huống độc đáo và kết đoạn tác giả nêu cụ thể về vấn đề độc đáo là tâm lí người lao động bị dồn vào đường cùng.
|